Cổ phiếu JD.com giảm mạnh vì Lãnh đạo Richard Liu bị cáo buộc!
P/S: Bạn muốn biết lãnh đạo của doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của công ty thì hãy nhìn vào JD – Một đại gia về công nghệ và thương mại điện tử của Trung Quốc.
JD được như ngày hôm nay là do tài thao lược của tỉ phú Richard Liu, nhà sáng lập kiêm CEO của JD.com; nhưng tin động trời về Richard Liu bị tố hãm hiếp phụ nữ tại Mỹ khi đang theo học Tiến Sĩ tại bang Minnesota cũng là nguồn cơn của đợt giảm giá bán tháo cổ phiếu này tại Trung Quốc
Tôi không biết nội tình nên không biết là sự việc có thật là như trên báo chí không? Nhưng khi tôi đăng bài này tôi chỉ muốn nói một sự thật hiển nhiên đó là “Mua danh ba vạn, bán danh vài giờ” hay Warren Buffett cũng từng nói “Mất 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất 5 phút để phá hủy danh tiếng của bạn”.
Một công ty đại chúng phải có một quy trình quản trị Cooperate Governance tốt hơn rất nhiều, và người chủ của nó phải hiểu hơn ai hết việc vướng vào những cáo buộc này sẽ là “mồ chôn” công ty xuống dưới vực.
Vì Richard Liu cũng là thần tượng của nhiều giới trẻ Trung Quốc và là biểu tượng của tinh thần khởi nghiệp. Tôi mong những cáo buộc cá nhân là không phải, không đúng và JD nhanh chóng vượt qua “hoạn nạn” này
P.P.S Không chỉ là ở Việt Nam với YEG mà còn là ở cả Trung Quốc nữa. Chính trực của lãnh đạo luôn là thước đo số 1 khi đầu tư cổ phiếu.
Bạn thấy đấy, tôi đang rất thảnh thơi, uống cafe và suy nghĩ về những công việc tôi cần làm mỗi ngày để hoàn thành mục tiêu tuần của mình.
Ngược lại, ngoài kia có rất nhiều người đang phải lao mình, bon chen vào những dòng xe để lao đến công sở, họ chen vào làn khói bụi của xe cộ. Đến công sở, họ mệt mỏi, họ nhăn nhó, và khởi đầu một ngày rất uể oải, thiếu năng lượng.
Có gì khác biệt ở đây? “Ơ, hoàn cảnh mỗi người mỗi khác? Tiền nong khác…” Tôi biết là nhiều người sẽ nói như thế ngay lập tức khi tôi đặt vấn đề này!
Nhưng xin thưa, KHÔNG PHẢI, sự khác biệt nằm ở tư duy về CHI PHÍ CƠ HỘI.
Tôi cho rằng, làm ở đâu thì PHẢI sống gần đó. Sống gần chỗ làm thì bạn có nhiều thì giờ hơn người khác 1-1.5 tiếng mỗi ngày, bạn có thì giờ để tập thể dục, để đi bộ, đạp xe đến cơ quan, thảnh thơi cafe trước giờ làm…và bạn thấy rất khoẻ.
Còn sống xa công ty, cho dù nhà mình hay nhà ai, tiết kiệm một chút, tiền bạn có thể tiết kiệm được nhưng sức khoẻ và thời gian thì không. Một ngày nội chi phí di chuyển của bạn tính bằng thời gian cũng phải 1.5-2 tiếng, cả đi và về. Chi phí này, lâu dần tích luỹ khiến cho vốn sống, khiến cho sức khoẻ của bạn ngày càng bị bào mòn đi.
Còn sống gần công ty, không có tiền mua nhà thì thuê nhà, tiền thuê nhà mắc một chút nhưng lại RẤT RẺ, nếu xét chi phí cơ hội là SỨC KHOẺ.
Ông bà ta dạy: “Có sức khoẻ, là có tất cả”. Điều này không sai đâu.
Nếu bạn làm ở Quận 1, tôi khuyên bạn chọn thuê hay sống ở quận 4, quận 3. Nếu làm ở quận 7, tôi khuyên bạn sống gần đó. Nếu ở Lê Văn Lương Hà Nội, tôi cũng khuyên bạn thuê gần đó, đừng mất công đi đi về về mỗi ngày tận…Đông Anh, Gia Lâm. Tôi biết nhiều người đang làm thế HÀNG NGÀY. Thử nghĩ # khác biệt đi.
Tất cả là CHI PHÍ CƠ HỘI, hãy nghĩ tới nó mỗi ngày.
