3 CẤP ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH LÀM CHỦ NÓ

3 CẤP ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH LÀM CHỦ NÓ
Theo chia sẻ của Stephen Covey – một nhà giáo dục người Mỹ, tinh thần “trách nhiệm” có thể chia thành 3 cấp độ phụ thuộc vào mức độ quan tâm và tham gia của mỗi người với trách nhiệm đó. Cụ thể:
1. REACTIVE RESPONSIBILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM PHẢN ỨNG
Đây là việc chịu trách nhiệm bằng cách phản ứng với một vấn đề, tình huống, sự kiện đã xảy ra hoặc bạn biết nó sắp xảy ra. Lúc này, bạn bị cuốn vào những gì đã và đang hiện diện mà không thực sự làm chủ tình hình. Điều này có thể ví như việc bạn cố gắng dập lửa bằng từng xô nước nhỏ thay vì trang bị các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Có thể thấy, đây là những phản ứng theo kiểu thụ động, biến mình trở thành “nạn nhân” của vấn đề thay vì chịu trách nhiệm một cách triệt để, chủ động cho những gì có thể xảy ra. Mẫu câu quen thuộc của người phản ứng thụ động thường là:
● Tôi không nhận thấy điều đang xảy ra…
● Tôi đã cố gắng giải quyết, nhưng…
● Tôi cảm thấy bất lực trước việc…
● Tôi quên cảnh báo anh về việc…
2. PROACTIVE ACCOUNTABILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM CHỦ ĐỘNG
Đúng như tên gọi, chịu trách nhiệm chủ động có nghĩa là bạn chủ động hoặc cố gắng hết sức để ngăn chặn mọi thiệt hại trước khi nó xảy ra. Lúc này, bạn sẽ lập kế hoạch hành động, kiểm soát tình hình, quản trị rủi ro, lên kịch bản phản ứng cho mọi tình huống để tối ưu hóa kết quả cuối cùng. Một khi chọn chủ động ứng phó với tình huống, bạn cũng góp phần giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc trong thực tế. Để thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn phải có sự quan tâm và đảm đương vai trò tham gia tích cực, chuẩn bị cho cả tình huống tốt nhất và xấu nhất. Những mẫu câu quen thuộc của người chủ động chịu trách nhiệm thường là:
● Tôi cần hành động ngay lập tức…
● Tôi là người chịu trách nhiệm cho tình huống này…
● Tôi đang tìm phương án thay thế tốt nhất nếu…
● Đừng lo, chúng ta có thể cùng nhau vượt qua vấn đề này bằng cách…
3. CREATIVE RESPONSIBILITY – CHỊU TRÁCH NHIỆM SÁNG TẠO
Về cơ bản, đây là hình thức tiếp nhận trách nhiệm một cách chủ động nhưng với mức độ sáng tạo cao hơn. Đó là khi chúng ta vận dụng tầm nhìn và năng lực sáng tạo để gánh vác trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Mức độ này không chỉ giúp giải quyết vấn đề mà còn tạo động lực cho thay đổi và phát triển trong tương lai. Chịu trách nhiệm sáng tạo không những mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình mà còn giúp phát triển xã hội ở mức độ cao hơn. Những mẫu câu quen thuộc mà người sáng tạo trong việc chịu trách nhiệm thường dùng sẽ là:
● Tôi sẽ sáng tạo câu trả lời khác biệt cho vấn đề này…
● Tôi là người sáng tạo nên sẽ chọn cách giải quyết khác biệt…
● Tôi đang nghĩ đến một vài cách giải quyết đột phá cho…
● Sao chúng ta không thay đổi góc nhìn và sáng tạo giải pháp khác…
Les Brown – Nhà diễn thuyết và tác giả nổi tiếng người Mỹ từng nói: “Hãy nhận lấy trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Chính bạn là người sẽ đưa mình đến những nơi bạn muốn chứ không phải bất kỳ ai khác.”
(Thai Pham Team tổng hợp)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
? Tìm hiểu thêm thông tin sách TINY HABITS – THÓI QUEN TÍ HON, TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ tại: