TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG – BỨT PHÁ THÀNH CÔNG TRONG NĂM MỚI

Nếu được lựa chọn, thì tại sao chúng ta lại cam chịu một cuộc sống bình thường mà không phải là một cuộc đời thịnh vượng?
Và nếu lựa chọn THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG, thì kế hoạch của bạn là gì? Bạn sẽ thực hiện chúng ra sao?
Hãy để tôi đưa cho bạn một vài lời gợi ý nhé:
? Hãy bắt đầu từ tư duy:
Bạn là “sản phẩm” của những gì bạn tiếp xúc mỗi ngày. Nếu bạn chọn việc lướt các trên mạng xã hội là “chân ái” thì những trend “vội đến rồi đi” có thể là chủ đề khiến bạn tự hào, nhưng sau tất cả, không có điều gì thực sự bổ ích tồn đọng lại cho bạn cả.
Ngoài những thời gian đã mất đi, nếu nhẩm tính thì đây có thể là những con số khổng lồ. 1 tiếng mỗi tuần, 7 tiếng mỗi ngày, 30 tiếng mỗi tháng và 360 tiếng mỗi năm. Và đây chỉ là thời gian tối thiểu. Thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc và kéo năng suất làm việc của bạn đi xuống.
Bạn có thể chia lại thời gian giải lao của mình, bằng cách tìm kiếm những thông điệp ngắn – bài học ngắn – lời khuyên đắt giá về các lĩnh vực quan hệ mật thiết trong cuộc sống của bạn. Xem như đó là dịp để bạn “suy nghĩ về cuộc đời” và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề vẫn đang tồn đọng trong cuộc sống của bạn.
?Hãy thử “vẽ” bản kế hoạch của bạn (trong đầu hoặc trên giấy)
Nếu ở bước này, bạn vẫn còn đang khá hoang mang, không biết nên lên kế hoạch như thế nào, bạn có thể tham khảo cách lên kế hoạch cuộc đời của tôi/anh Thái Phạm trong quyển Thiết kế cuộc đời thịnh vượng, cũng như cách thức để triển khai bản kế hoạch đó thông qua bài tập và các tài liệu hữu ích đính kèm:
?Tìm những người có thể giúp kế hoạch của bạn hoàn hảo hơn
Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn, chúng ta hay nghe câu “mây tầng nào – gió tầng ấy”, nếu bạn muốn kết nối với một người thành công và có vị trí nhất định ở lĩnh vực mà họ đang theo đuổi, hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ chiều sâu và sự duyên dáng trong giao tiếp (trước khi bàn đến độ am hiểu của bạn trong lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm).
? Trở thành một người có giá trị trao đi giá trị cho ai đó, trước khi nghĩ đến chuyện nhận lại từ họ: https://bit.ly/Bi-mat-cua-PTA
Sau là nắm vững các phương pháp giúp kết nối với người mà bạn ngưỡng mộ: bạn có thể tìm gặp họ ở đâu và trở thành người trong mạng lưới thân thiết 5-50-100 của họ như thể nào. Và điều này được nhắc rất rõ ở quyển sách mang tên Siêu Cò – Cách thức biến quan hệ thành tiền tệ: https://bit.ly/sieu-co
? Cụ thể hóa mục tiêu thông qua những hành động nhỏ
Bạn có từng nghe qua khái niệm “thói quen tí hon – tiềm năng khổng lồ”?
Đừng nghĩ rằng muốn đạt được mục tiêu lớn, phải hành động lớn. Vì nếu đặt mục tiêu và hành động quá sức (như thế mới bắt đầu chạy bộ đã muốn mình chạy được 5km). Điều đó vô tình gây cản trở tâm lý, khiến tiềm thức của bạn cảm thấy áp lực và trốn tránh trong quá trình theo đuổi mục tiêu mà bạn đã đề ra.
Học cách chia nhỏ mục tiêu https://bit.ly/tiny-habits-thoi-quen-ti-hon và cam kết thực hiện những hành động phục vụ cho mục tiêu đó mỗi ngày https://bit.ly/66-ngay-thu-thach.
? Đo lường, đánh giá và đừng quên khích lệ chính mình
Đừng quá khắt khe với bản thân hoặc vội nản lòng khi mọi việc chưa theo ý muốn. Hãy thử theo dõi và đánh giá việc thực hiện và hiệu quả trong 66 ngày thử thách, nếu hiệu quả hãy thiết lập cho mình một lộ trình 6×66 ngày thử thách và chia sẻ đến những người mà bạn nghĩ lộ trình này sẽ phù hợp với họ.
Chúc bạn sớm THIẾT KẾ được cho mình 396 NGÀY THỊNH VƯỢNG: https://shop.happy.live/…/bo-sach-thiet-ke-396-ngay…

SỰ LƯỜI BIẾNG GIỐNG NHƯ MỘT TRÁI TÁO ĐỘC , THUỐC ĐỘC NGẤM TỪ TỪ RỒI ĂN MÒN CẢ TƯ DUY, CHÂN TAY THÌ TRỞ NÊN VÔ DỤNG

Cậu ngồi ngủ gật suốt trên đường đi mặc cho người cha lầm lũi đánh xe trên con đường gồ ghề sỏi đá. Đang đi người cha bỗng nhìn thấy trên đường có một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đó đánh rơi. Người cha lay Kumar dậy và bảo hãy nhảy xuống nhặt chiếc móng kia lên, mang ra chợ bán nhưng Kumar mặc dù nghe thấy nhưng lười biếng cứ ngồi im giả vờ ngủ gật.
Người cha lại lay cậu con trai lần nữa, nhớ ra Kumar rất thích ăn quả anh đào, ông nói: “Nhảy xuống nhặt đi con, tới chợ cha bán nó đi rồi mua quả anh đào cho con ăn” nhưng cậu bé Kumar vẫn không nhúc nhích, mắt vẫn nhắm nghiền giả vờ ngủ. Tiếc của, người cha đành hãm xe ngựa lại và nhảy xuống nhặt chiếc móng sắt lên.
Đến chợ, sau khi bán hết rau, người cha đến chỗ nhà rèn sắt và bán chiếc móng ngựa được 100 đồng, ông mua một túi quả anh đào và cất đi. Trên đường về nhìn thấy túi quả anh đào ngon lành treo trước xe, mặc dù thèm lắm nhưng cậu bé Kumar không dám xin cha vì đã lười biếng. Người cha muốn dạy cho con trai mình bài học về sự lười biếng nên ngồi im lặng, phớt lờ sự thèm thuồng của cậu con trai, ông giả vờ đánh rơi một quả anh đào xuống đường.
Chẳng cần phải để cha thúc giục hay nói gì, Kumar ngay lập tức nhảy ngay xuống xe, nhặt quả anh đào nhai ngấu nghiến rồi lại đuổi theo xe và nhảy lên. Cứ thế, cậu bé vừa nhảy lên xe ngồi chưa ấm chỗ, người cha lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào, Kumar lại nhảy xuống, người cha cũng vẫn đánh xe đi bình thường, không chờ.
Và Kumar lần nào cũng phải đuổi theo xe để nhảy lên. Vừa đúng đến nhà thì hết túi quả anh đào mấy chục quả, Kumar thì mặt mũi phờ phạc vì ăn được một quả anh đào lại phải chạy theo xe thở dốc rồi lại nhảy lên, nhảy xuống.
Người cha hỏi: “Con có mệt không?”, Kumar gật đầu vì không còn sức để trả lời, người cha nói: “Vậy con thích nhảy xuống một lần rồi nhảy lên ngay hay vài chục lần và chạy đuổi theo xe?”, Kumar cúi đầu hiểu ra: “Dạ con đã hiểu thưa cha, từ giờ con sẽ không để sự lười biếng theo mình nữa ạ”.
Người lười ngỡ tưởng sự biếng nhác sẽ mang lại cho họ được sự nhàn rỗi, may mắn hơn những người bình thường khác. Nhưng, thực ra, họ đã lầm. Lười biếng khiến họ còn cảm thấy khổ sở hơn, phải chạy tăng tốc hết sức mình, phải cố gắng gấp 5, gấp 10 mới đuổi kịp người khác. Bạn thấy đấy, lười biếng chỉ cho bạn sự sung sướng “ngắn hạn”. Muốn thoải mái “dài hạn”, hãy bắt tay làm việc ngay từ bây giờ.
Nguồn: Sưu tầm

LẤY LẠI CÂN BẰNG TÀI CHÍNH “HẬU TẾT”

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là công việc đã quá đỗi thân quen. Tuy nhiên, lên kế hoạch chi tiêu “mùa hậu Tết” vẫn còn khá lạ lẫm.
Trên thực tế, đây lại là việc hết sức cần thiết, bởi lẽ dịp Tết luôn là “mùa tiêu tiền”, đôi khi khiến quỹ tài chính bị mất cân bằng. Bài viết sau đây sẽ mách bạn cách quản lý chi tiêu để không “lâm nợ” sau một mùa Tết qua.
Trước khi lên kế hoạch chi tiêu, bạn cần hiểu được vì sao mình dễ rỗng ví hậu Tết, dù có thu nhập ổn định và thậm chí là thưởng Tết ngập tràn. Có thể do 3 lý do chính sau:
1, Bạn có quá nhiều thứ phải chi: Bạn vừa phải đầu tư cho bản thân, vừa phải mua quà mừng cho người thân, bạn bè. Với những ai có gia đình, số tiền này sẽ phải nhân đôi, nhân ba. Với những ai ở xa, tiền tàu xe đi – về đôi bận cũng là cả một vấn đề.
2, Không lập kế hoạch tài chính cá nhân trước Tết: Không có kế hoạch rõ ràng khiến bạn khó kiểm soát số tiền hiện có và tiêu xài “thả ga” với lý do “mỗi năm Tết chỉ đến một lần”.
3, Quá lạc quan về tình hình tài chính của bản thân: Bạn chỉ nhớ mình vẫn còn tiền nhưng không rõ con số cụ thể, sau đó cứ thoải mái chi tiền. Bạn thấy mình chỉ chi những khoản lặt vặt, nhưng sau khi cộng lại thì mới ngỡ ra mình đã “tiễn đi” quá nhiều tiền.
Nếu bạn thấy mình ở một trong ba “kịch bản” trên, thì bạn có thể áp dụng 3 bước sau đây:
1️⃣ Thống kê lại số tiền hiện có:
Bạn cần kiểm kê lại xem hiện tại mình còn bao nhiêu tiền. Bạn có thể lập danh sách từ những khoản tích lũy hiện có:
– Tài khoản ngân hàng;
– Tài khoản tiết kiệm;
– Tiền mặt đang giữ.
Tiếp đến, bạn sẽ nhìn lại các khoản thu nhập hiện có, bao gồm cả tiền lương hoặc thu nhập phát sinh riêng như bán online, cộng tác viên…
2️⃣ Đặt mục tiêu tài chính
Khi đặt mục tiêu, bạn cần đề ra con số và cả “deadline” cụ thể.
Ví dụ: Chỉ tiêu 5 triệu/tháng trong vòng nửa năm hay tiết kiệm được 5 triệu/tháng trong vòng nửa năm…
Bên cạnh đó, một mục tiêu hiệu quả cần phải bám sát với tình hình thực tế và khả năng thực hiện. Mục tiêu quá khó, quá phi thực tế sẽ khiến bạn dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng đấy.
3️⃣ Phân chia thu nhập và đặt giới hạn chi tiêu
Đây là phần quan trọng nhất trong cả quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân của bạn. Có 2 cách phân chia chi tiêu khá phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
✅ Nguyên tắc 50/30/20: Bạn sẽ chia thu nhập thành 3 phần:
50% cho các chi tiêu bắt buộc (ăn uống, đi lại, tiền nhà…); 30% cho các chi tiêu mong muốn (mua sắm, hẹn hò…) và 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ. Tuy nhiên, ở bản kế hoạch “cứu cánh” hậu Tết, bạn có tăng tiết kiệm lên 30% và cắt các chi tiêu phụ xuống còn 20%.
✅ Nguyên tắc 6 chiếc hũ chi tiêu, chia số tiền mình kiếm được thành 6 phần:
Chi tiêu thiết yếu: 55%;
Vui chơi, giải trí: 10%;
Phát triển bản thân (đọc sách, khóa học, workshop…): 10%;
Tiền cho người khác (bố mẹ, từ thiện…): 5%;
Tiết kiệm cho các dự định trong tương lai xa (du lịch, mua nhà, mua xe…): 10%;
Tiền đầu tư, phát triển tài chính: 10%.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân hậu Tết Cổ Truyền là việc cực kỳ nên làm để giúp bạn lấy lại cân bằng cho quỹ tài chính.
Sau khi đã ổn định, đừng quên trích một phần tiền mang đi đầu tư để “tiền đẻ ra tiền” nhé.
? Và để quá trình lên kế hoạch lấy lại sức khỏe tài chính thật hiệu quả, bạn có thể tham khảo những quyển sách rất hay về tài chính cá nhân và đầu tư cơ bản, đó là:
– 101 lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm: https://bit.ly/bk-101-tk
– Con đường đi đến sự giàu có: https://bit.ly/simple-path-tk
– Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư: https://bit.ly/BK-Basic-TK-1
Chúc bạn một năm 2023 lộc phát!

Hôm nay bạn đã đọc đến tờ kinh của Bí mật Phan Thiên Ân số mấy rồi?

“Tôi yêu ánh sáng đã rọi đường cho tôi đi, như tôi yêu cái bóng tối đã giúp tôi nhìn thấy cả trời trăng sao. Tôi yêu nỗi vui mừng đã giúp mở rộng trái tim tôi, như tôi yêu cơn buồn bã đã giúp mở rộng tâm hồn tôi. Tôi đón nhận những phần thưởng vì tôi xứng đáng, nhưng tôi cũng sẽ chào mừng những trở ngại vì chúng giúp tôi trưởng thành”.
– Bí mật của Phan Thiên Ân –
Hôm nay bạn đã đọc đến tờ kinh của Bí mật Phan Thiên Ân số mấy rồi?
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn