COVID-19:

C- Cắt bớt chi tiêu
O- Ổn định cuộc sống
V- Vệ sinh sạch sẽ
I- Ít tụ tập ăn chơi
D- Đầu tư vào sức khỏe và trí tuệ
1- Điều nhịn
9- Điều lành

(Sưu tầm)

Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020

Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning!
 
Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020
 
PHỐ WALL TĂNG ĐIỂM KÌ VỌNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
 
Ngày thứ 3 giao dịch của nước Mỹ và phố Wall khép lại với một phiên tăng điểm khá và giá dầu đã hồi phục khoảng 8% so với mức giảm -30% trong ngày thứ 2. Tất cả thị trường đang trong giai đoạn roller-coaster, xoay chóng mặt nay giảm mạnh, mai tăng mạnh. Và ngày hôm qua, thị trường đã hồi phục vì kì vọng nhà Trắng sẽ kích thích kinh tế dưới tác động của Coronavirus.
 
Kết phiên, chỉ số S&P 500 tăng 4.9%, Nasdaq tăng 4.5% và Dow Jones tăng 4.9%.
 
Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020
 
Nhìn đồ thị Ichimoku Kinko Hyo Charts của chỉ số Dow Jones thì nói chung là chưa nói được gì nhiều vì xu hướng giảm là chủ đạo. Đồ thị tuần mới qua 2 ngày chưa hình thành đồ thị tuần mà phải đợi ngày thứ 6 mới biết.
 
Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020
 
Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020
 
Điểm tin tài chính ngày 11/3/2020
 
Thị trường giai đoạn này thì quả rất ứng nghiệm với ca từ của bài nhạc Hãy cứ vui như mọi ngày của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
 
“Hãy cứ vui chơi cuộc đời
Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng lá trời còn xanh
Phố còn người đông rồi quên rồi quên.”
 
Thôi thì còn vui được ngày nào còn ngày xanh thì còn vui! Ông Donald Trump đang muốn tung ra một gói kích cầu về kinh tế bao gồm cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhưng chưa biết thời điểm nào sẽ tung ra gói kích thích này.
 
Khả năng gói cắt giảm thuế này của ông sẽ sớm được tung ra và kéo dài hết tháng 11/2020 khi mà cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc và ông cũng nói ý “nếu ủng hộ tôi thì các bạn (người dân Mỹ) còn được cắt giảm thuế”
 
Ông muốn tiến hành nhanh và trong cuộc cạnh tranh bầu cử với ứng viên (khả năng cao là Joe Biden) thì chiến lược của ông là giảm thuế còn Biden là “Free Y tế, Free giáo dục – mà Free y tế và giáo dục miễn phí thì phải tăng thuế). Đối lập nhau chan chát.
 
Với sự diễn tiến của coronavirus ngày càng phức tạp thì hôm qua đích thân Phó Tổng Thống Mike Pence cũng ra “chỉ thị” các công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả chi phí khám và chữa bệnh cho người dân Mỹ (co-pays) nếu họ bị nhiễm virus này”
 
Người dân Mỹ sẽ thêm một phần bớt hoang mang hơn, nhất là khi nhìn sang châu Âu – những người da trắng bạn mình – đang vật vã, quay quắt chống dịch Corona Virus.
 
Nước Ý đang gặp đại họa, mỗi ngày số người nhiễm mới tăng thêm gần 1,000 người và thêm 168 người chết ngày hôm qua.
 
Như dự báo của tôi trước đó, Tây Ban Nha và Pháp đang leo ranking khá nhanh khi hàng ngày có gần 500 người nhiễm mới và số người chết cũng tăng lên đáng kể.
 
Đọc các bài facebook mà bạn bè tôi chia sẻ về cách bộ trưởng bộ Y tế Pháp chống dịch, thì tôi thấy họ có lẽ “khi nào thấy quan tài mới đổ lệ” https://www.facebook.com/notes/hong-hanh-tran/liệu-pháp-với-khủng-hoảng-trong-thời-kỳ-dịch-bệnh/10160547259756509/?hc_location=ufi&comment_id=Y29tbWVudDo2NTQyMTQ5MjIwODAwNjhfNjU0NDg4OTA4NzE5MzM2 Nhìn cách họ làm và châu Âu đang áp dụng (Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ… ) và cả Mỹ đang làm kiểu này thì sớm muộn họ cũng sẽ nối gót nước Ý để phong tỏa toàn đất nước.
 
Họ nhìn sang Ý và thực sự (họ rất thông minh) nhưng không học được gì.
 
Đọc mấy bài chống dịch thêm kiểu của dân Phớt Ăng Lê Nước Anh với giải ngoại Hạng anh, rồi cafe chém gió, mua sắm đang diễn ra ở London mà tôi thấy…buồn cười.
 
Có lẽ, chưa bao giờ mà chúng ta lại thấy sự bất nhất ở Châu Âu đến vậy.
 
Nước Ý, trong một vài lần ca thán các liên minh châu Âu của mình đại ý rằng “khi khó khăn không thấy ai giúp đỡ gì cả, đợi khi nào tau khỏe lại, mọi chuyện sẽ bắt đầu cần xem xét lại các ràng buộc tại Brussels của Bỉ – ý nói là ràng buộc trong liên minh Châu Âu”.
 
Rõ ràng giai đoạn này là giai đoạn, thôi thì cứ nghe lời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “hãy cứ vui như mọi ngày”, ngày nào ta còn vui, ta còn hát ca và lạc quan.
 
Với thị trường Việt Nam, điều cần nói trong các bản tin hàng ngày và update liên tục trong ngày tôi cũng nói rồi. Cũng không có gì đặc biệt, nước ngoài vẫn bán mạnh các quỹ chỉ số ETFs, điển hình là E1ETF và một vài nỗ lực nội địa “uýnh” lên các cổ phiếu trụ Finlead và Diamond lead nhưng cũng không có đồng thuận.
 
God Bless.
 
Cám ơn quý vị & một ngày “hãy cứ vui như mọi ngày” nhé!
 
“Hãy cứ vui như mọi ngày
Dù chiều nay không ai qua đây
hỏi thăm tôi một lời
vẫn yên chờ đêm tới
Lòng ta trăm con hạc gầy vút bay”
 
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.

Phần 2: Quy luật cung và cầu của thị trường | Kinh tế học cơ bản a bờ cờ

Nguyên lý cung cầu, hay quy luật cung cầu giải thích sự tương tác giữa người bán và người mua, thông qua sự điều chỉnh của thị trường, mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định.

Nhìn chung, cung thấp cầu tăng sẽ làm tăng giá và ngược lại.

Điểm tin tài chính ngày 10/3/2020

Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning!
 
Điểm tin tài chính ngày 10/3/2020
 
PHỐ WALL GIẢM KINH HOÀNG LẦN ĐẦU TIÊN SAU 10 NĂM
 
Đó là tiêu đề chính của hầu hết các trang báo tài chính, kinh tế ngày sáng ngày hôm nay trên toàn thế giới.
 
Lý do:
 
1. Sự suy giảm của giá dầu, có lúc giảm tới gần 30% (nghe nói là cuộc chiến giành thị phần giữa Ả Rập Saudi và Nga khi không đạt được sự đồng thuận về cắt giảm sản lượng dầu lửa khi kinh tế toàn cầu đang nguy hiểm vì Covid-19 của OPEC+. Quý vị cũng nên nhớ Mỹ không thuộc “hội nhóm catel” OPEC này, và vẫn bán ra một lượng dầu lửa rất lớn hàng ngày kể từ năm 2019 trở lại đây);
 
2. Dịch bệnh nCov hay Covid-19 leo thang trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu làm dấy lên những lo ngại về việc chắc chắn 90% là nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái, thậm chí là khủng hoảng kinh tế!
 
Kết phiên, chỉ số S&P 500 giảm 7.6%, Nasdaq giảm 7.3%, Dow Jones giảm 7.8%, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2008 tức là từ thời điểm khủng hoảng kinh tế 2008 cách đây 10 năm. 2,000 điểm mất trắng. Và thực sự phải nói đây là lần thứ 2 trong đời tôi được chứng kiến cảnh này tại Mỹ và thị trường Mỹ đã phải kích hoạt chế độ phòng vệ dừng giao dịch 15 phút do sập sàn (ở mức 7% giảm điểm) (nếu tiếp diễn thì là ở mức 13% và 20%).
 
Điểm tin tài chính ngày 10/3/2020
 
Cuộc chiến giá dầu lửa leo thang và giá dầu có ngày tồi tệ nhất kể từ năm 1991, sau khi Ả Rập Saudi “gây chiến” với Nga về dầu khí nhằm tranh giành thị phần. Tôi nghi ngờ về luận điểm này của các báo tài chính, thực sự vậy. Việc gây chiến là việc cực chẳng đã và tôi nghĩ phe short sell tung tin như vậy chứ việc giảm giá dầu khiến tất cả các nền kinh tế đều thiệt hại trong bối cảnh Covid-19 đang lan rộng.
 
Việc cắt giảm sản lượng sản xuất không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến tại Châu Âu sẽ có khả năng dẫn tới 1 bước đi chính trị lớn hơn đó là phong tỏa di chuyển toàn khối. Đó mới là kì vọng của các tay short sell và lý do giá dầu giảm.
 
Nhìn trên đồ thị Ichimoku Kinko Hyo Chart của giá dầu thì như tôi đã có dự báo trong bài viết này cách đây 3 hôm thì phải, giá dầu đã retrace về vùng 26 đô la/thùng. Khả năng cao là giá dầu chưa dừng lại ở đây, phải có một cú test nữa về vùng 20 đô la/thùng dầu, thậm chí là 17-18 đô la/thùng dầu nếu diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp hơn và giới chính trị phải xử lý nhiều việc kinh dị hơn là đóng cửa biên giới các nước và cấm di chuyển toàn châu Âu.
 
Điểm tin tài chính ngày 10/3/2020
 
Căn nguyên dịch Covid-19 đang lan rộng là căn nguyên thứ 2 khiến thị trường đang sợ hãi.
 
Điểm tin tài chính ngày 10/3/2020
 
Dịch Covid-19 đang trở thành một nỗi ám ảnh toàn cầu với 4,300 ca mắc bệnh mới ngày hôm qua. Và 114,299 người bị nhiễm bệnh cho đến thời điểm này. Ý, quốc gia hình chiếc ủng, đã “vươn lên” giành “huy chương bạc” toàn thế giới khi số ca nhiễm mới lên gần 1,800 ca ngày hôm qua đạt mức 9,172 ca nhiễm và ngày hôm qua thì đã có 97 người thiệt mạng vì căn bệnh quái ác này.
 
Ý – một nước công nghiệp phát triển G7 – đã rơi vào khủng hoảng quá sâu với căn bệnh này, dù đã phong tỏa di chuyển và hạn chế 17 triệu dân vùng Lombardy, vùng giàu có số #1 ở Italia, thành Milan,… nhưng dân tình trước khi vùng này bị cấm thì đã “kịp” di chuyển về phía nam nước Ý và tiếp tục di chuyển “tự do” toàn cõi châu Âu.
 
Tại sao số người chết ở Ý tăng vọt như vậy? Vì dân số Ý có 25% trên 65 tuổi, toàn người già.
 
Một quốc gia khác có độ tuổi trung bình rất cao ở Châu Âu và với văn hóa ưa tụ tập, ưa bóng đá, ưa văn hóa và cafe “chém gió” là Tây Ban Nha, Tây Ban Nha ngày hôm qua đã “lên” hạng 6 thế giới về số ca nhiễm. Quốc gia này, dân số khá già và tỉ lệ thất nghiệp lớn (có thời điểm >36% trong năm), nổi tiếng bởi bóng đá và du lịch đang chịu cú hit rất lớn về kinh tế do bệnh dịch và khả năng thời gian tới nếu chính quyền không cấm toàn bộ các hoạt động văn hóa tại Barcelona, Madrid và thể thao, bóng đá thì Covid-19 sẽ gần như không kiểm soát được.
 
