Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!
Tuần này tôi sẽ không tiến hành điểm tin 5 sự kiện sẽ diễn ra ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như thường lệ mà sẽ dành thời gian nhiều để nói về những gì đã xảy ra trong tuần trước và một vài dự báo.
1. TTCK Mỹ
TTCK Mỹ ngày hôm thứ 6 đã tiếp tục có một phiên đóng cửa tăng điểm khá mạnh tiếp nối đà tăng trưởng của 3 phiên gần nhất. Các tin tức hỗ trợ cho nó vẫn là tin tức liên quan đến chiến tranh thương mại (cụm từ nghe nhiều sẽ nhàm 😀 – tâm lý của con người là vậy, lúc đầu mới nghe thì ghê ghê, sau này nghe miết thì nó cũng chỉ là một danh từ – nếu đầu tư chứng khoán mà không phải là một chuyên gia hiểu về tâm lý con người thì cũng vẫn chưa phải là giỏi) và những kì vọng tiếp tục về cắt giảm lãi suất do các số liệu việc làm NPD gây thất vọng (số liệu việc làm gây thất vọng lại càng làm tăng xác suất FED sẽ giảm lãi suất thời gian tới hỗ trợ nền kinh tế).
Kết phiên hôm thứ 6 chỉ cố công nghiệp bình quân Dow Jones tăng 1.02%, chỉ số S&P 500 tăng 1.05% và Nasdaq tăng 1.66%.
Trên đồ thị Ichimoku Chart của Dow Jones cho thấy chỉ số này đã hồi phục khá tốt sau khi đã chạm mức hỗ trợ 24,613 điểm và đang tiến tới vùng kháng cự 26,161 điểm. Cơ bản không biết có lý do gì sẽ tới tuần này nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm là trong quá trình hồi phục thì sẽ có xác suất cao là thị trường chứng khoán Mỹ sẽ điều chỉnh (Điều chỉnh để tiếp tục đón chờ các tin tức tốt hơn từ Trade-deal với Trung quốc nếu có – nhưng chả còn quan trọng lắm. Quan trọng nhất là FED).
FED có triển vọng giảm lãi suất nên sức mạnh đồng bạc xanh Dollar Index giảm rõ rệt và nhìn đồ thị Ichimoku chart thì Dollar Index đã gãy và tín hiệu này như tôi đã nói đỡ áp lực cho Việt Nam Đồng (VND). Giờ chỉ còn theo dõi kĩ với Nhân Dân tệ đang neo ở mức 6.9 mà thôi.
Còn ở Việt Nam thì tôi hi vọng là một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn (có độ trễ sau khi Fed giảm lãi suất) trong bối cảnh FED dự kiến giảm lãi suất và một loạt các ngân hàng TW của Úc, Ấn Độ, Chi Lê, Âu Châu và Nhật BẢn, Hàn Quốc vẫn để tiền rẻ chạy “tung tăng” toàn cầu.
Còn riêng dư địa cho 6 tháng cuối năm 2019 (tôi sẽ trao đổi thêm với bạn hữu ở meetups HCM và HN) cho chính sách tài khoá thì sẽ còn.
Giá dầu vận động tốt sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ 51 và đã hồi phục trở lại, nhưng có lẽ đây chỉ là một cú hồi phục ngắn. Giá dầu loanh quanh <60 USD/thùng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho lạm phát của Việt Nam và các nước đang phát triển. Cũng như giá dầu như vậy sẽ giúp ích Mỹ rất nhiều trong việc kiềm chế lạm phát và đạt được mục tiêu để FED giảm lãi suất xuống mức 2%.
US Bond Yields 10 năm đang tạo đáy!
Giá vàng thì cũng… cứ gặp ngưỡng kháng cự mạnh này này chuẩn bị toạch (xác suất cao).
“Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhấnmạnh ưu tiên số 1 là giải quyết những căng thẳng thương mại hiện nay trong khi bắt tay hiện đại hóa các quy định thương mại quốc tế. IMF vào tuần rồi cảnh báo thương chiến Mỹ – Trung có thể khiến tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu giảm 0,5% vào năm 2020. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng ông không nhận thấy xung đột thương mại với Trung Quốc tác động đến tăng trưởng của kinh tế Mỹ”
Chúng ta sẽ cùng chờ xem kịch hay cuối tháng khi TT Trump gặp ông Tập ở Nhật thì có gì “hot” không?
2. Về thị trường chứng khoán Việt Nam:
Phiên cuối tuần vừa rồi nước ngoài mua ròng 15,2 tỉ; Ở mục bán ròng vẫn cứ tập trung bán ròng vào các cổ phiếu mang tính chu kì, hoặc hết đà tăng trưởng hoặc là các cổ phiếu kém triển vọng tăng trưởng ngành và ban lãnh đạo chậm chạp đáp ứng kì vọng của giới đầu tư về tăng trưởng EPS, ROE suy giảm. Những ban lãnh đạo bảo thủ và chơi 1 cuộc chơi an toàn không nghiêng về lợi ích của cổ đông không phải là những ban lãnh đạo mà chúng ta nên đặt niềm tin tiền mồ hôi nước mắt của mình vào đó (Họ chỉ làm vừa đủ để giữ ghế thì tại sao ta phải đặt niềm tin? Việc này tôi đã nói trong bản tin tuần trước). Vẫn không thể thay đổi thực trạng này, tiền sẽ chuyển vào những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng sáng và ngành nghề cũng sáng. Những cái gì đã là quá khứ và không còn tương lai sáng thì sẽ bị lãng quên (hoặc chí ít cho đến khi chúng có câu chuyện mới).
Tiền xuống chiếu vẫn cứ 2.300 tỉ/phiên (Giao dịch khớp lệnh); Nước ngoài VNM ETF (VanEck) lại tiếp tục huy động thêm gần 19 tỉ ~ 50K chứng chỉ quỹ ngày thứ 6 (Tổng giá trị NAV của ETF này đã hơn 10.200 tỉ gần cao gấp đôi của quỹ E1VFMVN30 và FTSE).
Nói theo xác suất nhìn đồ thị Ichimoku, thì cơ bản Vn-index như tôi nó đã đang tìm đường tạo đáy và sẽ có hồi phục ngắn hạn. Các kho đang trống rỗng và tìm cách lấp đầy sau các cú tát ao (nhà đầu tư thì mau quên)
Tuần vừa rồi FTSE – quỹ chỉ số lớn thứ 2 hoạt động tại TTCK Việt Nam đã công bố danh mục mới với một vài thay đổi.
Tuần này thứ 7, VanEck ETF sẽ công bố danh mục mới của mình. Xác suất cao sẽ không khác bao nhiêu so với FTSE (theo dự báo của nhiều công ty chứng khoán và tổ chức lớn).
Điểm tin đầu tuần xin dừng lại ở đây!
Chúc quý vị một tuần làm việc hiệu quả!
#God Bless
#Chúa phù hộ cho các bạn
– Morning news by Thai Pham Happy Live –
*** 10 June 2019 ***