NGƯNG CHỜ THỜI, NHẤC MÔNG LÊN HÀNH ĐỘNG

Ai cũng muốn cái mình muốn, nhưng không ai chịu làm, họ thường trông chờ vào thứ gọi là may mắn. Họ tin rằng cứ sống tốt thì may mắn sẽ đến, họ tin rằng cứ cầu nguyện thì bụt sẽ xuất hiện. Mà không ai chịu tin vào bản thân và quy luật nhân quả. Bạn sẽ chịu mọi kết quả trong tương lai bằng những hành động bạn làm ngày hôm nay. Vậy cho nên, tương lai của bạn sẽ không có gì thay đổi hoặc là bạn có thể không gặp thất bại nào bằng cách không làm gì ở hiện tại.
 
Tôi không biết công thức rõ ràng cho từng người để thành công nhưng tôi biết rằng cách duy nhất để không thất bại đó là không làm gì cả. Bởi vì khi không làm gì cả, bạn sẽ vẫn là bạn, bạn sẽ không gặp bất cứ ai, hay hoàn thành được gì, hay thực hiện được dự án nào, không va chạm với cuộc sống và rồi bạn sẽ chẳng bao giờ thất bại.
 
Bạn có biết thời điểm nào là thích hợp nhất để hành động hay không? Nếu bạn đang hỏi tôi nên bắt đầu từ đâu và nên bắt đầu khi nào thì tôi trả lời bạn rằng, bạn hãy bắt đầu từ chính bạn và hành động NGAY BÂY GIỜ.
 
NGAY BÂY GIỜ, nếu bạn nghe podcast này vào buổi sáng sớm, nào, xỏ ngay đôi giày của bạn vào và bước ra cửa, chạy ngay 1 km, hoặc bạn đang nghe nó vào buổi trưa, lên mạng đọc ngay một bài báo tiếng anh và ghi chú lại những từ mới bạn học được,nếu bạn đang nghe nó vào buổi tối, lấy ngay một cuốn sách ra đọc 20 trang và tiếp tục nó với những ngày tiếp theo, nếu bạn đang thức khuya, hãy ngay lập tức ngồi dậy và vạch ra mục tiêu ngày mai cần làm gì. Bạn hãy làm đi và nói cho tôi biết bạn cảm thấy thế nào. Bạn hãy nhớ lại xem, những lần bạn trì hoãn, bạn chần chừ thì não bạn bắt đầu có thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ, và thật không may đó là những suy nghĩ tiêu cực níu kéo bạn xuống và càng làm bạn sợ hãi. Và cứ thế những suy nghĩ cứ níu bạn xuống và bạn không thoát ra được rồi bạn bị kẹt ở cái vòng luẩn quẩn đấy.
 
Cách duy nhất thoát ra được đó chính là hãy làm đi, hãy hành động đi để bạn không có thời gian suy nghĩ tiêu cực, hãy hành động đi để bạn luôn phải tìm cách làm sao nâng cao năng suất làm việc của bạn.
Đó cũng chính là cách mà người thành công làm việc, họ không có thời gian để mà chần chừ vì họ luôn trong trạng thái hoạt động. Hành động ngay là chưa bao giờ muộn, mà dẫu có muộn thì ít nhất bạn cũng đạt được điều gì đó trong cuộc sống này, hơn là việc bạn chờ đợi 10 năm sau và lại tiếp tục hát điệp khúc “Giá mà..”, “Giá mà tôi bắt đầu sớm hơn, giá mà tôi có thể vượt qua sự sợ hãi, giá mà tôi không lo sợ về những đánh giá của người khác, giá mà tôi có thể gạt qua sự trì hoãn, giá mà…”.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

RẢO BƯỚC NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM

“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn rã bay”
– Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui –

SILENT TREATMENT – VŨ KHÍ IM LẶNG ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HAY LÀ THAO TÚNG TINH THẦN?

