ĐỌC SÁCH KHÓ, ĐỌC NGƯỜI CÒN KHÓ HƠN

Sách hay có thể thay đổi cốt tướng, bạn tốt có thể thay đổi tiền đồ!
 
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Khí chất một người là do thiên bẩm, rất khó để thay đổi. Chỉ có đọc sách mới giúp con người thay đổi khí chất. Cổ nhân quý bởi tướng pháp, nhưng đọc sách cũng có thể thay đổi cốt tướng”.
 
Người luyện tập và người không luyện tập, sau một ngày nhìn không có sự khác biệt, sau một tháng nhìn có đôi chút khác, nhưng sau một năm đã hoàn toàn thay đổi. Người đọc sách cũng vậy, đạo lý là như nhau, người thường xuyên đọc sách thánh hiền với người không đọc sách, khí chất sẽ khác nhau.
 
Một người có thể đọc rất nhiều sách, nhưng sau rồi đều quên hết, cho nên có người nói đọc nhiều vậy có ích gì? Kỳ thực đọc sách cũng như ăn cơm vậy, hồi nhỏ có thể nếm qua rất nhiều đồ ăn, nhưng lớn rồi lại quên hết mùi vị của chúng, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã thấm vào m.á.u th.ị.t chúng ta, hoà vào làm một.
 
Một người hàng ngày chịu khó đọc sách, tích lũy tri thức, sự hiểu biết sớm đã hoà quyện vào tâm hồn của họ. Từ cách nghĩ, cách nhìn, cách đối đãi với mỗi một sự việc của họ cũng đã ngày càng thay đổi, chỉ có điều đôi khi chúng ta không nhận ra mà thôi.
 
Cũng như câu nói: “Đọc vạn cuốn sách, đi vạn con đường”. Một người muốn tiến bộ nhanh nhất thì chỉ có duy nhất một con đường, đó là không ngừng đọc sách, không ngừng học hỏi mới có thể thay đổi được cuộc đời của mình. Đương nhiên, thế gian không có cảnh nào là vĩnh cửu, con đường nào rồi cũng có sự đổi thay. Vậy nên mỗi con đường đều là tự mình phải đi, tự mình trải nghiệm để rồi đúc kết, để rồi tìm kiếm con đường cho riêng mình.
 
Nhưng, thế giới chính là một sân khấu lớn, mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người so với việc đọc sách còn khó hơn nhiều.
 
1. Có người, dưới ánh nắng mặt trời chói chang lại nguyện ý cho bạn mượn dù, nhưng lúc trời đổ mưa lại lặng lẽ bật dù đi trước.
 
Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không nên oán trách họ, bởi vì họ chính là không muốn bị dầm mưa. Hơn nữa, chiếc dù đó chính là của họ, họ cũng không muốn gánh vác khó khăn của người khác. Vậy bạn có thể nói gì đây? Tốt nhất vẫn là tự mình nên mang theo một chiếc dù dự phòng.
 
2. Có người, tại thời điểm mà bạn có quyền thế, liền vây quanh bạn không rời; nhưng khi bạn rời khỏi chức vị hoặc không còn quyền thế, họ liền lặn m.ấ.t tăm.
 
Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần không cần lý giải họ, bởi trước đó họ vì muốn đạt được mục đích gì đó mà ca ngợi bạn, nhưng hiện tại bạn không có khả năng đó nữa rồi, thì cũng không cần phải ở bên cạnh bạn để ca tụng nữa.
 
3. Có người, khi ở trước mặt bạn thì thổ lộ hết tâm tình, lời nói như nước chảy êm đềm, nhưng ở dưới đáy sông lại ẩn nấp một mạch nước ngầm bất tịnh.
 
Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng căm hận họ, bởi vì phàm là người mà dùng mặt nạ d.ối tr.á đến l.ừa g.ạt người khác, thì cuộc sống đều rất gian nan, đôi khi sẽ bị kẻ cao tay hơn l.ừa g.ạt lại. Bạn nên thông cảm cho phương thức sống của loại người này, chờ đợi nhân tính của họ quay lại và tự biết xét mình.
 
4. Có người, tại thời điểm bạn vất vả cần cù gieo hạt, thì họ khoanh tay đứng nhìn, không chịu tưới xuống dù chỉ một giọt mồ hôi. Như khi bạn thu hoạch, họ lại không hề tỏ vẻ xấu hổ mà lấy các loại lý do để tới phân chia thành quả với bạn.
 
Đọc họ lúc này, bạn ngàn vạn lần đừng phản cảm, bởi vì có người chịu cùng bạn chia sẻ mùa thu hoạch ngọt ngào đã là vui rồi, mặc kệ họ mang theo cái tâm gì, chúng ta đều vui vẻ hoan nghênh. Bạn lặng lẽ cho họ biết thế nào là hy sinh, thế nào hưởng thành quả sau những nỗ lực, để cho họ biết được thế nào là tự tôn và tự ái.
 