P/S: Nói thêm là tất cả anh em Happy Live tôi đều có 1 lời khuyên chung: Hãy về sống, thuê gần công ty, và đi bộ mỗi sáng. Đi bộ giúp ta suy nghĩ, mà suy nghĩ thì sẽ Sống!
Chào mừng “gã” Mark Read đến với văn phòng mới. Chào mừng gã trở thành CEO mới của tập đoàn quảng cáo số 1 thế giới và lớn nhất thế giới là WPP. Hãy nhìn vào danh sách các công việc mã “gã” sẽ phải làm sau khi nhậm chức nhé?
1) Thừa hưởng gia tài của Martin Sorrell
Ai cũng biết cựu CEO của WPP là Martin Sorrell (thực ra chúng ta nên gọi là Sir thì đúng hơn) đã từ chức từ tháng 4 vừa rồi sau những cáo buộc về hành xử không đúng mực của cá nhân. Tuy nhiên, giờ Sir đã trở lại với công ty mới S4 Capital, mà gần đây đã đánh bại WPP khi mua thành công công ty marketing của Hà Lan là MediaMonks.
Ta nên nhớ một điều: Qua 3 thập kỉ, WPP dưới sự lãnh đạo của Sorrell đã trở thành một công ty truyền thông quảng cáo số 1 thế giới với hơn 130,000 nhân lực và làm việc trên 112 quốc gia với hơn 400 công ty lớn bé khác nhau.
2) Phải làm việc cật lực: Vì những công ty “đột phá” disruptors đang ở trước cửa WPP rồi
Những Disruptors như Facebook và Google, đang thực sự tra tấn ngành quảng cáo truyền thống với Big data, hay là fine-tuned analytics, thực sự những điều này là làm cho những sự đo lường về quảng cáo ngày càng minh bạch. Đối với ngành quảng cáo truyền thống, đó là một nỗi ác mộng.
Những case studies điển hình: Vào tháng 4, Ford Company (một trong những khách hàng quan trọng bậc nhất của WPP) đã bày tỏ quan điểm rằng họ sẽ xem xét lại toàn bộ hoạt động sáng tạo trên toàn cầu. Vào năm 2016, công ty sản xuất xe hơn này là khách hàng quảng cáo lớn thứ 9 ở thị trường Mỹ, nơi họ đã chi tới hơn 2.3 tỉ đô la tiền quảng cáo.
Gã Read đã phải thốt lên: “Ngành quảng cáo của chúng ta đang trải qua một giai đoạn tái cấu trúc, không phải là tái cấu trúc trong suy giảm, mà nếu chúng ta có thể tiếp cận được với sự thay đổi và bám lấy sự thay đổi để đổi mới, chúng ta sẽ có một tương lai rực rỡ ở phía trước”
3) Phải dựa vào thực lực thôi gã READ
Read trước khi là CEO của WPP toàn cầu thì cũng đã là CEO của 1 trong những Agency lớn nhất của WPP, đó là Wunderman, kể từ năm 2015. Gã đã dẫn dắt sự thay đổi bằng cách sắp xếp lại hàng loạt những văn phòng toàn cầu của Wunderman và gia tăng năng lực cạnh tranh cho Agency này.
Trước đó, READ cũng phụng sự 12 năm với tư cách là Giám đốc chiến lược của WPP Digital (cũng có thời gian làm CEO luôn -ngầu chưa?)
4) Liệu WPP già cỗi có phải là một “chai rượu ngon” (càng để lâu, càng ngon?)
Một chút tín hiệu ta nghe từ tờ Wall Street Journal “Đồng nghiệp nói Read là một gã làm việc rất chính xác và thú vị nữa. Gã hay mang rượu của cá nhân mình tới những bữa tiệc và khui chai rượu với quan khách bạn bè ở đó, gã thu được khá nhiều thiện cảm của đồng nghiệp”
Chỉ có vậy thôi ư? Còn gì chờ đợi nữa không?
Welcome MARK READ đến với thế giới của Quảng cáo và thế giới của marketing thay đổi!
Marketing và quảng cáo là đầu tư, nó đang thay đổi rồi.
Edward Thorp xem chừng vẫn phong độ dù ở tuổi 84, là một thiên tài toán học, ông từng tìm ra cách đánh bại các nhà cái trong trò blackjack khi đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện công nghệ Massachuset (MIT). Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tay năm 1962 về cách đếm bài và chiến thắng nhà cái, ông trở nên nổi tiếng đến độ một số casino “dơ biển cấm”. Nhiều sòng bạc cũng đã phải thay đổi luật chơi để những người sử dụng hệ thống đếm bài của ông không có cơ nào chiến thắng.
Tài năng của Thorp tiếp tục được sử dụng khi ông bước chân vào thị trường chứng khoán. Trên phố Wall, ông đã kiếm được hàng trăm triệu USD. Ra đời năm 1969, quỹ Princeton Newport Partners của Thorp được coi là quỹ đầu cơ định lượng (tức sử dụng thuật toán để tự động giao dịch) đầu tiên của thế giới. Sau 18 năm không một quý nào thua lỗ, quỹ này đã biến 1,4 triệu USD thành 273 triệu USD, đạt mức lợi suất cao gấp đôi S&P 500. Có thể nói những kỹ năng siêu việt về toán học, định giá quyền chọn và những chiếc máy tính đã đem đến cho ông lợi thế khổng lồ so với các nhà đầu tư khác.
2) Thị trường ngày nay khác xa so với những gì Adam Smith miêu tả
Thành tích của Thorp làm người ta cảm thấy choáng ngợp và tôi cảm thấy vô cùng hồi hộp khi đến gặp ông tại văn phòng ở Newport Beach. Nhưng người đàn ông rắn rỏi trong bộ đồ thể thao đứng trước tôi lại không đáng sợ. Trên mặt Thorp nở một nụ cười mang vẻ tinh quái.
Sau khi chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời bên ngoài cửa sổ phòng làm việc của Thorp, tôi được ông chở tới nhà hàng bằng chiếc Tesla màu đỏ. Điểm đến là 1 nhà hàng của nhà Rothschild ở Corona del Mar, nơi mà Thorp cho là có mức giá không quá đắt.
Đây chính là “chìa khóa” để hiểu về Thorp, người có được thành công một phần nhờ những thói quen học được từ khi còn là 1 đứa trẻ sinh ra đúng thời chiến và Đại suy thoái. Lớn lên trong điều kiện khá khó khăn, bố mẹ quần quật làm việc kiếm sống, Thorp đã phải tự rèn giũa bản thân và ông cũng học được rằng không nên quá tham lam.
Ở thời điểm hiện tại, Thorp không đánh bạc nữa. “Tôi thích quá trình học hỏi thứ gì đó mới mẻ. Một khi điều đó trở thành công việc đều đều nhàm chán, tôi không thấy hứng thú nữa”, ông nói. “Blackjack không thú vị lắm vì khoản đặt cược quá nhỏ. Nếu bạn thường xuyên đặt cược hàng triệu USD trên thị trường chứng khoán, vài nghìn USD trên bàn blackjack không có nhiều ý nghĩa”.
3) Lừa đảo như ở phố Wall – TTCK
Ông cũng cho rằng hiện trên phố Wall vẫn còn rất nhiều chiến thuật lừa đảo kiểu mô hình Ponzi. Năm 1991, tức 10 năm trước khi mô hình này sụp đổ, ông từng khuyến cáo rằng lợi nhuận Bernard Madoff thu được quá cao và quá vô lý. Nhưng không có nhiều người nghe theo ông và đã bị lừa.
Câu chuyện về Madoff là motip quen thuộc mà người ta thường nhắc lại suốt 10 năm kể từ khủng hoảng tài chính: thường thì số đông nhà đầu tư không thể nhận ra dấu hiệu bất ổn trước khi mọi thứ đổ vỡ. Bởi vậy, khi chúng tôi bắt đầu ăn đến món chính, tôi hỏi Thorp chúng ta nên làm như thế nào với khủng hoảng. “Đáng lẽ các ngân hàng quá lớn để sụp đổ nên được phép sụp đổ để các cổ đông không phải trả giá. Các tập đoàn lớn cũng được cho phá sản một cách có tổ chức. Tại sao những tổ chức ấy lại quyền lực đến nỗi có thể thuyết phục chính phủ cứu họ?”
Thorp cho rằng bộ phận tự doanh phải được tách khỏi các ngân hàng đầu tư để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, đặc biệt là cần khôi phục đạo luật Glass-Steagall – điều mà Tổng thống Trump khi tranh cử đã tuyên bố sẽ làm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
1) MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH SẼ THAY ĐỔI CON NGƯỜI BẠN?
HAY…
2) BẠN CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH?
Với 2 câu hỏi này: Thông thường ai cũng tin rằng mình có thể sử dụng sức mạnh lý trí của bản thân để nâng bản thân lên khỏi môi trường xung quanh. Nhưng họ thực sự đã lầm: họ sẽ dần nhận ra, sức mạnh của môi trường lớn hơn nhiều lần lý trí của chúng ta.
Vì vậy, hãy kết giao với những người mà bạn muốn trở thành hoặc học điều gì đó tốt ở họ.
Vì bạn là bình quân của 5 người bạn gẫn gũi nhất!
#Một ngày tốt lành và may mắn nhé các bạn hữu!
P/S: 30 phút chạy bộ mỗi ngày + rất vui vì có một đứa em nó cũng chạy bộ và “khai báo” :)).
P/S: Bài này của Mr. Vũ Quang Việt. Khá hay để đọc, ghi lại và nghiên cứu. Xin giới thiệu đến cộng đồng và bạn hữu.
Việt Nam hiện nợ Trung Quốc bao nhiêu là câu hỏi đáng hỏi, bởi vì chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cảnh báo về các điều kiện không ưu đãi khi vay “tín dụng ưu đãi” của Trung Quốc.
Một vài tóm tắt:
1) Điều kiện vay kém ưu đãi: ..”điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam. Lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0.5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn năm năm…
Lãi suất vay từ Trung Quốc như vậy là rất cao so với lãi suất 0% của Đan Mạch, 0,2% của Tây Ban Nha, 0,6-1,2% của Nhật, 1,04% của Pháp, 0,75% của Đức, 1,75% của Ấn Độ… Còn với các tổ chức quốc tế, lãi suất là 0,9% (Libor 6 tháng + 0,4-0,9%) tức là hiện nay vào khoảng 1,3-1,8%/năm và với thời hạn vay rất dài có thể tới 30 năm, thời gian ân hạn ít nhất là 5 năm.
2) Tổng nợ hiện tại là bao nhiêu? Không có con số chính thức.
Nhưng theo tác giả bài viết thì “Theo một nghiên cứu chi tiết về các khoản nợ của các nước trong đó có Việt Nam với Trung Quốc, thì tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013 (xem biểu 1 đính kèm). Số liệu trên cũng chưa thể tính trừ đi khoản nợ gốc đã trả.
Tuy thế, nếu dựa vào số liệu nợ Trung Quốc là 4,1 tỉ đô la năm 2013, tính ra bằng 6,3% tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (kể cả nợ của doanh nghiệp) là 63,5 tỉ đô la vào năm 2013. Dựa vào cùng tỷ lệ trên, và với số nợ nước ngoài hiện nay ước là 100 tỉ đô la Mỹ, có thể ước nợ Trung Quốc vào năm 2018 đã trên 6 tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới tính số nợ nước ngoài của Việt Nam là 86,9 tỉ đô la vào cuối năm 2016.
Số nợ Trung Quốc thật sự có thể lớn hơn số trên, vì từ sau năm 2010, Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công tức là nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh, theo định nghĩa của Việt Nam. Từ 2011, bộ đã chấm dứt công bố nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bản hướng dẫn về nội dung quản lý nhà nước đối với vay và trả nợ của doanh nghiệp (03/VBHN-NHNN, 12-7-2017). Như thế về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước nắm được thông tin nhưng không công bố.”
3) Tác giả kiến nghị và lo lắng về những hậu quả của các khoản nợ:
Kể từ năm 2017, Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo được ưu tiên nhận vốn ưu đãi từ tổ chức quốc tế, do đó cần thay đổi chính sách phát triển dựa vào vốn nước ngoài, thay vì dựa vào mình là chính, có thể đưa Việt Nam đến bẫy nợ Trung Quốc. Do đó, để có thể theo dõi kinh tế Việt Nam nhằm có chính sách đúng đắn, Bộ Tài chính cần theo dõi sát sao và công bố nợ nước ngoài của Việt Nam, dù là nợ của Chính phủ hay của doanh nghiệp. Nếu không tự nguyện, Quốc hội nên có nghị quyết yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện việc làm trên.
Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc khi không thể trả nợ tiền mượn xây dựng cảng nên đã phải nhượng cảng nước sâu Hambantoba cho Trung Quốc trong 99 năm. Mới đây, Thủ tướng mới của Malaysia, ông Mahathir, đã yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ các công trình đầu tư chung, từ làm xe lửa cao tốc, nới biển xây khu vực công nghệ, cảng, và dự án nhà ở cho người Trung Quốc. Ông Mahathir lấy lý do không muốn phải rơi vào thế nhượng địa khi mất khả năng chi trả (theo NYT ngày 20-8-2018).