Chào buổi sáng các bạn,
Phố Wall kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 1 với sắc xanh bao phủ toàn bộ các chỉ số chính khi hàng loạt báo cáo tài chính khả quan và dữ liệu tốt hơn dự báo về lạm phát đã đưa chỉ số các chỉ số như S&P 500, Nasdaq hoàn tất tháng 1 tăng mạnh nhất kể từ 2019. Giá dầu thô nhảy hơn 1% nhờ đồng USD suy yếu và tín hiệu tích cực về nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Mỹ.
Ngoài ra, thị trường còn đón nhận một thông tin khả quan về lạm phát ngay trước thềm quyết định lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chỉ số chi phí nhân công – một thước đo quan trọng về tiền lương được Fed theo dõi sát sao – cho thấy tiền lương nhân công ở Mỹ tăng 1% trong quý 4 vừa qua, thấp hơn mức dự báo tăng 1,1% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed sẽ kết thúc vào ngày 1/2, và thị trường dự báo gần như chắc chắn Fed sẽ áp dụng bước nhảy lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong lần họp này. Điều mà thị trường hy vọng là lạm phát xuống thang sẽ dẫn tới việc Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu về việc dừng thắt chặt trong tương lai gần.
Như tôi đã trao đổi với các bạn qua video thì chắc chắn là sau tháng 3/2023 thì FED sẽ ngưng tăng lãi suất khoảng 6 tháng để nghe ngóng tình hình. Việc giảm lãi suất trong 2023 có lẽ là bất khả thi khi nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh, đồng thời nền kinh tế Châu Âu chưa rơi vào suy thoái, thậm chí tránh được suy thoái. https://kungfustockspro.live/news/604675
Lạm phát có thể sẽ dai dẳng kéo dài, nhưng được dự báo sẽ tạo đáy đâu đó vào khoảng tháng 6-7/2023. Và theo IMF thì các NHTW thế giới nên tiếp tục mạnh tay với lạm phát https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/imf-cac-ngan-hang-trung…; đương nhiên, khi đó doanh nghiệp sẽ phải thích nghi với môi trường lãi suất cao mới.
Bên cạnh cuộc họp của Fed, giới đầu tư toàn cầu trong tuần này còn quan tâm tới các tuyên bố lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến đưa ra vào ngày thứ Năm. Cả BOE và ECB đều được dự báo sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong lần họp vào tháng 2 này.
Giá dầu hôm qua, như tôi cũng dự báo cùng anh em sẽ tiếp tục tích lũy, quanh vùng 82-86 đô la/thùng một thời gian, đợi chờ hiệu ứng China. Ngoài ra, theo dự báo của giới phân tích, trong cuộc họp ngày 1/2, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, tức nhóm OPEC+, sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng. Nghĩa là ở mức thấp.
Với thị trường Việt Nam, hôm qua chúng ta nói mốc hỗ trợ của thị trường VNindex ở khoảng 1,080-1,086 cần được giữ vững để đảm bảo đà tăng ngắn hạn tiếp diễn thì trong phiên hôm qua, có vẻ như điều này đã được hiện thực hóa và mốc hỗ trợ đã trở thành điểm tựa cho thị trường. (Công nhận tiếng cồng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính hay thật hihi).
Ngày hôm qua, điểm tích cực là dòng bank quay trở lại vị thế dẫn dắt. Điểm trừ trong phiên là nước ngoài đã bán ròng phiên đầu tiên sau nhiều phiên mua ròng. Cần theo dõi chặt chẽ động thái của khối ngoại.
Cơ bản là như vậy, dòng tiền vẫn lan tỏa, và chúng ta hãy cùng chờ đợi xem các dòng dẫn dắt có giúp lan tỏa và khiến thị trường vượt lên mốc 1,120 điểm hay không.
Have a good day các bạn!
God Bless!
Tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers:
1. Quan điểm trong bài viết/video này là quan điểm cá nhân của tôi, tác giả. Tôi có thể không đúng, nhưng tôi sẽ góp thêm cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề bạn quan tâm.
2. Điểm tin, bài viết, video nhằm phục vụ mục đích giáo dục, educational purpose, cho các độc giả, nhà đầu tư đọc sách của Happy Live. Nó không nhằm ý định khuyến nghị hay mua hay bán các tài sản tài chính khác nhau (chứng khoán, bất động sản, crypto, vàng,…). Các bạn có thể tham khảo quan điểm của tác giả. Và, bạn tự hành động, tự chịu trách nhiệm với hoạt động mua bán của chính mình (lời hay lỗ).
3. Nếu có ai đó (báo chí, truyền thông, kênh truyền thông, các trang tin, web, app, hay cá nhân nào đó…) đăng và trích lại bài viết hoặc video, xin quý vị vui lòng trích nguyên văn bài viết, video và cả mục tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers này của tác giả. Xin cám ơn!