Không phải ai cũng có khả năng giải quyết vấn đề theo cách ít gây tổn thương lên người khác, và một trong số những phương pháp tưởng như rất “Vô hại” lại gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí được xem như 1 hành vi lạm dụng cảm xúc tàn nhẫn – đó là lựa chọn GIỮ IM LẶNG TRONG XUNG ĐỘT.
 
Nhiều người thậm chí còn nói rằng – họ chán ghét việc ai đó dùng cách im lặng trong mâu thuẫn hơn cả việc bị hét hay quát nạt. Vì khi ai đó la hét – họ thể hiện sự giận dữ của bản thân ra ngoài, từ đó người kia có thể đoán được rằng đối phương đang bày tỏ điều gì. Nhưng khi một người giữ im lặng và thể hiện hàng loạt các hành vi phi ngôn ngữ khó hiểu gây mâu thuẫn cho người khác, việc này có thể khiến đối phương thấy tổn thương và sợ hãi khi không đoán được tình huống gì đang xảy ra với mình.
 
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ LÊN CÁC MỐI QUAN HỆ
Thực sự nếu ai đó đang sử dụng “công cụ im lặng” như 1 cách kiểm soát tình huống hay cố tình gây áp lực cho người khác, thì nó cũng không phải là một cách hữu hiệu để giải quyết bất đồng, thậm chí có thể gây ra tác dụng ngược.
 
Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng cả 2 giới đều có mức độ sử dụng “quyền im lặng đáng sợ này” ngang nhau trong một mối quan hệ.
Khi xung đột hay tranh cãi xảy ra, một bên muốn ngồi xuống và giải quyết vấn đề, muốn lắng nghe và mong muốn cả 2 người theo cùng 1 phe – để cùng nhau đẩy lui vấn đề khó khăn; thì người kia lại chọn cách rút lui và thậm chí là coi người còn lại như không tồn tại (well, đôi khi im lặng là cần thiết để bình tĩnh lại nhưng nên nói rõ rằng sẽ im lặng trong bao lâu, và tỏ mong muốn giải quyết xung đột sau khi bình tĩnh). Nếu sự im lặng đó không phải với mục đích giải quyết và thoả thuận chia sẻ suy nghĩ, mà chỉ mang tính chất ép buộc hay cố tình gây sức ép lên người khác – nó sẽ gây ra sự tổn thương sâu sắc lên cả 2 bên.
 
Như đã nhắc đến bên trên, vũ khí im lặng là một hình thức của bạ.o hành cảm xúc. Trong đó, những cách thao túng tâm lý có chủ ý bằng cách sử dụng một loạt các hành vi phi thể chất hoặc ngôn từ có thể làm suy yếu tinh thần và cảm xúc của một người. Trong một vài trường hợp, nó như một thứ vũ kh.í huỷ diệt thầm lặng, nó âm thần len lỏi vào cách nạ.n nhân định dạng giá trị của chính mình, hoặc thậm chí khiến họ có các ý nghĩ tiêu cực từ đó phát triển các rối loạn tâm lý. Có thể kể đến hậu quả như: nạ.n nhân phát triển các nỗi sợ hãi, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm; họ cảm thấy vô vọng, khó ăn uống và ảnh hưởng đến giấc ngủ,…
 
Theo một nghiên cứu vào năm 2012, những người thường xuyên bị ngó lơ cho thấy họ có lòng tự trọng thấp hơn, có cảm giác rằng cuộc sống dường như ít ý nghĩa hơn. Việc bỗng dưng bị cô lập được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy mình như bị cô lập – não của họ dường như kích hoạt cùng một vùng não giống với khi họ cảm nhận một cơn đau thể xác.
 
Có nghĩa rằng: cảm giác bị cô lập dù không để lại vết thương nhưng lại gây ra đau đớn tương đồng như vết thương lên da thịt.
Học cách giao tiếp, thấu cảm và sẻ chia luôn cần được duy trì và phát triển.
(Psychological facts – Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

VÌ SAO TÔI THÍCH ĐỌC SÁCH?

