Nên nhớ, bình yên khác với an phận và nhu nhược. Ta vẫn sống, vẫn làm việc, vẫn tạo ra giá trị, nhưng thay vì chọn cách đối diện vấn đề theo hướng cực đoan hoặc hiếu chiến, ta học cách hiểu cho người và khiến người hiểu cho mình.
Có rất nhiều cách để tập thể – đội nhóm – cộng đồng cùng đạt được một mục đích chung, nhưng nếu cách ta chọn khiến ai cũng vui vẻ, thoải mái và sáng tạo thì tội gì phải dằn vặt nhau bởi những cảm xúc tiêu cực?
Tôi hy vọng rằng những gợi ý sau đây sẽ thực sự giúp bạn thoát khỏi vòng lẩn quẩn cũng những điều bất như ý trong cuộc sống và đối diện với vấn đề bằng tâm thế “nhẹ nhàng” hơn:
1. Tuyên ngôn – Biết đâu là giá trị mình đang hướng tới (con người mà bạn muốn trở thành)
Nếu hiện tại bạn vẫn cảm thấy mình vẫn còn nhiều thiếu sót, cảm xúc thất thường hành xử “lúc lên lúc xuống”. Nhưng nếu thật tâm, bạn nhen nhóm một ý niệm muốn trở thành một con người khác với bản thân ở thực tai (có thể là bao dung hơn, vị tha hơn, nhiệt huyết hơn, cầu tiến hơn,..)
Bạn nên có niềm tin và tuyên ngôn. Và nên thật thà với chính mình, sống và hành động như những gì bạn đã cam kết.
Và đương nhiên không quên đặt một cột mốc cho sự thay đổi của bạn.
Chẳng hạn như “Ngày hôm nay, tôi trở thành một con người mới”, “Ngày hôm nay, tôi sẽ yêu thương từ tận đáy tim”, “Tôi sẽ theo đuổi mục tiêu… cho đến khi thành công”,…
2. Bạn có đang gặp bài toán khó mà bản thân chưa thể giải?
Có rất nhiều người do có những ám ảnh hoặc vướng mắc đi theo từ thời thơ ấu hoặc thời thiếu niên khiến bản thân dành quá nhiều năng lượng để đau khổ, dằn vặt về những chuyện đã rồi. Hoặc sẽ né tránh và không dám bước qua nếu gặp lại trường hợp tương tự ở tương lai.
Rất khó để bạn có thể thay đổi những gì đã đeo đuổi bạn trong suốt 5 năm, 10 năm, hoặc nhiều hơn thế. Điều đó cần bạn phải có nỗ lực tích cực gấp nhiều lần và thời gian tương đương để có thể “chuyển hóa” và tái tạo nên những giá trị tích cực trong đời.
Và như một lời nhắc, tôi muốn bạn tập trung giải các bài toán khó. Thay vì đi tìm những bộ đề mới, sau đó lại bỏ lửng những bài toán khó và tiếp tục hành trình. Bạn sẽ thấy cuộc đời mình sẽ chẳng đi đến đâu cả, vì bạn chỉ bỏ cuộc và lãng tránh vấn đề, thì dù làm gì đi nữa, bạn chỉ đang dùng cách cũ (không hiệu quả) để xử lý những vấn đề mới.
3. Bạn có đang sở hữu một sức khỏe tốt không?
Nhà văn Nam Cao đã từng viết rằng: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?” Có thể là các bạn trẻ thế hệ 8x, 9x đã từng phân tích rất nhiều lần đoạn trích này với nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng ý tôi muốn chỉ ra ở đây là vấn đề sức khỏe.
Một người đang đau đầu, đau chân, khó ngủ, hay ốm vặt thì sẽ không còn tâm trí để nghĩ để quá nhiều thứ khác. Họ chỉ cảm thấy mình đau, mình mệt, mình mất sức, mình khó chịu và cả ngày, cả tuần, cả tháng hoặc cả năm đắm mình trong cảm giác bệnh tật, yếu ớt sẽ khiến phần nào ý chí và quyết tâm của chúng ta suy giảm.
Nếu được, nên lựa chọn cho bản thân một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, lưu ý những gì bạn đang nạp vào người mỗi ngày.
Biết ơn vì mình vẫn đang hít thở, vẫn còn thời gian để sống và sáng tạo. Đừng phí hoài thời gian vào những điều không xứng đáng.
#sucmanhtamthuc #PTBT
Chữa lành không phải là điều xảy ra nhờ tác dụng của đơn thuốc, bác sĩ, hay một phương pháp trị liệu thay thế nào khác. Nó đến từ chính cách cơ thể của chúng ta xử lý khi đối diện với bệnh tật (hoặc một vấn đề sức khỏe).
Tế bào trong cơ thể chúng ta thay đổi theo từng giây.
Cơ thể bạn của ngày hôm qua không còn là cơ thể của ngày hôm nay nữa rồi!
Nếu chúng ta càng hiểu biết sâu sắc về quá trình tự chữa lành, về tiềm năng vĩ đại của cơ thể, chúng ta sẽ càng vững vàng để định hướng tâm trí, giúp nó thúc đẩy quá trình hoàn thiện bản thân ta từng ngày (từ tâm trí tới vật chất).
P/s: Cuốn sách sắp ra mắt tại Happy Live, từ tác giả là một người bạn rất thân của tiến sĩ Joe Dispenza – Dawson Church. Tôi tin sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng. Đón chờ quyển sách tuyệt vời này vào tháng 6.2023 bạn nhé!
#mindtomatter #dawsonchurch
- Prev posts→
- 1
- …
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- …
- 842
- Older posts→