Dhandho – Bí quyết giúp người Patel chiếm lĩnh hoạt động nhà nghỉ (Motel) tại Mỹ

Bạn có biết: Người Mỹ gốc Ấn chiếm khoảng 1% dân số Hoa Kỳ – khoảng 3 triệu người. Trong số 3 triệu này, một phần tương đối nhỏ đến từ bang Gujarat của Ấn Độ – nơi sinh thành của Mahatma Gandhi. Và một phần rất nhỏ trong cộng đồng Gujarat là những người Patel – ở một tiểu khu thuộc miền nam Gujarat. Trong 500 người Mỹ, chưa có đến một người Patel. Vậy mà hơn một nửa nhà nghỉ trên toàn quốc do người Patel sở hữu và vận hành.

Càng ngạc nhiên hơn nữa là hầu như không có một người Patel nào trên nước Mỹ 35 năm về trước. Họ là những người dân tị nạn đặt chân lên đất Mỹ vào đầu thập niên 1970, thiếu thốn nền tảng giáo dục lẫn vốn liếng. Kỹ năng nhấn nhá tiếng Anh bồi cũng chẳng cải thiện triển vọng của họ nổi. Từ khởi đầu mang khiếm khuyết nặng nề là vậy, với tất cả cơ may thành công chống lại người Patel nhưng họ đã chiến thắng. Ngày nay, cộng đồng người Patel sở hữu trên 40 tỷ đô la tài sản nhà nghỉ ở Mỹ, nộp hơn 725 triệu đô la tiền thuế và tuyển dụng gần một triệu việc làm.

Làm thế nào một dân tộc thiểu số, nghèo khó này lại kiểm soát nguồn lực kinh tế khổng lồ đến vậy? Giải thích gói gọn trong một từ thôi: Dhandho.

Dhandho (phát âm là dhun-doe) là một từ thuộc tiếng Gujarati. Dhan xuất phát từ chữ Dhana trong tiếng Phạn, nghĩa là sự giàu có. Dhan-dho theo nghĩa đen là “nỗ lực tạo ra sự giàu có”. Người phố Wall dịch đơn giản là “kinh doanh”. Kinh doanh có nghĩa lý gì nếu không dùng nỗ lực để tạo nên sự giàu có?

Tuy nhiên, nếu chúng ta mổ xẻ cách tiếp cận kinh doanh theo rủi ro thấp, lợi nhuận cao của người Patel thì từ Dhandho có nghĩa hẹp hơn nhiều. Chúng ta đều được dạy rằng tỷ suất lợi nhuận cao đòi hỏi chấp nhận rủi ro lớn. Dhandho lật ngược khái niệm này. Dhandho thuần về giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.

P/S: Cuối năm ra sức “cày cấy” mang lại giá trị và những cuốn sách phục vụ độc giả và nhà đầu tư trong dịp Tết âm lịch 2019 tới.

dhandhoSiêu phẩm Dhandho Investor này là siêu phẩm của một nhà đầu tư nổi tiếng thuộc hàng First Class trên thế giới hiện tại: Monish Pabrai của Monish Pabrai Funds.

Monish Pabrai theo nhiều nhà nghiêu cứu đánh giá là học trò thuộc diện xuất sắc nhất của trường phái đầu tư của Warren Buffett và Charlie Munger.

May be next 30 years, ông ta sẽ là một Warren Buffett thứ hai.

#Nghệ thuật đầu tư Dhandho
#Sắp ra mắt…

P.P.S: Biên dịch viên và dịch giả đang như cá đuối… vì deadline sau khi Việt Nam vô địch 😛

 

 

 

Trở ngại?

“Bao nhiêu người đã run sợ và nghi ngờ khi phải trực diện những trở ngại. Họ coi những trở ngại như là một kẻ thù, khi thực sự, trở ngại lại là một người bạn tốt.” – Trích bí mật của Phan Thiên Ân

Cuốn sách nhỏ sẽ chúng ta một người thầy và cung cấp cho ta bí quyết thành công. Nhưng khi có đầy đủ những thứ này trong tay, liệu ta có đủ LÒNG TIN và KIÊN NHẪN để thực hành?

Cứ như thai nghén, có 10 ngày để đọc đi đọc lại toàn bộ cuốn sách và 9 tháng để “tụng” 9 tờ kinh. Kết quả tốt đẹp sẽ được sản sinh.

“Yếu là những kẻ để suy tưởng chi phối hành động, mạnh là những người dùng hành động để chi phối suy tưởng.”

Bạn chọn làm kẻ yếu hay người mạnh?

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể “làm gì đó” từ hôm nay hơn là ngồi 1 chỗ suy tưởng và không làm gì!

P/S: nếu có một cuốn sách thuộc diện MUST READ đầu năm 2019 để lên kế hoạch hành động của năm, tôi khuyên bạn đọc cuốn này!

#Bí mật của Phan Thiên Ân

#Nice week ahead các bạn hữu

 

“Chuyên gia” bật mí về chiến lược đầu tư dài hạn cùng báo NDH

Báo Ndn.vn cho đăng bài trao đổi nhanh ghê!

Một vài notes cho các nhà đầu tư muốn nhìn dài hạn.

Trước tiên hãy: “See problem as it is not worse than it is” – Hãy nhìn vấn đề đúng bản chất chứ đừng nhìn nhận nó tệ hơn bản chất!

Cơ hội luôn tồn tại cùng rủi ro. Nhà đầu tư đúng nghĩa thì luôn thấy rủi ro thấp gắn liền với lợi nhuận cao. Không nhất thiết lợi nhuận cao thì rủi ro phải cao

Hãy đi theo tiếng gọi của luồng tư bản luân chuyển toàn cầu.

Với những bạn chưa nghe phần lực chuyển vận động của dòng tư bản toàn cầu của tôi 20-30 năm tới (recap) thì có thể xem ở link youtube này:

P/S: Cơ bản tôi không muốn coi mình là chuyên gia, tôi đơn giản chỉ là người say mê về làm ăn, kinh doanh và đầu tư. Đồng thời, tôi mong muốn mọi người giàu có hơn!

Chi tiết bài viết vui lòng theo dõi tại đây.

 

 

 

Bạn có đang mắc sai lầm này?

Sáng nay trao đổi ở talk show về đầu tư. Thấy có vẻ nhiều nhà đầu tư Việt Nam mắc phải lỗi này.

Phổ biến thật! Họ thường đầu tư rất hời hợt…

#Thay đổi được không?
#Dám thay đổi?