Ở Pháp, Đức, Anh Quốc… mọi thứ cũng đang ở trạng thái rất báo động.
 
Nguyên nhóm công nghiệp G7 đang chịu những cú hit lớn.
 
Thực chất ra, các quốc gia nếu nhìn vào cách Vũ Hán, Trung Quốc đã làm và cách Ý làm thì sự mau chóng dừng toàn bộ hoạt động di chuyển của người dân, khuyến khích làm online và không cho tụ tập bóng đá, văn hóa lễ hội (kể cả các loại nhỏ hơn 1.000 người) là một giải pháp phải làm ngay.
 
Kinh tế sẽ suy sụp ngắn hạn, điều đó là chắc chắn, nhưng dịch bệnh sẽ được kiểm soát và lâu dài dịch bệnh qua đi thì mọi thứ lại bình thường. Còn đằng này, lưỡng lự thì sẽ thiệt hại lớn hơn nữa và sợ là mất luôn kiểm soát.
 
Ở Mỹ, tình hình cũng không khá hơn. Tổng Thống Donald Trump với những cú “tweet” thần sầu thì giờ cũng không cứu nổi được Dow Jones giảm tốc vì những lo lắng của giới đầu tư toàn cầu.
 
Có lẽ việc của ông thay vì thúc ép FED giảm lãi suất nữa vào ngày 17/3-18/3 tới thì hãy tập trung chống dịch mạnh mẽ.
 
(Xin nhớ: tôi là một người pro Trump nhưng tôi không tán đồng cách ông đang chủ quan với bệnh dịch như những dòng tweet ngày hôm qua. Ông coi Covid-19 là “cúm mùa”? Và cho rằng nó không có tỉ lệ chết cao như WHO cảnh báo? Dữ liệu False? No no no).
 
2. Ở Việt Nam: Thị trường chứng khoán giảm sàn mạnh nhất kể từ lâu lắm rồi mới có, các cổ phiếu trắng bên mua (múa bên trăng). Nước ngoài tiếp tục bán ròng phiên thứ 20 liên tiếp.
 
Lãnh đạo ủy ban chứng khoán lên tiếng trấn an nhà đầu tư . Và thú thực, họ cũng đang làm hết sức để tôn trọng quy luật cung cầu của thị trường.
 
Một vài con số nổi bật ngày hôm qua.
 
Tất cả các ngành bị ảnh hưởng kinh tế từ “Covid-19” điều đó là hiện hữu. Các bạn bè của tôi ngành dịch vụ cũng đang bị gần như tê liệt với các hoạt động nhà hàng, quán ăn, du lịch, khách sạn.
 
Giờ chúng ta phải làm sao?
  1. Cắt giảm chi phí không cần thiết
  2. Hạn chế đi ra ngoài và tụ tập đông người đặc biệt ở nơi thời tiết lạnh dễ lây lan (siêu thị chen lấn mua thực phẩm)
  3. Rửa tay bằng xà bông khử khuẩn gấp 3 lần ngày thường và rửa kĩ
  4. Ngủ đủ 7 tiếng/ngày tăng cường đề kháng
  5. Thể dục thể thao cho đủ 1h mỗi ngày tăng đề kháng
  6. Đọc sách tĩnh tâm nhìn tình hình để nhận định cho sáng suốt
  7. Quan trọng nhất là ĐỪNG ĐOÁN ĐÁY! ĐỪNG ĐOÁN MỨC SÀN (FLOOR) trong phương pháp sàn trần FACs của Payback Time ngày đòi nợ. Cứ để khi sàn tạo ra thì vào sau
  8. Quan trọng hơn cả Nhất đó là: NGỒI TRÊN TIỀN MẶT $$$
Chúc quý vị một ngày tốt hơn ngày hôm qua!
God Bless us!
 
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.