“Cái giá phải trả của những THÓI QUEN TỐT của bạn là ở HIỆN TẠI. Còn giá phải trả cho những THÓI QUEN XẤU là ở TƯƠNG LAI”
The cost of your good habits are in the present. The cost of your bad habits are in the future
– James Clear –
 
Đối với tôi thói quen tốt đó chính là những cuốn sách tôi đọc vào buổi sáng sớm, buổi tối hay bất cứ khi nào tôi rảnh.
Thói quen này với nhiều người rất boring, rất chán! Nhưng tôi lại thấy rất thú vị.
 
Bạn không phải sống cuộc đời của người khác từ lúc sinh ra đến lúc họ chết đi để có được kinh nghiệm, trải nghiệm của họ. Thông qua sách bạn mở rộng được thứ mà tôi hay gọi là OPEs (Other people Experiences) – kinh nghiệm của người khác. OPEs này bạn không cẩn PHẢI TRẢ GIÁ quá đắt để có nó! Giá chỉ loanh quanh 10-15 usd/cuốn là có cả kinh nghiệm và cuộc đời của họ.
 
Một và lợi ích lý thú khiến bạn cần phải đọc sách hàng ngày:
Kích thích trí não
Giảm căng thẳng
Làm giàu kiến thức
Mở rộng vốn từ
Cải thiện trí nhớ
Tăng cường kĩ năng tư duy, phân tích
Tăng cường khả năng tập trung
Kĩ năng viết tốt hơn
Kĩ năng nói tốt hơn
Quan trọng là #Sách làm bạn hạnh phúc hơn.
Enjoy the day nhé bạn hữu!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
P/S: Nhớ đọc sách xong thì nên thực hành theo sách, thực hành, đọc lại, tổng kết đúc rút rồi lại đọc lại. Đừng chỉ là người đọc hết cuốn này đến cuốn khác!

KIỂM SOÁT TỐT TÀI CHÍNH – CHÌA KHÓA ĐỂ GIÀU CÓ

“Tự do tài chính không có nghĩa là bạn có thể buông bỏ trách nhiệm với đồng tiền của mình. Trái lại, kiểm soát tốt tài chính là thành quả của sự chăm chỉ, nghiên cứu, học hỏi liên tục và thời gian.”
– Thiết kế cuộc đời thịnh vượng –
 
Giấc mơ tự do tài chính là mục tiêu của nhiều người trong chúng ta nhưng không phải ai cũng đạt được nó. Bạn có thể “sáng thức dậy ở một nơi xa” thay vì cảnh chen chúc xe cộ trong khói bụi để đến nơi công sở quen thuộc. Bạn cũng có khả năng mua một ngôi nhà mơ ước mà vẫn còn tiền để đóng góp hoặc xây dựng quỹ thiện nguyện.
 
Đối với tôi, tự do tài chính không chỉ là khi bạn có đủ tiền để trang trải những nhu cầu thiết yếu mà còn ở một mức sống đáng mơ ước. Bạn không còn canh cánh nỗi lo “cơm áo gạo tiền” từng ngày, lúc đó bạn chỉ làm vì sở thích, đam mê cho đến cuối cuộc đời. Mức sống mơ ước của bạn khác với mức sống mơ ước của tôi, định nghĩa tự do tài chính của bạn cũng sẽ khác với định nghĩa tự do tài chính của tôi. Khái niệm này mang tính chất tương đối và biến đổi giữa người này và người khác mà không có một con số hay công thức cố định.
 
