1. Tận dụng thời gian để dọn dẹp máy tính, các files ghi nhớ, sắp xếp lại dữ liệu, thư mục cho thật khoa học (kể cả trên cloud)
2. Sắp xếp lại nhà cửa gọn gàng
3. Học cách trở thành những người bố/mẹ tốt và lắng nghe con cái thật chân thành. Hoặc đơn giản trở thành người anh/chị/em tốt hơn
4. Tận dụng thời gian đọc thêm thật nhiều sách về chủ đề mình muốn tìm hiểu (phát triển cá nhân, đầu tư, kinh doanh, tâm lý học, triết học,..)
5. Dành thời gian để suy nghĩ lại Bản đồ cuộc đời và 8 bánh xe cuộc đời của mình xem mình muốn đi đến đâu (điểm B) và mình đang ở đâu (điểm A).
6. Chân thực đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức sau đại dịch với ngành học, ngành làm việc của mình
7. Tập chạy bộ/đi bộ nhiều (nhất là khi các phòng tập gym đã đóng cửa). Chạy bộ rất tốt cho tim mạch (nhớ đeo khẩu trang 😀)
8. Tìm hiểu về làm content, youtube, facebook marketing và làm việc trực tuyến. Học thêm online, học videos, xem thêm các bài giảng bổ ích (i.e Yo.utube)
9. Tìm cách xây cho mình những thói quen mới tốt hơn (nhớ là thói quen tốt sẽ quyết định tới sự thành bại của vận mệnh 1 con người
10. Hãy dành thời gian để luyện tiếng Anh qua các bộ phim yêu thích của mình hoặc đơn giản là xem lại các bộ phim kinh điển như: Bố Già, Forest Gump, Mưu Cầu hạnh phúc, 3 chàng ngốc,..
11. Hãy chuẩn bị một kế hoạch thật lớn, lớn hơn nhiều so với những gì bạn đã có, đã làm và hãy làm người khác ngạc nhiên sau thời gian rảnh này
Hãy tận dụng thời gian rảnh một cách có ý nghĩa trong thời kì social distancing bạn nhé!
Kết phiên, chỉ số Dow Jones tăng 3.19%, S&P 500 tăng 3.29% và Nasdaq tăng 3.62%.
Dù vậy, nhìn trên đồ thị Ichimoku Kink Hyo Charts của chỉ số Dow Jones thì có lẽ việc tăng phục hồi rướn của chỉ số này cũng sẽ không thực sự kéo dài được lâu. Tham khảo thêm.
Quay trở lại các biện pháp containment measures của Mỹ nhằm hạn chế tác động của bệnh dịch Covid-19, cuối tuần qua thì Tổng Thống Trump đã ‘suy nghĩ lại” khi quyết định tiếp tục thực thi cách ly xã hội (social distancing) – tạm gọi là ai ở đâu thì ở nguyên đó và ở nhà, đến hết ngày 30/4/2020 (Chỉ sau vài ngày khi ông nói mở cửa kinh doanh trở lại trước Lễ Phục Sinh là một thời điểm đẹp (beautiful timeline), dù vậy thì không nhiều người đồng ý và tỏ ra quan ngại với quyết định này…nên ông đã đổi ý…).
“Việc tiếp tục giữ người lao động ở nhà và đóng cửa các hoạt động kinh doanh thêm 30 ngày nữa, thị trường bắt đầu tính toán các tác động của một suy thoái kinh tế trầm trọng hơn, bất chấp các nỗ lực kích thức lớn chưa từng có” (Đoạn ghi chú của Stifel)
Số ca nhiễm Virus của Mỹ hiện tại tính tới 7h sáng ngày 31/3/2020 đã lên tới con số 163,131 trường hợp bị nhiễm bệnh (hôm qua tăng thêm kỉ lục 19,640 ca nhiễm mới và +563 người chết). Một con số kinh hoàng! #GodBless
Ngay cả NewYork đang phải thành lập bệnh viện dã chiến ngay công viên Trung Tâm Grand Central Park (công viên này tháng 9/2019 tôi chạy bộ rộng dã man, giờ thì thành một bệnh viện dã chiến… )
Cũng có nhiều câu chuyện “âm mưu” hay “hài hước” về chiếc khẩu trang không đạt chuẩn và thiết bị xét nghiệm không đạt chuẩn được gửi đi từ phía nước “lạ” nhưng… thôi, điểm tin thì không cần nói làm gì 😀. Đọc để tham khảo để có cái đầu nhìn đa chiều thôi (Không tin số liệu của hắn nói vì hắn (ai cũng biết) lừa chúng ta hơn 1,000 năm roài 😀) (À cái này là ý kiến cá nhân tôi thôi nhé. Bạn đọc tham khảo).
Một ổ dịch lớn ở thế giới là Anh Quốc thì dù cho cả thủ tướng, bộ trưởng bộ Y tế rồi hoàng gia bị nhiễm virus nhưng người dân thì vẫn phớt ăng lê (Ông BJ gọi cho ông Trump thì chưa chào nhau đã nói “tôi cần máy thở, nhiều máy thở cho nước Anh và ông Trump thì đang ra lệnh cho GM sản xuất 100.000 máy thở rồi). Thành thử ra, những gì đang xảy ra ở nước Anh mới chỉ là sự khởi đầu. Nó khác với Pháp đã cách ly xã hội được 3 tuần và mô hình chống dịch quyết liệt ở mass scale của Đức (tương tự như Hàn Quốc). Tình hình sẽ khá hơn nếu Đức làm được như Hàn Quốc. Ngay cả Hàn Quốc dù đang có tiến triển thì tình hình sợ hãi và bệnh dịch vẫn diễn tiến phức tạp với khoảng gần 10 ca tử vong mỗi ngày và gần 100 ca nhiễm mới (chỉ là không kinh khủng chứ chúng ta cứ thấy Việt nam có 10 ca mới mỗi ngày và chúng ta làm cực tốt nên chưa có ai tử vong mà tâm lý đã thế thì bạn nếu sống ở Hàn Quốc bạn sẽ cảm thấy như thế nào?). Mọi chuyện tạm lắng xuống không có nghĩa nó không còn nguy hiểm.
Về cơ bản thì khoảng 1 triệu người nhiễm toàn thế giới sẽ tiến tới trong vài ngày tới! Cái này là gần như xác suất 90% rồi.
Ở nước Mỹ thì người ta (bà Nancy Pelosi và Hạ Viện) đang tính tới phương án giải cứu tiếp theo khi bệnh dịch qua đi với gói số 4 nhắm tới hạ tầng và cơ hội về y tế cho gia đình. #GodBlessAmerica (và làm ơn, hãy đừng chỉ trích nhau nữa, tập trung và đoàn kết chống dịch giúp Mỹ – cũng là giúp thế giới cái!)
Còn kinh tế toàn cầu thì theo IMF (bản tin tài chính VTV24h ngày hôm qua) cũng cho hay, kinh tế đã chính thức rơi vào suy thoái toàn cầu. Giờ xác suất khủng hoảng kinh tế xảy ra đang được tính đến. Theo CNBC thì nền kinh tế toàn cầu hầu hết sẽ ngủ đông 6 tháng
2. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, sau phiên giảm mạnh vào Black Monday (again) ngày hôm qua lùi về mốc 662.26 điểm với thanh khoản teo tóp và khối ngoại lại quay trở lại bán ròng sau khi cho khối nội “thở” được 1 hôm duy nhất ngày thứ 6.
Về cơ bản bạn tham gia thị trường thì tính kiên nhẫn luôn là quan trọng, nhiều bạn comment nói là trong gian khó này, lần đầu tiên các bạn cảm thấy kiên nhẫn lại quan trọng đến thế và chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng như vậy…lời khuyên của anh là gì? Tôi nói…” ngồi chờ”
Đọc thêm các tin sau đây nữa bạn nhé, để hiểu thêm xung quanh và kinh tế xung quanh:
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.
Theo CNN thống kê, hàng loạt quốc gia như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… gần đây đã tiết lộ kế hoạch cứu trợ nền kinh tế toàn cầu khỏi chìm sâu vào suy thoái, với tổng giá trị lên tới 7.000 tỷ USD và vẫn còn chưa dừng lại.
Liệu số tiền này có chảy vào bất động sản và khiến loại tài sản này tăng giá hay sẽ dùng vào giải quyết những vấn đề khác?
Một tuần mới lại đến với biết bao những toan tính, cảnh giác và nhiều điều đáng trông chờ trong thế giới tài chính. Hãy cùng tôi điểm qua những sự kiện tác động mạnh mẽ tới thị trường tài chính trong tuần này nhé!
