CUỘC ĐỜI VỐN DĨ KHÔNG BẤT CÔNG, CHẲNG QUA LÀ BẠN CHƯA HIỂU LUẬT CHƠI THÔI!

(Tôi khuyên bạn dù là ai cũng nên đọc)
Cuộc đời giống như một trò chơi. Nếu muốn trở thành người thắng cuộc, bạn phải nắm trong tay những quy tắc chính của trò chơi này. Bằng không, bạn sẽ mãi cảm thấy cuộc đời này bất công với bạn mà thôi.
Từ trước đến nay, mọi người thường quan niệm: cuộc sống vốn dĩ không công bằng và tự an ủi bản thân rằng phải tập quen dần với điều đó. Cũng đúng là thế thật, ngoại trừ những người tài năng xuất chúng, người bình thường như chúng ta phải từng ngày vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống. Vậy nên, mọi người thường dễ cảm thấy cuộc đời này bất công.
Sự thật là, cuộc đời giống như một trò chơi, nhưng có mức độ phức tạp hơn. Người chơi sẽ cần đọc kỹ và hiểu đúng những quy tắc đã có trước khi bắt đầu vào cuộc chơi. Tác giả của bài viết này, ông Oliver Emberton – một cây bút nổi tiếng đồng thời còn là một nghệ sĩ đa tài – đã soạn ra 3 quy tắc chính của trò chơi mang tên “cuộc đời” này.
1. Quy tắc 1: Đời về căn bản là ganh đua
Bạn đang có một công việc ổn định tại công ty? Ngoài kia, không ít người đang cố dìm chết công ty của bạn. Bạn rất yêu mến công việc đó? Thời đại công nghệ lên ngôi, chẳng ai chắc rằng bạn sẽ không bị thay thế bởi lập trình máy tính cả? Chức vụ đó là vị trí bạn hằng mong ước? Hàng chục người khác cũng muốn như bạn và còn đang lên kế hoạch hành động trước cả bạn.
Dù không muốn nhưng mọi người phải thừa nhận rằng, tất cả chúng ta đều đang trong một cuộc tranh đua quyết liệt. Đó có thể là sự cạnh tranh từ bất cứ thứ gì – bạn bơi được xa hơn, nhảy đẹp hơn hoặc được nhiều like Facebook hơn.
“Chỉ cần cố gắng hết sức là được”, “Đối thủ lớn nhất của bạn là chính bạn”, đừng nghĩ những lời động viên thường nghe này là để xoa dịu bạn khỏi áp lực và căng thẳng. Thực chất, chúng có tác dụng ngược lại, nghĩa là thúc ép chúng ta cố gắng nhiều và nhiều hơn nữa. Nếu sống mà không cần phải ganh đua, chúng ta đã được khuyên nên bỏ cuộc ngay từ đầu.
Thế nên, đừng bao giờ tự tin nói rằng, mình chẳng cần đến cạnh tranh để có thể sống như ngày hôm nay. Bạn vẫn đang cố gắng học tốt để đạt điểm số cao, bạn vẫn đang mải miết làm việc để có thêm thu nhập hoặc bạn vẫn đang tìm cách tạo ấn tượng với người bạn thầm thích đó thôi.
Nếu vẫn nghĩ đây không phải ganh đua, thì đơn giản là bạn đã bị loại khỏi cuộc chơi này rồi. Mọi nhu cầu của con người đều sẽ khởi động “đường đua”. Và chiến thắng sẽ chỉ dành cho những ai thực sự chiến đấu vì nó.
2. Quy tắc 2: Người ta đánh giá bạn qua những thứ bạn làm được, không phải những thứ bạn nghĩ
Xã hội này thường đánh giá con người dựa trên những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn vừa cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, sơ cứu người bị tai biến hay đơn giản là có thể gây tiếng cười, mọi hành động của bạn sẽ được người khác “định giá” ngay lúc đó.
Sẽ chẳng có gì bàn cãi ở đây nếu bạn cũng đánh giá bản thân theo cách đó. Chúng ta chỉ đơn thuần tự tin cho rằng “tôi là người tốt”, hay “chắc chắn tôi sẽ làm được”. Bạn đánh giá bản thân theo cách nghĩ riêng của mình, nhưng đó không phải cách thế giới đang nhìn vào bạn.
Bạn tốt tính như thế nào, tài cán đến đâu, đam mê dữ dội ra sao, xã hội này không quan tâm. Điều họ quan tâm là bạn sẽ làm được gì cho thế giới. Thủ khoa tốt nghiệp Đại học nhưng lại thất nghiệp, thì cũng bằng không.
Mà cho dù chúng ta có làm tốt cỡ nào, ta cũng sẽ bị người đời soi mói và nhìn bằng góc nhìn phiến diện. Một nhân viên gác cổng cần mẫn sẽ chẳng được tung hô như một nhà đầu tư chứng khoán thành đạt. Một nhà nghiên cứu ung thư sẽ ít được quan tâm hơn dàn siêu mẫu chân dài. Vì sao vậy? Đó là bởi vì những tài năng đó là quý hiếm và được đón nhận bởi nhiều người hơn.
Mọi người luôn có niềm tin bất diệt rằng, tài năng của mình sớm muộn rồi sẽ tỏa sáng. Chỉ cần chăm chỉ và làm ra sản phẩm thật tốt, thế giới rồi sẽ biết đến mình… Nhưng trong thực tế, sự đón nhận của đám đông đơn giản chỉ là một hiệu ứng mạng lưới, tức là sức lan tỏa và ảnh hưởng càng lớn, thì bạn càng thành công.
Cứu một mạng người, bạn là anh hùng khu phố, nhưng chữa được bệnh ung thư, tên bạn đi vào huyền thoại. Viết một quyển sách cực hay nhưng không xuất bản, bạn chẳng là ai trên cõi đời này, nhưng nếu bạn là tác giả tiểu thuyết “Harry Potter”, cả thế giới đều phải ngưỡng mộ bạn.
Có thể bạn sẽ không thích nghe điều này: Bạn sẽ được đánh giá dựa trên những gì bạn có khả năng làm được và số lượng người được hưởng lợi từ điều bạn làm. Nếu không chịu chấp nhận sự thật đắng ngắt này, lúc nào bạn cũng thấy thế giới bất công với mình.
3. Quy tắc 3: Khái niệm công bằng của mỗi người liên quan mật thiết đến lợi ích cá nhân
Con người thích đặt ra những chuẩn mực đạo đức. Đó chính là lý do chúng ta cần trọng tài trong thi đấu hay thẩm phán trong tòa án. Chúng ta luôn phân định rõ đúng – sai trong mọi tình huống, và hy vọng thế giới sẽ tuân theo. Cha mẹ và thầy cô cũng dạy chúng ta điều đó từ khi còn nhỏ. Họ dạy ta điều hay, lẽ phải và thấm nhuần tư tưởng: cứ ngoan là sẽ có thưởng.
Nhưng trò chơi cuộc đời này đâu dễ dàng gì. Bạn học như điên, nhưng vẫn thi trượt. Bạn làm việc miệt mài, nhưng người khác lại được thưởng. Bạn yêu người ấy đến dại khờ, nhưng thứ bạn nhận lại là những cử chỉ lạnh lùng của đối phương.
Vấn đề ở đây không phải là cuộc đời này bất công với bạn, mà là do tự bạn đã hiểu sai về khái niệm “công bằng”.
Khi bạn yêu đơn phương ai đó, bạn xem họ là mẫu người hoàn hảo. Họ có đầy đủ những đức tính bạn mong chờ mà người khác không có. Tương tự khi ai đó thích bạn, tuy bạn không quá xinh đẹp hay xuất sắc, người ta vẫn ưu ái bạn, bởi vì bạn đem lại cho họ cảm giác “hoàn thiện”.
Cách bạn ghét những người xung quanh cũng thế thôi, đặc biệt là những đối tượng quyền lực điển hình. Bạn ghét sự nghiêm khắc của sếp, ghét thầy cô vì bạn hay bị la rầy. Việc bạn thích hay ghét ai đó sẽ phụ thuộc vào việc người đó có đem đến những gì bạn muốn hay không.
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật nghẹt thở và bất công với những điều luật đầy bó buộc từ họ. Nhưng việc gì cũng có 2 mặt, họ cũng chỉ đang làm tốt bổn phận của mình mà thôi. Thầy giáo tỏ ra hung dữ để bạn sợ và chú tâm học hành, sếp uy nghiêm để giữ kỷ cương công ty. Nếu họ không làm đúng trọng trách, họ biết sẽ xảy ra hậu quả gì. Mỗi người đều có những sự ưu tiên khác nhau, vậy nên, “khổ trước sướng sau” là tốt nhất.
4. Tại sao cuộc sống không công bằng?
Đó là bởi vì chúng ta không định nghĩa đúng khái niệm về sự công bằng. Chúng ta đang phủ lên sự công bằng một tấm áo choàng gắn đầy những suy nghĩ mơ mộng: “Ước gì mình được như họ”.
Thử tưởng tượng nếu tồn tại thế giới mà ai cũng được đối xử “công bằng” như họ mong muốn, thì cái thế giới đó sẽ loạn đến mức nào? Không ai dám yêu đương ai vì sợ làm tổn thương những trái tim yếu đuối. Trường học, công ty sẽ chẳng đi lên vì toàn những thành phần vô kỷ luật. Và ông trời sẽ chỉ đổ mưa xuống những người xấu.
Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian vẽ nên cuộc sống lý tưởng trong mơ, đến nỗi chẳng màng đến thế giới thực xung quanh đang chuyển biến thế nào. Vì vậy, ngừng than vãn và đối mặt với thực tế mới chính là chìa khóa mở tung sự hiểu biết về thế giới cũng như mọi tiềm năng ẩn sâu bên trong bạn.
(Cre: Oliver Emberton)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
✅Tìm hiểu thông tin Bộ sách Bộ sách Nâng cập bản thân – Kiến tạo hạnh phúc tại:
bo-sach-nang-cap-ban-than-kien-tao-hanh-phuc
 

ĐẦU TƯ BỘ NÃO LÀ KHOẢN ĐẦU TƯ LÃI NHẤT

Nếu bạn muốn chinh phục được 8 khía cạnh quan trọng trong cuộc đời để đi giải quyết hai chữ HẠNH PHÚC, bạn phải đặt ra những mục tiêu nhỏ và tạo dựng thói quen kỷ luật duy trì nó mỗi ngày. Và ngược lại, nếu bạn biết hôm nay bạn phải làm một điều gì đó, nhưng không có đích đến hay không biết mục tiêu cuối cùng của cuộc đời bạn là gì, bạn phải làm gì, bạn đang giải quyết điều gì, bạn sẽ đi đến đâu – nếu không có mục đích cuối cùng thì hành động nhỏ mỗi ngày vẫn là vô nghĩa.
 
Hiểu được ý nghĩa của sự kết hợp hoàn hảo giữa Tiny Habits: Thói quen tí hon – tiềm năng khổng lồ và Thiết kế cuộc đời thịnh vượng phiên bản mới, Bộ sách NÂNG CẤP BẢN THÂN – KIẾN TẠO HẠNH PHÚC sẽ giúp bạn đánh bại tâm lý bi quan, sự lười biếng, trì hoãn và mất định hướng mà bạn thường vấp phải trong cuộc sống.
 
✅Tiny Habits: Thói quen tí hon – tiềm năng khổng lồ: Bí kíp xây dựng, duy trì thói quen, giúp bạn nhận thức rõ và rèn luyện sự kỷ luật, góp phần thay đổi cuộc sống trở nên tích cực hơn.
✅Thiết kế cuộc đời thịnh vượng phiên bản mới: Quyển tự truyện đi kèm với những bí quyết tạo nên một cuộc đời đáng sống trong suốt 20 năm “lăn lộn” trường đời của tác giả Thái Phạm, đi sâu hơn vào một ngày của tác giả diễn ra như thế nào, bên cạnh đó bạn sẽ được tặng kèm Khóa học giao tiếp trị giá 700.000 VND và Audio book (sách nói) của Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng với giọng đọc của chính tác giả trị giá 500.000 VND.
 
Phần thưởng của đời sống thường đợi ta ở cuối chặng hành trình, chứ không ở những nơi gần chỗ khởi hành mà hành giả không biết phải mất bao nhiêu bước nữa mới đến nơi định đến. Dẫu biết vạn sự khởi đầu nan, mong bạn kiên định với lựa chọn của mình.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
✅Tìm hiểu thông tin Bộ sách Bộ sách Nâng cập bản thân – Kiến tạo hạnh phúc tại:
bo-sach-nang-cap-ban-than-kien-tao-hanh-phuc
 

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH NGÀY 6/12/2021

“Không có gì mới dưới ánh mặt trời”
 Richard Wyckoff-
 
Chào buổi sáng đầu tuần,
 
Những gì cần trao đổi về thị trường tuần mới tôi đã trao đổi trong video này cùng bạn. Bạn có thể xem lại để nắm thông tin.
 
Chúc các bạn có một tuần mới giữ vững thành quả, hưởng thụ sức mạnh của lợi nhuận và tiền mang lại và chuẩn bị bài tập về nhà (homework) tốt cho năm 2022.
 
God Bless!
 
 
 
Tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers:
 
1. Quan điểm trong bài viết/video này là quan điểm cá nhân của tôi, tác giả. Tôi có thể không đúng, nhưng tôi sẽ góp thêm cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề bạn quan tâm.
2. Điểm tin, bài viết, video nhằm phục vụ mục đích giáo dục, educational purpose, cho các độc giả, nhà đầu tư đọc sách của Happy Live. Nó không nhằm ý định khuyến nghị hay mua hay bán các tài sản tài chính khác nhau (chứng khoán, bất động sản, crypto, vàng,…). Các bạn có thể tham khảo quan điểm của tác giả. Và, bạn tự hành động, tự chịu trách nhiệm với hoạt động mua bán của chính mình (lời hay lỗ).
3. Nếu có ai đó (báo chí, truyền thông, kênh truyền thông, các trang tin, web, app, hay cá nhân nào đó…) đăng và trích lại bài viết hoặc video, xin quý vị vui lòng trích nguyên văn bài viết, video và cả mục tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers này của tác giả. Xin cám ơn!

10 PHÚT CHO 10 THÓI QUEN NÀY MỖI NGÀY, CUỘC ĐỜI BẠN CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐẾN KHÔNG NGỜ

Đôi khi những thói quen rất nhỏ cũng có thể thay đổi cả cuộc sống của bạn.
Cuộc sống đang không ngừng chuyển động, và bạn luôn cảm thấy rằng bạn không có đủ thời gian để hoàn thành một đống công việc được giao. Theo một báo cáo về năng suất làm việc của Workplace Cornerstone, có tới hơn 2/3 nhân viên văn phòng cho biết họ bị quá tải công việc. Và 84% cho rằng tình trạng quá tải này sẽ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tăng nhanh.
Thực tế, có rất nhiều phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng quá tải này tuy nhiên lại tốn rất nhiều thời gian để áp dụng chúng. Vì vậy, bài đọc này sẽ gợi ý cho bạn 10 thói quen có thể học trong 10 phút nhưng có thể giúp bạn thay đổi cả cuộc đời :
1. Phương pháp Pomodoro
Quản lý thời gian ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc, trong đó kỹ thuật Pomodoro là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải tập trung làm việc trong khoảng thời gian 25 phút, sau khi nghỉ 5 phút sẽ lại bắt đầu phiên làm việc 25 phút mới. Mỗi lần làm việc 25 phút này được gọi là 1 Pomodoro. Trong khoảng thời gian Pomodoro đó, bạn phải thực sự tập trung cao độ.
2. Cải thiện hiệu suất làm việc trung bình
Hãy dành ra 5 phút để đọc triết lý về cách tư duy hoàn hảo của Tiến sĩ Stan Beecham, và dành 5 phút còn lại cam kết sẽ cải thiện năng suất trung bình của bạn. Chúng ta thường có xu hướng dành tập trung thời gian của mình để cải thiện hiệu suất cao nhất trong khi việc cải thiện hiệu suất trung bình của chúng ta mới là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới toàn bộ quá trình làm việc.
3. Lập kế hoạch trước
Hãy lập kế hoạch hàng tuần và thiết lập cuộc hẹn với bản thân cho tuần tiếp theo (và đương nhiên phải giữ đúng hẹn), đảm bảo rằng bạn nhớ và sẽ dành sự ưu tiên tới nhiệm vụ đó. Bạn sẽ dễ bị phân tâm bởi những thứ mà người khác cần. Phương pháp này đảm bảo bạn tập trung vào mục tiêu và những kế hoạch của riêng mình.
4. Thiền
Trong 10 phút ngắn ngủi, bạn có thể dễ dàng học thiền và sau đó bạn có thể thực hành nó trong suốt cuộc đời. Thiền rất tốt cho sức khỏe, nó giúp bạn trấn tĩnh tâm trí, giảm bớt căng thẳng và mang lại sự thoải mái cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nó giúp bạn hình thành thói quen tập trung tư tưởng để thực hiện đúng công việc chúng ta muốn làm và đang làm. Dành ra 10 phút thiền mỗi ngày, ưu tiên vào những thời điểm căng thẳng, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi làm việc, tập trung hơn trong những đầu việc khó và các kế hoạch cứ thế được thực hiện một cách đơn giản hơn.
5. Kỹ thuật ghi nhớ
Bộ não con người không giống như bộ nhớ của máy tính, bởi vậy không ai có thể ghi nhớ được mọi thứ. Nhiều lúc, bạn quên điều gì, hoặc không nhớ để vật gì ở đâu, hãy tập trung suy nghĩ và hồi tưởng lại mọi thứ. Bạn cũng nên chọn lọc những thứ cần ghi nhớ sau đó tập trung cao độ để nắm bắt các ý chính, sau đó bạn chỉ cần truy lại phần kí ức này khi cần thiết.
6. Tăng tốc độ đọc lên gấp 3 lần
Bạn có thể mất cả tuần để đọc xong một cuốn sách. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các ứng dụng như Audiobook để rút ngắn thời gian đọc bằng cách chỉnh tốc độ đọc nhanh hơn 3 lần bình thường. Bạn chỉ cần 10 phút tập trung là có thể hiểu nội dung của toàn bộ cuốn sách.
7. Có trách nhiệm
Thông thường, mọi người đều tìm ra nhiều lý do để biện minh cho những sai lầm cũng như những việc mình không làm tốt. Mỗi chúng ta nên học cách sống có trách nhiệm với những việc mình làm để công việc cũng như cuộc sống trở nên thuận lợi hơn. Sẽ rất dễ dàng để giải quyết vấn đề nếu bạn không tốn thời gian để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề nếu không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Điều này sẽ giúp bạn tiến lên phía trước thay vì dậm chân tại chỗ quá lâu.
8. Các nhiệm vụ quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu
Bạn có quá nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành và luôn cảm thấy không biết nên phân bổ thời gian cho mỗi nhiệm vụ như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, để cải thiện năng suất, hãy phân thành 2 loại nhiệm vụ: cực kỳ quan trọng cần làm ngay và có thể làm bất cứ lúc nào. Cách này giúp bạn không ngập đầu trong công việc và giải quyết từng nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
9. Giãn cơ
Ngồi làm việc hàng giờ có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu bạn không học cách kéo giãn cơ để giải tỏa áp lực cho cơ thể. Các bài tập đơn giản giúp ngăn chặn hội chứng ống cổ tay (carpal-tunnel syndrome) và đau lưng không tốn quá 10 phút nhưng sẽ giúp cơ thể được vận động, lượng máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng hoạch định, sắp xếp cũng như phối hợp giữa suy nghĩ và hành động.
10. Phân bổ thời gian hợp lý
Để không gặp vấn đề khi công việc bị dồn việc từ ngày này sang ngày khác, bạn nên học cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng công việc. Khi đã phân định rõ ràng các khoảng thời gian trong ngày dành cho việc gì, bạn sẽ không bỏ sót bất kì đầu việc nào đồng thời sẽ biết đâu là công việc chưa hoàn thành để tập trung làm nốt.
(Cre: vnwriter)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
? Tìm hiểu thêm thông tin sách TINY HABITS – THÓI QUEN TÍ HON, TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ tại:

Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

ĐẶT NGAY

TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

Muốn thành công, phải dám chịu trách nhiệm 100% với việc mình làm. Đừng đổ thừa, đừng tại bởi.
Giải thích… lên phường!
Sai thì sửa, chửa thì đẻ, bạn phải chịu trách nhiệm 100% với việc của mình làm.
___
Nếu chọn sai đối tác hợp tác làm ăn, thì tìm lại. Không ai đánh giá quyết định của bạn và hành động sửa sai của bạn cả. Hoặc nếu bạn theo học một kỹ sư, ra trường làm đúng công việc đó nhưng bạn không thấy vui. Bạn cảm thấy đam mê của mình đang đặt ở chỗ khác. Vậy thì tốt nhất là nên dẹp bỏ công việc đó. Bắt đầu công việc mới ở môi trường mới và không dằn vặt bản thân với những gì đã qua.
Bạn không làm tốt công việc ở quá khứ, không có nghĩa là bạn sẽ không làm tốt ở tương lai. Khi đã ra quyết định, điều đầu tiên mà tôi muốn là bạn có những phương án khác nhau, sau đó chọn ra những phương án cần thiết nhất và quyết định. Nếu chỉ dừng lại ở bước đầu tiên, khi có quá nhiều sự lựa chọn và không biết quyết định thế nào, đồng nghĩa với việc bạn đang không có sự lựa chọn nào cả.
Bạn có rất nhiều vệ tinh xung quanh, nên đánh giá một lượt và chọn ra đối tượng phù hợp. Dù có thể bạn sẽ sai, nhưng hãy nhớ sai thì sửa!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Tìm đọc quyển sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng của tôi tại đây: https://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong-phien-ban-moi