Biểu đồ trên là sự ước lượng gần đúng của các trạng thái cảm xúc đi kèm với một chu kỳ thị trường điển hình. Bạn có thể nghĩ về đường đứt nét là đại diện cho giá tài sản thông qua sự mở rộng kinh tế và suy thoái sau đó.
Giai đoạn 1: GIAI ĐOẠN MIỄN CƯỠNG
Nơi tốt nhất để bắt đầu cuộc hành trình là ở giai đoạn miễn cưỡng. Nguyên nhân là vì sự miễn cưỡng có xu hướng là trạng thái mặc định đối với hầu hết các nhà đầu tư.
Trong những trường hợp bình thường, nỗi sợ hãi về việc chấp nhận rủi ro và sai lầm, lớn hơn nỗi sợ hãi của chúng ta khi bỏ lỡ. Trong tài chính hành vi, điều này được gọi là cảm giác không thích sự mất mát, và mô tả xu hướng của các cá nhân là thích tránh thua lỗ hơn là thu được lợi nhuận. Nói cách khác, mất 1.000 đô la đau hơn cảm giác thắng 1.000 đô la.
Sự thiên vị này, trong đó “lỗ nhiều hơn lãi”, có ý nghĩa thú vị đối với các nhà đầu tư. Nó gợi ý rằng theo mặc định, tất cả chúng ta đều là những người không thích rủi ro. Mặc dù điều này có thể mang lại lợi ích trên quan điểm sống còn, nhưng nó lại có tác dụng ngược với chúng ta khi đầu tư.
Một trong những biểu hiện cơ bản của sự chán ghét thua lỗ là không đầu tư hoàn toàn (giữ tiền mặt và không làm gì hoặc kiếm cơ hội đầu tư không rủi ro, có lãi suất thấp). Mặc dù điều đó mang lại sự thoải mái theo nghĩa chúng ta không thể mất những gì chúng ta không đầu tư. Nhưng những gì chúng ta thực sự đang làm là tạo ra sự thoải mái về mặt tinh thần trong thời gian ngắn với cái giá là mất đi lợi nhuận dài hạn.
Giai đoạn 2: GIAI ĐOẠN LẠC QUAN ĐẾN TỰ TIN MÙ QUÁNG
Khi thị trường tài chính tăng và nền kinh tế tiếp tục mở rộng, trạng thái miễn cưỡng mà chúng ta mặc định bắt đầu giảm dần. Gần như bất kỳ ai cũng có thể chứng thực, những câu chuyện tin tức lặp đi lặp lại giới thiệu những đỉnh cao mới trên thị trường và những cuộc trò chuyện thú vị về cách bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta kiếm tiền có thể dễ dàng thay đổi trạng thái cảm xúc của chúng ta.
Tại thời điểm này, nỗi sợ thất bại của chúng ta nhanh chóng chuyển thành nỗi sợ bị bỏ lỡ. Hãy đặc biệt chú ý đến sự thay đổi cụ thể này bất cứ khi nào bạn nhận ra nó, bởi vì đó là một trong những suy nghĩ tai hại nhất mà một nhà đầu tư có thể mắc phải.
Chính trong những giai đoạn lạc quan, phấn khích và sung sướng này, sự chán ghét mất mát tự nhiên của chúng ta giờ đây đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào thị trường. Các nhà đầu tư bắt đầu coi “lỗ” là những cơ hội bị bỏ lỡ hơn là thua lỗ trên tiền bạc thực tế, và việc tham gia thị trường bây giờ có tác dụng làm tăng cảm giác thoải mái trong ngắn hạn.
Giai đoạn 3: GIAI ĐOẠN PHỦ NHẬN ĐẾN GIAI ĐOẠN HOẢNG LOẠN
Điều buồn cười là khi các đỉnh thị trường xuất hiện, không ai biết chắc đó có phải là đỉnh thực sự hay không. Cảm xúc tích cực có tần suất tiếp tục kéo dài sau khi thị trường đạt đến đỉnh cao, và kết quả là, các nhà đầu tư bắt đầu tự che chắn (về mặt tâm lý) trước những tin tức tiêu cực. Họ chuyển sang giai đoạn phủ nhận.
Sự miễn cưỡng bán mà chúng ta thấy trong giai đoạn phủ nhận có tác động giữ cho thị trường ở mức cao giả tạo* trong một thời gian, khi các điều kiện bắt đầu xấu đi. Các nhà đầu tư hiểu biết có thể gạt bỏ cảm xúc của mình sang một bên và xem xét các điều kiện tài chính một cách khách quan sẽ bắt đầu giảm lượng nắm giữ cổ phiếu của họ trong giai đoạn này, nhưng đối với hầu hết các nhà đầu tư, cảm giác phủ nhận vẫn đang thao túng họ mạnh mẽ.
Giai đoạn 4: GIAI ĐOẠN ĐẦU HÀNG ĐẾN GIAI ĐOẠN MIỄN CƯỠNG
Cuối cùng, khi các khoản lỗ tiếp tục tăng lên, nhiều nhà đầu tư sẽ đầu hàng. Cuối cùng họ cảm thấy “đã quá đủ” và thoát khỏi thị trường.
Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư đạt được điểm tới hạn này bằng “vũ lực”. Tình trạng thiếu thanh khoản tài chính có thể tạo ra tình huống phải bán các khoản đầu tư để trang trải chi phí. Nhưng thường xuyên hơn, các nhà đầu tư bán vào thời điểm này vì họ sợ hãi, căng thẳng và cần sự an toàn khi sở hữu tiền mặt.
Trên thực tế, họ đã kiệt sức! Họ không còn đủ khả năng phục hồi để đối phó với căng thẳng và lo lắng khi tiếp tục đầu tư.
Đây có lẽ là nơi nguy hiểm nhất mà một nhà đầu tư có thể cảm nhận và phải đối diện.
Sở hữu ngay những quyển sách giúp bạn quản trị tốt tâm lý đầu tư và đem đến chiến thắng thuyết phục trên thị trường tại đây: https://shop.happy.live/…/bo-sach-dau-tu-gia-tri-toan…
Đặc biệt nếu sở hữu đơn hàng từ 1.000.000đ trở lên, bạn sẽ có cơ hội sở hữu nhiều giải thưởng hấp dẫn của chương trình Đại Trí Nghênh Xuân tại đây: https://bit.ly/uu-dai-tet-2023-dai-tri-nghenh-xuan