Dịch bệnh nCoV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dữ liệu báo cáo việc làm của nước Mỹ. Thứ 6, Mỹ sẽ công bố nonfarm payrolls cho tháng 3 và dĩ nhiên số liệu việc làm bị mất đi thì sẽ cực kì lớn tại các thành phố lớn của nước này do các công ty đóng cửa 1 phần hoặc toàn phần và lệnh phong tỏa lockdown các thành phố dẫn đến làn sóng sa thải công nhân hàng loạt.
Dự kiến tháng 3 này theo các chuyên gia nước Mỹ sẽ chính thức mất khoảng 100,000 việc làm. Một con số kinh khủng!
Và để ngăn ngừa tác động xấu của việc này thì gói kích thích 2,000 tỉ đô la của Nhà Trắng đã được Quốc hội (lưỡng viện) duyệt triển khai sẽ cung cấp tiền mặt khoảng 3,000 đô la cho các hộ gia đình để họ có thể duy trì cuộc sống (không bình thường lắm) khoảng một thời gian ngắn để chính phủ phòng chống dịch. Nhà Trắng cũng đã dành ra một gói hỗ trợ (chả phải kích thích gì đâu) cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, trọng tâm là Boeing và ngành hàng không, với giá trị khoảng 500 tỉ đô la.
Trước đó, thì theo claim của những người mất việc thì số đơn trợ cấp thất nghiệp toàn nước Mỹ đã lên tới 3,28 triệu người ~ gần 1% dân số.
Với số việc làm bị mất, số người thất nghiệp khủng khiếp do đại dịch gây ra thì đây là bài toán cực khó cho nước Mỹ vì sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội lớn vì người dân Mỹ có thói quen chi sài quá độ với thẻ tín dụng và lãnh lương hàng tuần để sống!
Người dân Mỹ không phải ai cũng được hưởng gói hỗ trợ 3,000 đô la/hộ gia đình nếu họ không phải là công dân Mỹ và đóng thuế đầy đủ trước đây. Những người vô gia cư (500.000 người nguy cơ cao nhiễm nCoV) và người nhập cư trái phép sẽ là mối đe dọa an ninh trật tự tiềm năng của đất nước này.
Dù vậy, ông không phong tỏa New York, New Yersey và các bang bị nhiễm bệnh có thể là một trong những sai lầm của nước Mỹ. Theo tỉ phú Bill Gates, thì ông khuyến nghị nước Mỹ đóng cửa toàn bộ trong 6-8 tuần để xử lý bệnh dịch toàn phần như Vũ Hán thì sau đó muốn làm gì thì làm. Có lẽ lời đề nghị này sẽ được cân nhắc trong 1-2 tuần tới khi dịch bệnh leo thang tại Mỹ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/tong-thong-my-donald-trump-rut-lai-y-dinh-phong-toa-new-york-new-jersey-320280.html
2. Tâm điểm của Media tài chính toàn cầu tuần này vẫn sẽ ngắm tới Covid-19 và những diễn tiến của nó trên toàn thế giới
Nhìn những con số hàng ngày hiện lên trên bảng ‘tử thần’ này thì có lẽ 1 triệu người bị nhiễm Covid-19 toàn cầu sẽ đến sớm hơn tính toán của tôi với hàm mũ 10% trong 10 ngày cách đây 4 hôm. Hiện toàn cầu đã có 721,000 người bị nhiễm và 33,944 người tử vong với tỉ lệ tử vong lên tới 4,7%! https://vnexpress.net/the-gioi/gan-34-000-nguoi-chet-vi-ncov-toan-cau-4076629.html
Các quốc gia Châu Âu và các nước công nghiệp G7 đang ‘oằn mình’ chống lại đại dịch này từ Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ.
Sự đáng sợ là các con số tại Iran hay châu Âu không những không giảm đi mà còn cứ tăng lên mỗi ngày. Nhiều báo cập nhật nói tình hình tích cực hơn khi con số % tăng lên do người nhiễm bệnh mới giảm đi từng ngày! Tôi nói mấy vị báo này lạc quan tếu quá.
Thí dụ, có một quốc gia đang có 1.000 người nhiễm, ngày hôm nay tăng thêm 400 người nhiễm thì tỉ lệ là 40%, nhưng ngày mai tăng thêm 400 người nữa trên 1,400 người cũ thì tỉ lệ chỉ gần 29% và ngày kia lại 400 người nhiễm mới thì tỉ lệ 400/1,800 chỉ còn 22%. Thế quý vị kết luận là dịch bệnh thuyên giảm và khả quan hơn khi tỉ lệ nhiễm mới giảm đi??? What a journalist??? Tích cực đúng nghĩa là nhìn vào sự thật và tìm cách phòng ngừa, cảnh giác và để mình biết tình hình nó thế nào mà tránh chớ ai lại đi distort bóp méo số liệu kiểu đó.