5. Có người rất chú trọng chải chuốt bề ngoài, cách ăn mặc thể hiện là một người sang trọng quý phái, mà ở sâu trong nội tâm lại trống rống, tràn ngập vô tri cùng ng.u m.uộ.i.
 
Đọc người này, bạn ngàn vạn lần đừng khinh bỉ họ, bởi vì họ không hiểu trang phục vốn là của thợ may chế tác đấy. Mà người trí thức thì tiền bạc chỉ là công cụ, phẩm đức và khí chất mới là giá trị đích thực của đời người.
 
Đọc người, quan trọng nhất chính là đọc hiểu họ là người như thế nào.
 
Đọc người, cũng là vì chính mình muốn làm một người chân chính. Bởi vậy, khi đọc người, cần học được sự khoan dung, học được rộng lượng.
 
Người với người ở chung cần có sự thấu hiểu, sự tín nhiệm. Đối đãi người khác thêm một phần tha thứ, bạn sẽ phát hiện cuộc sống sẽ có thêm một phần vui vẻ đang chờ đợi mình.
 
Nhân sinh cả đời, viết chính mình để cho người khác đọc…
 
Thế giới là một đại sân khấu, mỗi người đều là một quyển sách. Đọc người khác chính là để đối chiếu chính mình.
 
Một quyển sách hay chính là một người bạn, một người bạn càng là một quyển sách hay.
 
Theo Trí Thức Trẻ
Thai Pham Page sưu tầm
 
#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
 
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC

1. VÌ SAO CẦN PHẢI TỰ KỶ LUẬT?
Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào kết quả mà người khác đạt được nhưng lại bỏ quên nỗ lực đằng sau thành công đó.
Có thể bạn cho rằng: Những người giữ nguyên tắc cứng nhắc đều thật là nhàm chán! Khi người ta trong chơi vui vẻ thì họ kiếm một chỗ vùi đầu đọc sách. Khi người ta thưởng thức của ngon vật lạ thì họ lại đổ mồ hôi như mưa trong phòng tập thể hình.
Ngày cuối tuần, người ta lười biếng ngủ nướng đến tận trưa thì họ vẫn kiên trì như mọi ngày: Dậy sớm, chạy bộ, đọc sách, làm việc… Người như vậy thật chẳng có gì thú vị, thậm chí cứ như là đang ngược đãi bản thân vậy, cuộc sống cũng chẳng còn chút thoải mái, tự do nào.
Nhưng sự thật là: người tự kỷ luật lại tự do hơn nhiều so với người vô kỷ luật.
Nếu một người chỉ luôn làm những gì mình muốn, coi trọng hưởng thụ mà không biết nỗ lực, thì rõ ràng họ không có trách nhiệm với bản thân mình. Hiện tại dường như là tự do, nhưng một ngày nào đó, họ sẽ nhận ra rằng mình đã trì trệ quá lâu, không còn theo kịp những người tự kỷ luật nữa rồi.
Khoảng cách giữa người tự kỷ luật và người không kỷ luật là rất nhỏ. Một ngày, hai ngày có thể bạn sẽ không nhìn ra. Một tháng, hai tháng e rằng vẫn chưa thể nhận ra.
Nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng. Người tự kỷ luật và người không kỷ luật cuối cùng rồi sẽ đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau.
Càng tự kỷ luật, lời nói càng có trọng lượng, đường đời càng thành công và cuộc sống càng hạnh phúc
Còn mỗi một hành vi vô kỷ luật, đều là tự làm khổ bản thân mình.
Không cam chịu làm nô lệ của ham muốn tầm thường, sự tự kỷ luật sẽ thúc đẩy chúng ta sống tích cực và thành công hơn.
2. CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐƯỢC, ĐÓ CHÍNH LÀ KỶ LUẬT
Tác giả Haruki Murakami bắt đầu viết từ năm 30 tuổi, đến nay ông đã viết gần 40 năm, sáng tác một lượng lớn tác phẩm kinh điển nổi tiếng cả trong và ngoài Nhật Bản.
Haruki Murakami có thói quen chỉ viết 4.000 từ mỗi ngày, 400 từ một trang, và khi viết được 10 trang thì dừng lại. Ngày nào cũng đều đặn như vậy
Jack Ma, mặc dù đã là một ông chủ thành danh, nhưng ông vẫn học tập không ngừng, sợ rằng không học tập thì chính mình sẽ lạc hậu. Ông vẫn luôn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Bill Gates cũng đặc biệt yêu thích đọc sách. Suốt mấy chục năm qua ông đều kiên trì mỗi tuần đọc xong ít nhất hai cuốn sách. Phải yêu cầu bản thân nghiêm khắc, ông mới duy trì được thói quen ấy thường hằng.
3. KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước.
Muốn thành công không thể đi đường gần, lại càng không thể hấp tấp vội vàng. Mỗi bước đi hãy luôn là những bước chắc chắn. Tự kỷ luật bản thân, chúng ta có thể trở thành hình tượng mà mình yêu thích, sống cuộc sống mà mình mong muốn.
Thay vì để những giấc mơ bị bóp nghẹt, hãy tự yêu cầu bản thân nỗ lực trong tất cả mọi việc. Càng chăm chỉ, càng nỗ lực, càng kỷ luật, càng xuất sắc. Đây chính là lý do vì sao chúng ta nên tự kỷ luật bản thân mình.
(Cre: Đại kỷ nguyên)
?? Bộ sản phẩm giúp bạn kỷ luật 100% với mục tiêu của mình – Hộp sách Đại Lộc Phát duy nhất 100 hộp chỉ phát hành duy nhất 1 lần năm 2022, đặt ngay: https://bit.ly/dai-loc-phat-2023

KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC

1. VÌ SAO CẦN PHẢI TỰ KỶ LUẬT?
 
Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào kết quả mà người khác đạt được nhưng lại bỏ quên nỗ lực đằng sau thành công đó.
 
Có thể bạn cho rằng: Những người giữ nguyên tắc cứng nhắc đều thật là nhàm chán! Khi người ta trong chơi vui vẻ thì họ kiếm một chỗ vùi đầu đọc sách. Khi người ta thưởng thức của ngon vật lạ thì họ lại đổ mồ hôi như mưa trong phòng tập thể hình.
 
Ngày cuối tuần, người ta lười biếng ngủ nướng đến tận trưa thì họ vẫn kiên trì như mọi ngày: Dậy sớm, chạy bộ, đọc sách, làm việc… Người như vậy thật chẳng có gì thú vị, thậm chí cứ như là đang ngược đãi bản thân vậy, cuộc sống cũng chẳng còn chút thoải mái, tự do nào.
 
Nhưng sự thật là: người tự kỷ luật lại tự do hơn nhiều so với người vô kỷ luật.
 
Nếu một người chỉ luôn làm những gì mình muốn, coi trọng hưởng thụ mà không biết nỗ lực, thì rõ ràng họ không có trách nhiệm với bản thân mình. Hiện tại dường như là tự do, nhưng một ngày nào đó, họ sẽ nhận ra rằng mình đã trì trệ quá lâu, không còn theo kịp những người tự kỷ luật nữa rồi.
 
Khoảng cách giữa người tự kỷ luật và người không kỷ luật là rất nhỏ. Một ngày, hai ngày có thể bạn sẽ không nhìn ra. Một tháng, hai tháng e rằng vẫn chưa thể nhận ra.
 
Nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng. Người tự kỷ luật và người không kỷ luật cuối cùng rồi sẽ đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau.
 
Càng tự kỷ luật, lời nói càng có trọng lượng, đường đời càng thành công và cuộc sống càng hạnh phúc
 
Còn mỗi một hành vi vô kỷ luật, đều là tự làm khổ bản thân mình.
 
Không cam chịu làm nô lệ của ham muốn tầm thường, sự tự kỷ luật sẽ thúc đẩy chúng ta sống tích cực và thành công hơn.
 
2. CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐƯỢC, ĐÓ CHÍNH LÀ KỶ LUẬT
 
Tác giả Haruki Murakami bắt đầu viết từ năm 30 tuổi, đến nay ông đã viết gần 40 năm, sáng tác một lượng lớn tác phẩm kinh điển nổi tiếng cả trong và ngoài Nhật Bản.
 
Haruki Murakami có thói quen chỉ viết 4.000 từ mỗi ngày, 400 từ một trang, và khi viết được 10 trang thì dừng lại. Ngày nào cũng đều đặn như vậy
 
Jack Ma, mặc dù đã là một ông chủ thành danh, nhưng ông vẫn học tập không ngừng, sợ rằng không học tập thì chính mình sẽ lạc hậu. Ông vẫn luôn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày trước khi đi ngủ.
 
Bill Gates cũng đặc biệt yêu thích đọc sách. Suốt mấy chục năm qua ông đều kiên trì mỗi tuần đọc xong ít nhất hai cuốn sách. Phải yêu cầu bản thân nghiêm khắc, ông mới duy trì được thói quen ấy thường hằng.
 
3. KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
 
Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước.
Muốn thành công không thể đi đường gần, lại càng không thể hấp tấp vội vàng. Mỗi bước đi hãy luôn là những bước chắc chắn. Tự kỷ luật bản thân, chúng ta có thể trở thành hình tượng mà mình yêu thích, sống cuộc sống mà mình mong muốn.
 
Thay vì để những giấc mơ bị bóp nghẹt, hãy tự yêu cầu bản thân nỗ lực trong tất cả mọi việc. Càng chăm chỉ, càng nỗ lực, càng kỷ luật, càng xuất sắc. Đây chính là lý do vì sao chúng ta nên tự kỷ luật bản thân mình.
 
(Cre: Đại kỷ nguyên)
 
?? Bộ sản phẩm giúp bạn kỷ luật 100% với mục tiêu của mình – Hộp sách Đại Lộc Phát duy nhất 100 hộp chỉ phát hành duy nhất 1 lần năm 2022, đặt ngay: https://bit.ly/dai-loc-phat-2023