Đọc và hiểu báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào?

Vận dụng ra sao?

1) Top line là gì?

2) Bottom line là gì?

3) Dự báo tốc độ tăng trưởng tương lai của công ty được không?

(TIẾP TỤC SERIES VIDEO: ĐẦU TƯ THEO PAYBACK TIME và RULE 1 nhé)

P/S: Đặc biệt dành cho các anh em bạn hữu muốn hỏi tôi mà đang ở xa HCM chưa có điều kiện gặp.

 

 

Lợi nhuận cao cần rủi ro cao?

LỢI NHUẬN CAO CẦN RỦI RO CAO?

Thật không?

Mgười Mỹ có câu “Hot money without deep pocket” – Tiền kiếm dễ thì cũng mất dễ.

Khi tham gia vô “sòng” dù đó là Casino, hay là CK Phái Sinh hay là Phố Wall (chứng khoán nói chung) thì Xác suất là tất cả.

Xác suất chiến thắng trên các mô hình, có thể là mô hình đếm bài trong casino, mô hình dựa vào công thức vận may Kelly, mô hình và hệ thống Ichimoku, hệ thống các đường MA, Trend following, và hệ thống FA&TA của William ONeil (hay Kungfu fusion investment)… sẽ confirm (xác nhận) cho các bạn điểm mua và điểm bán phù hợp trong 1 trend ngắn, trung và dài hạn.

Đừng nghĩ mình là Warren Buffett! Hãy học ông thôi

Cũng đừng nghĩ mình là một tay Day trader hay là một tay Speculator siêu hạng! Hãy học hỏi

Every hand is a game then every hand is a lose.

#Ván nào chơi thì cũng chết đấy!

#A man for all markets

#Người đàn ông đánh bại mọi thị trường Edward Thorp chỉ dạy

 

 

 

 

 

Chiến tranh thương mại (trade war) Mỹ vs Trung Quốc: lưỡng bại câu thương

P/S: Bài này Thai Pham đăng lại từ một cuộc phỏng vấn của báo Người đưa tin với Giáo Sư, Tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược. Những nhận định của Tiến sĩ Võ Đại Lược, người là một trong những cây đa, cây đề về chiến lược và nghiên cứu kinh tế thế giới của Việt Nam. Ông vốn nguyên là Viện Trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Đây là những luận giải đầy thuyết phục của Giáo sư Võ Đại Lược về cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc và ảnh hưởng của nó tới kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng.

Tôi tóm lược như sau:

Bản chất sâu xa của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là gì?

Cuộc chiến thương mại hiện nay chỉ là dấu hiệu dễ thấy nhất của một cuộc chiến lớn hơn nhiều, nhằm giành quyền lực và tầm ảnh hưởng trong thế kỷ 21.

Điều mà chúng ta thấy là cuộc xung đột giữa hai quốc gia về mặt địa chính trị, giữa một bên là “American First” (Nước Mỹ trên hết) và một bên là “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc) cùng Con đường tơ lụa.

Tác động của cuộc chiến tới Mỹ và Trung Quốc?

Mỹ có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Có nhiều lý do khiến Trung Quốc chịu thiệt nặng hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ: Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang có nhiều vấn đề như tồn tại nhiều nợ xấu. Thứ hai, Trung Quốc còn đang đối mặt với thực trạng bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản.

Các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

Cuộc chiến thương mại xảy ra không chỉ khiến Mỹ và Trung Quốc thiệt hại mà còn tác động đến cả thế giới.

Cả Trung Quốc và Mỹ hiện đều có các hoạt động thương mại, buôn bán với các nước trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu Đông Nam Á có hoạt động thương mại, buôn bán lớn với Trung Quốc. Vì lẽ đó nên chắc chắn căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tác động đến châu Á và Việt Nam.

Tác động này thể hiện ở một số điểm. Nếu Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, họ có thể sẽ tăng cường xuất khẩu sang các nước khác ở châu Á và Việt Nam.

Hàng hoá Trung Quốc tràn vào Việt Nam và các nước trong khu vực và điều này gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các nước đang xuất khẩu vào Mỹ cũng có thể sẽ gặp khó khăn khi Mỹ sẽ áp thuế với chính các loại hàng mà có nguyên liệu hay nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là tác động trực tiếp nhất với Việt Nam.

Việt Nam hiện xuất siêu vào Mỹ nhiều tỷ USD nên chúng ta có thể sẽ phải chịu sức ép từ Mỹ. Đặc biệt, hiện nay nhiều thứ hàng chúng ta phải nhập nguyên liệu, rồi gia công chế biến từ Trung Quốc và khi hàng này được xuất sang Mỹ thì sẽ có thể bị gây khó dễ.

Chi tiết mọi người đọc thêm tại đây nhé!

 

 

 

Ngừng tranh cãi

Tranh cãi cho đúng sai, cho sự thấu hiểu của mình sẽ gây thiệt hại đa số cho tất cả: người tạo ra tranh trãi, người lao vào tranh cãi!

Cuộc sống, nhiều điều thú vị và quan điểm thế nào là đúng, thế nào là sai phụ thuộc rất lớn bởi GÓC NHÌN – Nhân sinh quan, cách chúng ta nhìn sự vật, hiện tượng và thế giới. Góc nhìn lại phụ thuộc vào bối cảnh, văn hoá, giáo dục, hoàn cảnh sống của từng người. Vậy, một vấn đề nếu có khác biệt về tư duy tại sao lại phải lao vào tranh cãi?

Hôm qua, anh bạn tôi có nói một câu tôi thấy tâm đắc: “Cái gì là phổ thông, có nghĩa là nó phải được thành thường thức, thế hệ này có thể dạy cho thế hệ khác. Cha, mẹ và ông bà có thể dạy dỗ và để lại kiến thức cho con chứ không phải chỉ phụ thuộc vào thầy, cô”. Chà đó là quan điểm về chữ PHỔ THÔNG, PHỔ CẬP trong giáo dục thú vị. Và dĩ nhiên, tôi đồng tình.

Nhưng, #tôi sẽ không sa đà vào tranh cãi với bất cứ ai, vì tác hại của nó:

#Tranh cãi tốn năng lượng hữu ích

#Tranh cãi mất thì giờ

#Tranh cãi làm ta…hèn mọn và ích kỉ chỉ nghĩ đến đúng sai của bản thân.

Và #Tranh cãi sẽ khiến ta mất nhiều hơn được

Khởi đầu ngày thứ 6, #TGIF thú vị và nhiều năng lượng bạn hữu nhé!

(P/S: đi bộ giúp ta suy nghĩ ☺️)

 

 

Cảm ơn vì một khóa huấn luyện tuyệt vời!

Giao lưu PMM 01

1. Cám ơn các học viên yêu quý của tôi và những bạn còn missing trong hình.

2. Cám ơn các coach rất tuyệt vời

Và vì thế: Khoá 1 PMM – Practical Marketing Manager của SAGE đã kết thúc tốt đẹp!

Có những điểm được và còn nhiều điều thiếu sót với tất cả, nhưng xin hẹn Bảo Hành Trọn Đời với các học viên hay những người bạn này về sự nghiệp, công việc & nghề nghiệp trong business.

Chúc tất cả các bạn thành công! 

#Marketing giỏi phải kiếm được tiền

#SAGE

#Practical Marketing Manager

[P/S: có hình nhận bằng nghiêm túc và cả ăn chơi =)) ]

 

 

 

Khi index giảm điểm để chờ đợi…

Sách người đàn ông đánh bại mọi thị trường

(P/S: Đợi cái gì đó thì cả thế giới này đều ngóng chờ…dễ đoán quá mà)

Khi thị trường giảm, ai cũng sợ hãi và suy đoán đủ thứ lý do. Tuy nhiên, đặt ngược lại lúc thị trường tăng giá, ít ai tự hỏi câu này:

“Rồi đến lúc tận cùng cũng sẽ là đêm tối, khi những người khác đang đổ xô vào mua và…chúng ta không thể đếm gà trước đi chúng nở, vậy ai sẽ là người trả cái giá cuối cùng?”

Mọi thứ khi giao dịch cần phải hành động … As plan (như kế hoạch)

Tôi đã nói nhiều lần là một fusion investor cần những plan (kế hoạch) khác nhau khi tham gia vào thị trường tài chính.

#Không có kế hoạch là tự sát

#Nhà đầu tư huyền thoại và tay chơi bài có hạng Edward Thorp – Godfather (Bố Già) của trader cũng thường xuyên nghĩ ra nhiều kịch bản khác nhau và đưa nhiều biến (variables) vào trong các công thức dự báo giá cả, giá trị của CW, giá cổ phiếu của mình. Ông luôn lường trước mọi kịch bản và hành xử đúng như plan đã định.

#Còn bạn, bạn là người giao dịch theo cảm xúc trên bảng điện hay là một người giao dịch có plan?

Tìm hiều thêm về Edward Thorp và những thành tựu đáng nể của ông tại đây.