Con số thực tế tại Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và châu Âu nói chung là cực kì lớn và lớn hơn rất nhiều với số báo cáo vì họ đã ngưng chương trình xét nghiệm rộng rãi rồi, chỉ người bệnh nặng và triệu chứng nặng mới xét nghiệm Covid-19, và số người chết cũng nhiều cực nhiều hơn số công bố vì số công bố là không bao gồm người ở viện dưỡng lão bị mất hay người tự cách ly ở nhà mà bị chết. Đọc kĩ bài này để biết: https://vnexpress.net/the-gioi/phap-them-hon-4-600-ca-ncov-mot-ngay-4076365.html
Cả thế giới biết Trung Quốc hay “bùa dữ liệu” nhưng buồn thay chả ai hành động theo kiểu không tin số này một cách quyết liệt mà chỉ nói. Còn duy nhất mỗi Việt Nam là hành động quyết liệt (và đương nhiên là I don’t trust you). Thậm chí Nhật Bản nổi tiếng là một dân tộc trung thực nhưng khi đụng tới quyền lợi Olympic 2020 cứu cánh nền kinh tế cũng dấu số liệu người nhiễm, đến khi quyết định hủy Olympic 2020 mới công bố nhiều người bị nhiễm hơn!!! 10 tỉ đô la đã đầu tư 7 năm nay rồi đợi đón Olympic 2020 nhưng bị hụt nên bị quốc tế tẩy chay và vận động viên tẩy chay thì giới chức mới công bố số người nhiễm tăng vọt lên.
Thời gian tới, dịch bệnh tại các quốc gia toàn cầu sẽ chưa thể suy giảm nhanh chóng, một số quốc gia như Âu Châu, Mỹ Châu mới đang ở giai đoạn đầu của chống dịch. Và thuốc và vắc xin thì nên đọc kĩ 2 khuyến nghị này của WHO để đừng đăng bài trên cộng đồng là chúng ta sắp có thuốc hay vắc xin!
Vậy là kịch bản sống chung với lũ phải được các nhà kinh doanh, đầu tư, giáo dục, bố mẹ phải tính tới.
Giờ tôi chỉ mong ông Donald Trump và các nguyên thủ Âu Châu, Nhật Bổn nghe lời ông Bill Gates thì mới mong xong trận này.
Còn lại thì… cứ nhìn giá dầu, giá xăng đang giảm và sẽ giảm thì sẽ biết kì vọng của nhà đầu tư đến đâu (Nay dầu futures lại giảm, S&P 500, DJ futures lại giảm khi tôi đang điểm tin).
3. Còn với thị trường chứng khoán Việt Nam: Thanh khoản teo tóp, toàn nhà tạo lập các cổ phiếu “quay tay” qua lại để tạo thanh khoản chứ chả có hấp dẫn gì nổi.
Tôi nghĩ với các thông tin của các bài báo này, do tôi điểm tin không thể nói hết. Quý bạn nên đọc thật kĩ từng bài
Với những bài này bạn sẽ làm gì? Mua bắt đáy theo lời kêu gọi của một số cao thủ hô mua bắt đáy từ 780 tiếp? (cháy -30% tài khoản) hay chơi phái sinh long short?
Tôi thì… ngồi im cầm tiền và tôi cũng sẽ không nhìn bảng điện tử liên tục (chỉ nhìn nó 3-4 lần/ngày là đủ) và còn lại thì đọc sách và làm việc. Có khi ở nhà ngồi chơi với con cũng là một giải pháp hay.
Vậy đi tiền mặt là vua và ngồi luyện kiếm tâm nhé!
P/S: Tối nay tôi sẽ có video về có cần cứu BĐS không?
P.S.S: Điểm tin kiểu này tốn “nơ ron” và thời gian, nhưng tôi hi vọng bạn yêu thích nó. Yêu thích nó thì động viên chào nhau vài câu buổi sáng đầu tuần nhé bạn hữu. Chào buổi sáng thứ 2.
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.
Tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
Vậy ý nghĩa của GDP là gì, công thức tính như thế nào? Hãy theo dõi nhé!