Một số người đánh đồng tự do tài chính với giai đoạn nghỉ hưu nhưng tự do tài chính không nhất thiết phải chờ đợi cho đến lúc đó. Tùy thuộc vào mỗi người, tự do tài chính có thể là tìm cách theo đuổi đam mê và biến nó thành nghề nghiệp nuôi sống bản thân. Hoặc tự do tài chính cũng có thể là khi bạn dành toàn thời gian nuôi dạy con cái, chăm lo gia đình và trở thành hậu phương vững chắc cho bạn đời của mình. Nhận thức về khái niệm này cũng có thể thay đổi ở những giai đoạn phát triển khác nhau trong đời người, chẳng hạn khi bạn lớn tuổi, tiền bạc không quan trọng bằng sức khỏe hay sự bình an về mặt tâm linh.
 
Tựu chung, tự do tài chính có nghĩa là kết nối với các giá trị sâu sắc nhất của bạn và bạn có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho giá trị đó mà không phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn hàng ngày.
Trích từ chương 7 sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng
?Tìm đọc phiên bản mới tại:
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

ĐẦU TOÀN SỢ HÃI THÌ KHÔNG CÓ CHỖ CHO NHỮNG ƯỚC MƠ

– Sợ ma? Ngủ một mình sợ?
– Sợ chết? Không dám nhảy bungee, nhảy dù, skydiving, đi máy bay?
– Sợ mất tiền, sợ thua lỗ nên thôi gửi tiền ngân hàng được rồi?
– Sợ mất thời gian?
– Sợ người khác chê cười?
– Sợ mất lòng, không dám góp ý?
– Sợ cô đơn?
– Sợ không ổn định, sợ bấp bênh?
– Sợ bị phê bình, sợ nói khuyết điểm của mình vì sợ mất mặt?
– Sợ xấu, sợ già, sợ bệnh tật mà không chịu tập thể dục?
– Rắn, chuột, gián…nhìn là sợ dù trên màn hình tivi?
Nếu các bạn có một trong số những nỗi sợ trên, thì các bạn khó mà làm được sự nghiệp khi cứ mãi để những nỗi sợ nhỏ ảnh hưởng tâm trí. Mọi sự sợ hãi do não lập trình cả.
 
Ví dụ, sợ ma thì sao đi công tác một mình, không lẽ lúc nào cũng phải có người ngủ cùng? Sợ ma thì tâm lý và tinh thần rất yếu, không đối mặt với cuộc chiến tinh thần cường độ cao được.
 
Nếu bạn đang ước mơ và khát khao một điều gì đó, “sợ” sẽ khiến bạn đắn đo, phân vân, hoang mang dẫn đến khả năng phút 89 rút lui, bàn ra là rất cao.
Chỉ nên sợ những hành động thiếu suy nghĩ dẫn đến thiệt hại về tính mạng con người, vi phạm pháp luật và hại người khác, còn lại, nỗi sợ là do tâm trí mình cả thôi.
 
Luôn sợ hãi là đặc tính của người thường, người theo đuôi người khác (follower), không phải người quản lý, dẫn đầu (leader).
Các bạn cũng nên đánh giá tính cách này trong việc tuyển dụng nhân viên, hoặc teamwork, đánh giá – nhận biết nhân tài.
Ví dụ, luôn sợ mất tiền thì sẽ không có lòng tin ở người khác dẫn đến nhìn đâu cũng thấy tiêu cực.
 
Trừ 3 cái trên (chết mình, hại người, phạm pháp), còn lại, không sợ nữa. Trẻ con hầu như cái gì nó cũng sợ, sau đó lớn dần thì bớt dần. Người trưởng thành thì không còn sợ mấy cái vớ vẩn nữa.
Bạn ước mơ làm cái gì thì mạnh dạn làm đi.
 
Nhưng hãy làm có kế hoạch, đừng làm một cách vô thưởng vô phạt rồi thắc mắc “Tại sao làm hoài mà cứ thất bại hoài?”.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
✅Tìm hiểu thông tin Bộ sách Bộ sách Nâng cập bản thân – Kiến tạo hạnh phúc tại: