ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH NGÀY 28/2/2023

Chào buổi sáng các bạn,
 
Chứng khoán Mỹ hôm qua tiếp tục rung lắc và tích lũy lại ở vùng hỗ trợ. Hi vọng là ngưỡng hỗ trợ hiện nay của 3 chỉ số sẽ được giữ vững.
 
Còn đối với CK Việt Nam thì liên tiếp 9 ngày rồi NN bán ròng, dòng tiền ETFs đã chính thức quay xe https://vneconomy.vn//dong-tien-chinh-thuc-quay-xe-rut-khoi-cac-etf-sau-5-thang-vao-rong.htm, dòng tiền này thì vào nhanh, ra nhanh,… phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại vi.
 
Ngành thép vốn được hưởng lợi từ các quỹ ETFs này khi hút ròng thì cũng là ngành đầu tiên chịu thiệt khi ETFs bán ròng, nhất là trong bối cảnh các yếu tố nội tại FA của doanh nghiệp trong ngành còn khó khăn không những hết quý 1/2023 mà còn nhìn thấy cả 2023 https://cafef.vn//nganh-thep-con-kho-khan-het-quy-1-2023-dau-tu-cong-khong-han-la-dong-luc-lon-20230227210504181.chn vì đầu tư công cũng không hẳn là động lực lớn cho nhóm này. Chỉ có BĐS được cứu thì nhóm này mới ổn, còn BĐS mà yếu thì bank yếu, thép …yếu xìu.
 
Nước ngoài tháo chạy thì tự doanh đỡ https://vneconomy.vn//tu-doanh-va-ca-nhan-tung-gan-1-000-ty-dong-bat-day-khoi-ngoai-thao-chay.htm, cùng NĐT cá nhân. Chắc là để hedging cho việc short phái sinh.
 
Hiện tại thị trường đã liên tiếp có 3 phiên phân phối sau 5 ngày giao dịch gần nhất thì ”lành ít dữ nhiều”. Ngưỡng hỗ trợ 980 cần được giữ vững, mà không vững thì lại mệt hơn https://vneconomy.vn//thi-truong-dang-kha-rui-ro-voi-bien-do-giao-dong-lon.htm
 
Trong giai đoạn này, một số cổ phiếu đầu tư công chưa phân phối xong nên cố giữ giá, và một số cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS cũng còn mạnh và giữ sắc xanh nhưng nom form chart không thực sự ngon lắm. Cũng như HQC tôi đã nhắc trong video chủ nhật, các bạn hãy cẩn trọng.
 
Chúc ngày mới nhiều niềm vui,
 
God Bless!
Tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers:
1. Quan điểm trong bài viết/video này là quan điểm cá nhân của tôi, tác giả. Tôi có thể không đúng, nhưng tôi sẽ góp thêm cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề bạn quan tâm.
2. Điểm tin, bài viết, video nhằm phục vụ mục đích giáo dục, educational purpose, cho các độc giả, nhà đầu tư đọc sách của Happy Live. Nó không nhằm ý định khuyến nghị hay mua hay bán các tài sản tài chính khác nhau (chứng khoán, bất động sản, crypto, vàng,…). Các bạn có thể tham khảo quan điểm của tác giả. Và, bạn tự hành động, tự chịu trách nhiệm với hoạt động mua bán của chính mình (lời hay lỗ).
3. Nếu có ai đó (báo chí, truyền thông, kênh truyền thông, các trang tin, web, app, hay cá nhân nào đó…) đăng và trích lại bài viết hoặc video, xin quý vị vui lòng trích nguyên văn bài viết, video và cả mục tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers này của tác giả. Xin cám ơn!

TỰ DO TÀI CHÍNH LÀ HÀNH TRÌNH… “KHÓ” NHƯNG ĐÁNG

“Tự do tài chính không có nghĩa là bạn có thể buông bỏ trách nhiệm với đồng tiền của mình. Trái lại, kiểm soát tốt tài chính là thành quả của sự đầu tư về thời gian, sự chăm chỉ nghiên cứu, học hỏi liên tục. Hãy bắt đầu hành trình học tập, tích lũy và xây dựng tài chính thật vững chắc”
 
– 101 lời khuyên tài chính từ Thai Pham –
 
Hành trình tăng thu, giảm chi, đa dạng hóa nguồn thu nhập, bạn có thể bắt đầu từ hôm nay!
 
#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
 
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

NGHE SÁCH NÓI BÍ MẬT CỦA PHAN THIÊN ÂN Ở ĐÂU?

Bí mật của Phan Thiên Ân – cuốn sách chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay với hơn 200 trang, và khi nghe audio book, cuốn sách chỉ kéo dài gần 2,5 tiếng đồng hồ.
Tuy nhỏ nhưng có “võ”, cuốn sách chứa đựng tất cả những công thức thành công, hạnh phúc, bình an và tiền bạc của những người giàu nhất thế giới.
Bạn có thể tìm đọc sách tại: http://bit.ly/bi-mat-cua-phan-thien-an-tiki-happy-live
? Và tìm nghe miễn phí chương 1 trên ứng dụng Happy Station nhé.
 
 
 
 
 

3 CẤP ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH LÀM CHỦ NÓ

Theo chia sẻ của Stephen Covey – một nhà giáo dục người Mỹ, tinh thần “trách nhiệm” có thể chia thành 3 cấp độ phụ thuộc vào mức độ quan tâm và tham gia của mỗi người với trách nhiệm đó. Cụ thể:
1. REACTIVE RESPONSIBILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM PHẢN ỨNG
Đây là việc chịu trách nhiệm bằng cách phản ứng với một vấn đề, tình huống, sự kiện đã xảy ra hoặc bạn biết nó sắp xảy ra. Lúc này, bạn bị cuốn vào những gì đã và đang hiện diện mà không thực sự làm chủ tình hình. Điều này có thể ví như việc bạn cố gắng dập lửa bằng từng xô nước nhỏ thay vì trang bị các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Có thể thấy, đây là những phản ứng theo kiểu thụ động, biến mình trở thành “nạn nhân” của vấn đề thay vì chịu trách nhiệm một cách triệt để, chủ động cho những gì có thể xảy ra. Mẫu câu quen thuộc của người phản ứng thụ động thường là:
● Tôi không nhận thấy điều đang xảy ra…
● Tôi đã cố gắng giải quyết, nhưng…
● Tôi cảm thấy bất lực trước việc…
● Tôi quên cảnh báo anh về việc…
2. PROACTIVE ACCOUNTABILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM CHỦ ĐỘNG
Đúng như tên gọi, chịu trách nhiệm chủ động có nghĩa là bạn chủ động hoặc cố gắng hết sức để ngăn chặn mọi thiệt hại trước khi nó xảy ra. Lúc này, bạn sẽ lập kế hoạch hành động, kiểm soát tình hình, quản trị rủi ro, lên kịch bản phản ứng cho mọi tình huống để tối ưu hóa kết quả cuối cùng. Một khi chọn chủ động ứng phó với tình huống, bạn cũng góp phần giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc trong thực tế. Để thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn phải có sự quan tâm và đảm đương vai trò tham gia tích cực, chuẩn bị cho cả tình huống tốt nhất và xấu nhất. Những mẫu câu quen thuộc của người chủ động chịu trách nhiệm thường là:
● Tôi cần hành động ngay lập tức…
● Tôi là người chịu trách nhiệm cho tình huống này…
● Tôi đang tìm phương án thay thế tốt nhất nếu…
● Đừng lo, chúng ta có thể cùng nhau vượt qua vấn đề này bằng cách…
3. CREATIVE RESPONSIBILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM SÁNG TẠO
Về cơ bản, đây là hình thức tiếp nhận trách nhiệm một cách chủ động nhưng với mức độ sáng tạo cao hơn. Đó là khi chúng ta vận dụng tầm nhìn và năng lực sáng tạo để gánh vác trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Mức độ này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn tạo động lực cho thay đổi và phát triển trong tương lai. Chịu trách nhiệm sáng tạo không những mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình mà còn giúp phát triển xã hội ở mức độ cao hơn. Những mẫu câu quen thuộc mà người sáng tạo trong việc chịu trách nhiệm thường dùng sẽ là:
● Tôi sẽ sáng tạo câu trả lời khác biệt cho vấn đề này…
● Tôi là người sáng tạo nên sẽ chọn cách giải quyết khác biệt…
● Tôi đang nghĩ đến một vài cách giải quyết đột phá cho…
● Sao chúng ta không thay đổi góc nhìn và sáng tạo giải pháp khác…
Les Brown – Nhà diễn thuyết và tác giả nổi tiếng người Mỹ từng nói: “Hãy nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Chính bạn là người sẽ đưa mình đến những nơi bạn muốn chứ không phải bất kỳ ai khác.”
(Thai Pham Team tổng hợp)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
? Tìm hiểu thêm thông tin sách TINY HABITS – THÓI QUEN TÍ HON, TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ tại:

GỬI BẠN TRẺ: DẬY SỚM CŨNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ HÃY NGỪNG MƠ MỘNG THÀNH CÔNG!

1. Sống có kỷ luật đi.
Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, vậy dựa vào cái gì mà bạn muốn thành công? Ngủ thì 12h, 1h đêm mới lên giường, sáng thì tít mít mới dậy. Đi học, đi làm chật vật mãi mới ra khỏi nhà. Đến lớp thì nằm ngủ gục trên bàn, đến chỗ làm hai mắt thâm quầng.
Đừng có lười biếng, lộn xộn, hay ham vui quá đà nữa. Tự kiểm soát cuộc sống của mình, vì không ai làm điều đó hộ mình cả. Tuổi trẻ, đừng biến cuộc sống của mình thành một mớ hỗn độn.
 
2. Đừng lãng phí thời gian nữa.
Khi các bạn cả ngày ngồi lướt new feeds Facebook thì xã hội đã bỏ các bạn quá xa rồi. Tụ tập ít thôi, shopping ít thôi, trà sữa ít thôi, mạng xã hội ít thôi. Nếu tốt nghiệp Đại học mà bạn vẫn phải nhờ vả xin việc, thì nên tự hỏi cả thời Đại học bạn đã giết thời gian thế nào.
 
3. Đừng để công nghệ chi phối mình.
Dùng Internet để học, để giải trí, để kết nối, chứ đừng biến nó thành cuộc sống. Không nhất thiết ăn gì, mặc gì, nghĩ gì, làm gì, khó chịu gì, yêu thương gì cũng phải post lên mạng xã hội. Không cần thiết phải biến mình thành nô lệ của chiếc “Smart Phone”. Nếu đi ra ngoài chơi thì đừng cắm đầu vào điện thoại; nếu định chơi với điện thoại, thì đừng ra ngoài.
 
4. Tiêu tiền cho đúng cách.
Cái gì cần dùng và có ích thì hẵng mua, cái gì chỉ để khoa trương thì đừng mua. Nếu không cần thiết phải lên đời điện thoại từ iPhone 6 lên iphone 7 chỉ vì chụp hình đẹp hơn một chút thì dùng iPhone 6 cũng được. Đừng có khoa trương khi thực chất bản thân chưa làm được gì.
Nếu vẫn sống chật vật với đồng lương mới ra trường, hay vẫn phải xin tiền bố mẹ, thì đi xe đạp cũng được, không cần đi Vision hay Vespa làm gì. Đồng tiền kiếm thực sự không dễ.
 
5. Đọc sách. Sách gì cũng được, miễn là đừng để não mình rơi vào tình trạng chán tư duy, chán thay đổi, và thậm chí là thấy chán đời. Tuổi trẻ, có biết bao nơi phải đến, bao người thú vị phải gặp, bao thứ để học, và bao điều hay ho để làm. Lúc nào thấy chán nản, nên đi mua một cuốn sách mới.
 
6. Đừng trì hoãn.
Việc cần làm thì phải ép mình làm, mà làm cho xong. Ai cũng sống ngần ấy thời gian, người ta hơn nhau ở cái biết dùng thời ấy thế nào. Trì hoãn là lười biếng. Trì hoãn là không tôn trọng thời gian của chính mình, không tôn trọng chính mình.
Không ai ăn cắp hay giết thời gian của bạn cả, chỉ có bạn tự giết chết thời gian của chính mình, giết chết tuổi trẻ của chính mình. Tuổi trẻ chỉ có một lần, nên nghĩ kỹ về điều đó.
 
7. Đi thật nhiều.
Mỗi bước đi xa hơn là một bước lớn khôn hơn, để biết trân trọng quãng đời này, thực ra chỉ vài chục năm, không dài như mình tưởng.
Đi đúng nghĩa của đi. Đi trải nghiệm, cảm nhận, suy ngẫm, chứ không phải đi theo phong trào. Đi ào ào và chỉ để pose hình thì cũng không khác gì không đi là mấy.
 
8. Rèn luyện sự tự tin từ bây giờ đi.
Mình không tin vào mình thì không ai tin mình cả. Cũng như luyện tập thể chất, tinh thần cũng phải luyện. Nếu sợ không làm được thì phải ép mình làm, thất bại nhiều lần rồi thì khắc hết sợ. Nếu sợ nói trước đám đông thì càng nên nói trước đám đông, sợ giao tiếp thì càng nên giao tiếp.
Tự tin không phải là thứ tự dưng có, nhưng chắc chắn là luyện được. Phải tự tin là mình làm được thì làm việc mới thành.
 
9. Sống có lý tưởng lên.
Nghĩ thoáng ra, nghĩ rộng ra, làm thật nhiều vào và đừng sợ sai. Đạp lên định kiến với áp lực xã hội mà sống. Tuổi trẻ, phải sống như chưa từng được sống.
 
10. Cứ yêu đi. Đổ vỡ cũng không sao, buồn cũng không sao, đau cũng không sao. Đổ vỡ thì làm lại, làm lại hai lần chưa được thì nhiều lần. Đừng sợ không tìm thấy người yêu mình cả đời, chỉ sợ mình quá hèn nhát không dám yêu thêm. Tình yêu là cách nhanh nhất khiến người ta hoàn thiện bản thân.
 
11. Độc thân cũng được.
Độc thân thì vui kiểu độc thân, dành thời gian mà làm nhiều thứ cho riêng mình. Đừng có vì thấy người ta có đôi có cặp còn mình Valentine một mình và kêu gào FA hay sinh chán nản. Cô đơn cũng là cái hay.
 
12. Hãy lập gia đình khi nào bạn đủ sẵn sàng
Cứ độc thân tới khi nào thực sự muốn một cuộc sống mà mình phải gắn với rất nhiều sự ràng buộc và trách nhiệm. Nếu chưa cảm thấy mình có thể chăm sóc tốt cho bản thân mình, thì đừng vội lập ra đình. Hãy tập sống cuộc đời một mình cho tốt đã. Ai hỏi bao giờ lấy chồng hay lấy vợ, thì cứ kệ đi.
 
13. Phải độc lập. Phải cố gắng.
Tự mình học, tự mình cố gắng, tự mình kiếm việc làm, tự mình kiếm tiền, tự xây dựng sự nghiệp. Rồi sau này có con cái, sẽ có nhiều hơn những câu chuyện để kể. Có nhiều con đường dễ để đi, nhưng nếu con đường được trải thảm sẵn thì đi tới đích rồi cũng chả thấy gì vui thú. Những gì tự mình có mới là của mình…
– ST –
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn