Vai trò của việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Lời Bình: Tại sao tác động của Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc lại quan trọng và ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng, tiêu thụ và tổng cầu của nền kinh tế? 

Làm thế nào để hiểu rõ bài báo trong hình (đăng ngày hôm nay lúc 10.00 sáng, Vneconomy, link:http://vneconomy.vn/sau-gan-thap-ky-viet-nam-tinh-giam-du-tru-bat-buoc-cho-luong-tien-lon-20190209042511394.htm?fbclid=IwAR3RIUTmPvqNM7_wTi5XQ5vbLVM13EPj724jAVGP9O9BY3a0Ix6XxufzYAU

Các bạn hữu nên đọc hết bài này ở dưới (hơi dài nhưng đáng đọc – tôi đăng luôn trên web cá nhân vì nó ảnh hưởng đến công cuộc làm ăn của các doanh nhân, nhà đầu tư trong năm 2019 nếu điều này xảy ra thì tuyệt vời) 

———–

Tác động của Dự trữ bắt buộc

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các NHTM có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bộ số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM.

Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng).

 
Như vậy công cụ dự trữ bắt buộc mang tình hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kì quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hòa mức cung tiền cho nền kinh tế. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát.