Kỷ luật là sự tự do

Khi bạn kỷ luật với bản thân, bạn sẽ hoàn thành công việc đúng hẹn, đó là sự tự do. Khi bạn kỷ luật với bản thân, bạn sẽ tìm được cách sắp xếp thời gian phân bổ cho công việc một cách hợp lý để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đó là sự tự do.
Khi bạn kỷ luật, bạn phải rèn luyện bản thân trong sự hà khắc mỗi ngày, nhưng nó giúp bạn đạt được điều mình muốn vì bạn đã chọn con đường đi khác với những người còn lại. Khi bạn kỷ luật, bạn biết rằng không có áp lực sẽ không có kim cương, vậy bạn sẽ chọn làm kim cương hay là hòn sỏi trôi dạt ở bãi biển?
Người làm đúng việc là người sẵn sàng chấp nhận trải qua thử thách trước khi nghĩ tới việc tận hưởng. Khi bạn làm ngược lại là bạn đã đi sai với quy luật, và nếu đã đi sai rồi thì bạn sẽ là người trả giá cho chuyện đó. Không có một công việc nào cho phép bạn chỉ có tận hưởng cả, mọi công việc đều cần sự nỗ lực. Và có làm mới có thất bại, nhưng thất bại sẽ giúp bạn trở nên chín chắn hơn.
Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được trải nghiệm.
Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Chào Chúa Nhật, các anh chị em trong cộng đồng!
Have a great Sunday!
Có thể bạn quan tâm:
thiết kế cuộc đời thịnh vượng 2021

NHIỀU BẠN TRẺ HAY HỎI TÔI: “TẠI SAO ANH LẠI HAY ĐỌC SÁCH MỖI NGÀY, SÁCH ĐEM LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ CHO ANH?”

HÔM NAY, TÔI SẼ GIẢI ĐÁP CHO CÁC BẠN Ở BÀI VIẾT NÀY:
– Đọc sách đơn giản là một bài tập thể dục hữu hiệu cho não bộ:
Huyền thoại đầu tư Charlie Munger từng nói rằng: “Mỗi ngày hãy cố gắng thông minh hơn một chút kể từ lúc bạn thức dậy”. Não bộ cũng như cơ bắp, nếu bạn luyện tập chúng mỗi ngày (thông qua đọc sách và suy ngẫm), não sẽ hoạt động tốt hơn, có nhiều ý tưởng đột phá và xử lý công việc hiệu quả hơn.
Đọc sách là một trong những cách hữu hiệu làm nên giá trị và thương hiệu bản thân của mỗi người. Ví dụ như: nếu đặt một FA chuyên đọc sách và FA chưa từng đọc một trang sách nào lên bàn cân, người đọc sách đương nhiên sẽ “nặng ký hơn” và họ có khả năng thu hút những người cùng sở thích với mình. (Các bạn FA lưu ý nhé ?)
– Đọc là học cách trở nên thông thái (dù chúng ta chẳng mấy thông minh):
Như tôi đã từng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong cuốn Thiết kế cuộc đời thịnh vượng, không phải ai trong chúng ta cũng là người thông minh xuất chúng.
Tìm cách để nâng cao chỉ số IQ là rất khó. Nhưng bạn có thể khiến mình thông thái hơn nhờ việc học từ thành công hay thất bại của người khác. Và sách là một trong những kênh thông tin bạn không thể bỏ qua (hoặc không phải nói là bắt buộc) nếu muốn hạn chế sai lầm.
– Đọc sách giúp bạn “gần hơn với thần tượng”:
Tôi thần tượng rất nhiều người, từ những người sống từ những thập kỷ trước như cụ Nguyễn Hiến Lê (với sự kỷ luật quyết tâm, tinh thần tự học), Kim Woo Choong (với phương châm làm việc: Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc để làm), Chung Ju Yung (với tinh thần: Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách), Tiến sĩ Alan Phan (với kiến thức uyên bác, kinh nghiệm thương trường dày dặn, người ảnh hưởng rất lớn đến con đường đầu tư, kinh doanh của tôi) … Cho đến những người vô cùng ngưỡng mộ nhưng chưa có kết nối để gặp mặt: Warren Buffett, Charlie Munger, Mohnish Pabrai,…
Đối với một số bạn trẻ thần tượng các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng- những người mà phần lớn chúng ta chỉ có thể nhìn thấy từ xa trong các sự kiện, các bạn có thể google search tất cả thông tin về thần tượng của mình hoặc truy lùng hồi ký của người nổi tiếng yêu thích khi họ vừa ra mắt để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp, con đường theo đuổi đam mê.
Cách thức tiếp cận của tôi với “idol” của mình cũng thế. Tôi tìm đọc tất cả sách về họ, chúng giúp tôi hiểu hơn về thành công, thất bại của họ cũng như ứng dụng những điều tuyệt vời đó cho cuộc sống cá nhân, sự nghiệp kinh doanh và đầu tư của mình.
– Đọc để thấy chúng ta là một cái tôi nhỏ bé giữa một biển kiến thức vô vàn:
“Kẻ biết thì không nói. Kẻ nói thì không biết.” Khiêm tốn luôn là một đức tính cần thiết của một con người có học. Càng đọc nhiều, thay vì thấy cái tôi của mình lớn lên, tôi lại thấy mình như bé lại giữa một thế giới vô vàn tri thức. Càng khát khao học hỏi, tôi càng thấy biết ơn những người đã có công kết tập những bài học người xưa hoặc trực tiếp viết lại để truyền dạy cho hậu thế.
Nhưng đôi lúc chỉ đọc thôi chưa đủ.
Dù bạn dành 10 năm tu luyện (đọc rất nhiều sách) không bằng 1 giờ thỉnh giáo chân nhân. Kiến thức bạn nhận từ sách thì mênh mông vô bờ bến, bạn cần một người hướng dẫn cho mình cách ứng dụng hoặc chỉ cho bạn những điều mình làm đã hợp lý hay chưa.
Đó cũng là điều thúc đẩy tôi thực hiện những quyết định táo bạo, những điều mà nếu không nhờ sách dẫn đường, tôi cũng không nghĩ mình sẽ làm được, hay gặp được những người thầy tuyệt vời của mình ngoài đời thật.
TÔI ĐÃ TÌM CÁCH “BIẾN” THẦN TƯỢNG CỦA MÌNH “BƯỚC RA TỪ TRANG SÁCH” NHƯ THẾ NÀO?
Nếu từng đọc qua Thiết kế cuộc đời thịnh vượng, chắc hẳn bạn sẽ không quên cuộc gặp gỡ thú vị giữa tôi và NĐT giá trị Guy Spier – một trong những người được xem là truyền nhân của Warren Buffett, Charlie Munger của thế kỷ XXI.
Tôi “gặp” Guy Spier lần đầu tiên thông qua cuốn sách Lột xác để trở thành NĐT giá trị – một trong những cuốn sách đã củng cố thêm niềm tin cho tôi trong hành trình đi tìm chân lý đầu tư.
Khi lên lịch công tác Châu Âu vào năm 2018, tôi đã gửi đi rất nhiều email cho Guy với thông điệp rằng tôi là một nhà đầu tư, người sắp xuất bản cuốn sách của ông tại Việt Nam và rất mong có thể gặp được ông trong chuyến công tác của mình.
Tất cả những gì tôi nhận lại là sự im lặng. Dù vậy, tôi vẫn quyết tâm biến khao khát của mình thành hiện thực. Và may mắn là tôi đã thành công. Được gặp mặt Guy Spier, tôi như được soi tỏ nhiều vấn đề mà không phải với bất kỳ ai, ông cũng có thể chia sẻ về điều đó.
Khi bạn tìm hiểu đủ sâu về một người và chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến thức, lối tư duy và nhân sinh quan của họ. Nếu có dịp diện kiến bạn sẽ có một nền tảng nhất định để đào sâu câu chuyện và nhận được kiến thức uyên bác gấp nhiều lần (những việc không thể có nếu bạn chỉ vô tình biết, yêu mến và muốn gặp mặt họ mà không hề đọc sách về họ).
Ngoài ra tôi còn rất may mắn khi được diện kiến rất nhiều “chân nhân”, những người mà sau này trở thành thầy tôi như Tiến sĩ Alan Phan, Phil Town, Tony Robbins,…
Nếu là một bạn trẻ chưa có niềm đam mê đọc sách, hãy tìm cho mình thể loại sách mà bạn thấy thú vị. Bạn có thể bắt đầu với 5 hoặc 10 trang sách, quan trọng là sắp xếp một thời gian cố định trong ngày dành cho việc đọc. Đừng đọc quá nhiều chỉ để theo kịp người khác, cũng như đừng tự ti khi bạn vẫn chưa hề đọc qua cuốn sách nào.
Hãy nhớ, đọc sách hay bất cứ nỗ lực khiến bản thân tốt hơn 1% mỗi ngày đều vì chính bạn, không phải vì ai khác!
P/s: Bạn có đồng ý tham gia đọc sách hàng ngày cùng tôi và chia sẻ những điều tốt đẹp bạn học được từ sách cho những người mình yêu quý?
Say “yes” nếu bạn đã đọc hết bài viết này và cam kết cùng tôi thực hiện nhé!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm:
thiết kế cuộc đời thịnh vượng 2021

? WARREN BUFFETT VÀ THỬ THÁCH CHINH PHỤC ĐỈNH CAO TÀI CHÍNH ?

Hãy tìm hiểu về bí quyết đầu tư thành công của Warren Buffett qua sự phát triển tài sản ròng của ông
Trước năm 56 tuổi, Buffett là một triệu phú và mọi người đều tin rằng đó là đỉnh cao tài chính của ông, ở thời điểm đó Buffett có thể hoàn toàn hưởng thụ thành quả mà ông đã cố gắng đạt được.
Nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu, Warren Buffett đã khiến thế giới sững sờ với khối tài sản của mình sau khi bước sang tuổi 56. Ông không chỉ ghi tên mình vào danh sách các tỷ phú huyền thoại mà còn là một trong những người giàu nhất hành tinh.
Các cột mốc tuổi đời – Giá trị tài sản ròng của Warren Buffett
53 tuổi – 620M
56 tuổi – 1.4B
59 tuổi – 3.8B
66 tuổi – 17B
72 tuổi – 36B
83 tuổi – 58.5B
Warren Buffett chính là minh chứng rõ ràng nhất của lãi kép tri thức – ông liên tục phá vỡ đỉnh cao tài chính. Nhiều người vẫn thường tự hỏi rằng liệu có đỉnh cao nào mà Warren Buffett không thể vượt qua?
Sự thành công và danh xưng huyền thoại của tỷ phú Warren Buffett là một sự thuyết phục mãnh liệt cho những ai khát khao chạm tay đến những đỉnh cao mới của cuộc sống. Warren Buffett chưa bao giờ ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức thông qua sách vở, tài liệu và kinh nghiệm thực tiễn.
Mục tiêu của ông không phải nằm ở việc trở nên giàu có hơn, mà nằm ở việc trở nên khôn ngoan hơn mỗi ngày. Và bước đầu tiên để trở nên thông thái hơn chính là nằm ở việc chọn lựa và học hỏi kiến thức từ những quyển sách hay.
? Trở thành nhà đầu tư thông minh và chinh phục mọi đỉnh cao tài chính qua các quyển sách đầu tư kinh điển tại Happy Live: https://bit.ly/tu-sach-dau-tu-tk
? Mua càng nhiều, nhận quà càng nhiều. Tham gia ngay cùng Happy Live nhé, thông tin chi tiết tại đây: https://bit.ly/uu-dai-mega-sach-HL

5 thói quen làm việc hiệu quả

 
“Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi. Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực.”
– TS. Alan Phan –
Trong khi bị bao vây bởi cả trăm sinh viên sau buổi nói chuyện ở Hà Nội, để thoát thân, tôi phải hứa với một bạn sinh viên là sẽ chia sẻ 5 thói quen làm việc hiệu quả nhất của tôi trong 20 năm vừa qua. Suy nghĩ lại, tôi thấy một thói quen cần hơn cả 5 thói quen dưới đây là tập nói “NO”, vì nếu không, vợ con sẽ mắng mỏ, thân thể sẽ la rầy và ngày nghỉ lễ trên bãi biển thơ mộng sẽ thành một ngày trên máy tính cho BCA.
 
1.Viết ra điều phải làm
 
Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.
Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.
 
5 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.
 
2. Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp
 
Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào?
 
Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.
Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.
 
3. Đã làm thì đừng sợ
 
Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị.
 
Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.
Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực.
Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.
 
4. Giữ lời hứa
 
Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.
Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.
 
Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình.
 
5. Giữ niềm tin
 
Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹc. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình.
 
Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.
 
Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại.
– T.S Alan Phan –
 
? Trích từ sách Góc nhìn Alan – Những bài chưa xuất bản:

Hơn nửa năm trôi qua, bạn làm được gì?

Có người nhận bảng điểm đẹp, bằng tốt nghiệp trong tay chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống.
Có người đã thử thách quá nhiều công việc và rồi tìm được một nơi thỏa sức sống với đam mê.
Có người vừa kịp tìm thấy một nửa hoàn hảo của mình.
Có người vẫn công việc cũ, mọi thứ dường như không có gì biến chuyển, tiền chưa có, tình cũng chẳng mấy suôn sẻ, thậm chí còn bị cuộc đời “tát” vào mặt,… nhưng vẫn không ngừng cố gắng cho một tương lai xa.
Và có rất nhiều người vì dịch bệnh mà cuộc sống lao đao, trắc trở.
Bằng cách này hay cách khác, chúng ta rồi cũng sẽ ổn, dù có thể chậm một chút so với kỳ vọng, miễn là bạn không từ bỏ.
Tạm ngưng thở dài nữa, lấy một tờ giấy, một cây bút và rồi nhìn lại hành trình nửa năm vừa qua của mình. Tỉ mẩn liệt kê lại những điều mình đã làm được, những điều chưa làm được, những điều nhất định phải làm và lập kế hoạch hành động chi tiết.
Chúc bạn thành công!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm:
thiết kế cuộc đời thịnh vượng 2021

Hơn nửa năm trôi qua, bạn làm được gì?

 
Có người nhận bảng điểm đẹp, bằng tốt nghiệp trong tay chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống.
Có người đã thử thách quá nhiều công việc và rồi tìm được một nơi thỏa sức sống với đam mê.
Có người vừa kịp tìm thấy một nửa hoàn hảo của mình.
Có người vẫn công việc cũ, mọi thứ dường như không có gì biến chuyển, tiền chưa có, tình cũng chẳng mấy suôn sẻ, thậm chí còn bị cuộc đời “tát” vào mặt,… nhưng vẫn không ngừng cố gắng cho một tương lai xa.
Và có rất nhiều người vì dịch bệnh mà cuộc sống lao đao, trắc trở.
Bằng cách này hay cách khác, chúng ta rồi cũng sẽ ổn, dù có thể chậm một chút so với kỳ vọng, miễn là bạn không từ bỏ.
Tạm ngưng thở dài nữa, lấy một tờ giấy, một cây bút và rồi nhìn lại hành trình nửa năm vừa qua của mình. Tỉ mẩn liệt kê lại những điều mình đã làm được, những điều chưa làm được, những điều nhất định phải làm và lập kế hoạch hành động chi tiết.
Chúc bạn thành công!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn