8 lời khuyên giúp bạn luôn rủng rỉnh đi chơi vào mùa lễ!

8 lời khuyên giúp bạn luôn rủng rỉnh đi chơi vào mùa lễ!

Trong một cuộc sống bề bộn với công việc thì những ngày lễ được xem là cơ hội để chúng ta giải tỏa áp lực và tái tạo lại năng lượng – những kế hoạch du lịch hay những “kèo” đi chơi hoành tráng được ra đời nhưng theo sau cũng là những cân nhắc về mặt ngân sách.

Dưới đây sẽ là 8 lời khuyên về chi tiêu và tài chính giúp bạn đỡ áp lực trong việc dành dụm ngân sách để vui lễ:

1. Quy tắc 3 số 8

Một người trung bình làm việc 8 tiếng một ngày, ngủ 8 tiếng mỗi đêm và có 8 tiếng rảnh rỗi. Vì vậy, để trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực nào đó, 8 tiếng rảnh rỗi phải được sử dụng hiệu quả và khôn ngoan.

Hãу tận dụng tốt 8 giờ rảnh rỗi, đầu tư vào những thứ mang lại hiệu quả dài hạn như học thêm kiến thức mới, kỹ năng mới… để nâng cao giá trị, kiếm được thêm những nguồn thu nhập mới tiềm năng thông việc đầu tư hay kinh doanh chẳng hạn.

2. Chi trả cho những dịch vụ hoặc hoạt động không cần thiết

Có rất nhiều người nghĩ rằng, với mức thu nhập mà họ sở hữu thì việc lui tới những quán cà phê sang trọng, ăn uống ở các nhà hàng 5 sao hoặc những quán nhậu đắt tiền mới nói lên được đẳng cấp của họ.

Nếu bạn xem đây là một phần thưởng cho bản thân, bạn có thể sắp xếp lịch để đi một mình, đi cùng người thân hoặc bè bạn, nhưng với tần suất không quá nhiều. Vì nếu mỗi ngày đều chi trả cho những dịch vụ hoặc điều kiện sống quá xa hoa trong khi bạn không nhất thiết phải làm điều đó, và đặc biệt, nếu nghiện thói quen trải nghiệm thượng lưu này, tiền của bạn sẽ nhanh chóng bay hết ra khỏi ví.

3. Có tư duy đúng đắn về nợ nần

Trước khi tính đến việc du lịch thì hãy xem xét lại tài khoản, đặc biệt là các khoản nợ của mình. Trước tiên bạn cần phải hiểu khoản nợ nào được coi là xấu và khoản nợ nào được coi là tốt. Bằng cách đó, bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản nợ của mình để loại bỏ những khoản khó đòi trước.

Và, khi bạn cân nhắc việc gánh thêm nợ để mua một thứ gì đó, hãy có chủ ý. Hãy tự nhắc nhở bản thân:
_ Tôi có thể mua được thứ gì với số tiền này trong 3 năm hoặc 5 năm tới?
_ Đó có phải là thứ mà tôi cần ngay lập tức (chẳng hạn như trả tiền sửa xe hoặc cấp cứu y tế) không? Tôi có thể tiết kiệm cho nó thay thế không?
_ Có cách nào khác để thanh toán cho việc này không?
_ Trả nợ càng nhanh càng tốt

4. Mỗi ngày, dành một phút kiểm tra các khoản chi tiêu

Mỗi ngày, hãy dành một phút để kiểm tra mọi giao dịch bạn thực hiện trong ngày. Việc này sẽ khiến bạn phân định được chi tiêu nào thích hợp hoặc không thích hợp.
Kiểm tra các khoản chi tiêu trong ngày cũng giúp bạn định hướng được cho khoản chi tiêu vào hôm sau. Cách này sẽ giúp bạn hình dung được sinh hoạt hàng tháng và những khoản nào bắt buộc phải chi, những khoản nào có thể thay đổi.

5. Trước mỗi lần mua hàng, hãy so sánh

Mỗi khi phân vân có nên mua đồ hay không, hãy tự hỏi bản thân có thật sự cần chúng, nếu thiếu món đồ này bạn sẽ như thế nào. Ngoài ra, hãy tập cho mình suy nghĩ so sánh các món đồ mua sắm với ngày lương hiện tại. Liệu chúng đáng giá bao nhiêu ngày lương, từ đó bạn sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của món đồ và quyết định mua hay không.

Ví dụ, khi nhìn thấy một chiếc áo len trong cửa hàng, hãy suy nghĩ: “Liệu chiếc áo len này có quan trọng hơn kỳ nghỉ tháng tới?”. Tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt, nhưng theo thời gian chắc chắn sẽ được một khoản kha khá cho bạn dự phòng.

6. Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế sẽ bao gồm những thời điểm thuận lợi và trắc trở, điển hình là trong một nền kinh tế lạm phát, đồng tiền của bạn dễ bị hao hụt hơn, vì vậy, việc nhận ra các tác động đến từ nền kinh tế sẽ giúp bạn lên được kế hoạch phòng ngừa sớm để bảo vệ tài chính của bản thân.

7. Lên kế hoạch nghỉ lễ hay đi chơi một cách chi tiết về ngân sách

Hãy bắt đầu lên kế hoạch bạn sẽ đi đâu, ở đâu và mua sắm gì tại chỗ du lịch và dự tính số tiền cần phải mang theo. Ngân sách du lịch của bạn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như thời điểm, tiền chỗ ở, phương tiện, ăn uống, quà tặng… Nhưng hãy cố gắng hết sức trong việc liệt kê và tính toán để cho bản thân hình dung được ra con số an toàn cho chuyến du lịch này.

Đặc biệt, hãy dành thời gian để tìm hiểu về các ưu đãi liên quan đến chuyến du lịch để giúp bản thân tiết kiệm một số tiền nhất định, ví dụ như đặt vé máy bay sớm để nhận ưu đãi giá “mềm” hơn…

8. Hãy để cho đồng tiền của bạn vận động

Vì một đồng chi tiêu của bạn có thể trở thành một đồng thu nhập của người khác, và nếu bạn chi tiêu cho tài sản, tiền của bạn sẽ nhanh chóng tăng trưởng, còn nếu bạn dùng số tiền đó để mua tiêu sản thì giá trị đồng tiền ban đầu sẽ bị lạm phát bào mòn theo thời gian.

Còn nếu bạn nghĩ việc cất tiền nằm trong két sắt hoặc tài khoản ngân hàng để 10 năm, 20 năm sau bạn có thể trở nên giàu có thì đó là quan niệm sai lầm. Bạn đang làm ngược lại quy luật vận động của đồng tiền. Cho nên, hãy tìm cách đưa đồng tiền đang nằm yên trong tài khoản của bạn sang một tài khoản đầu tư để tạo thêm giá trị gia tăng cho xã hội, cùng với mức lãi suất kép cao hơn cho chính mình.

Nhưng hãy lưu ý, để phát triển được đồng tiền của mình, đầu tiên bạn phải phát triển tư duy tài chính đúng đắn và lên kế hoạch có cơ sở rõ ràng. Suy cho cùng, điều tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và người chưa thành công chính là ở kiến thức và tư duy, đặc biệt trong bất kỳ lĩnh vực nào, người hiểu biết nhiều hơn sẽ là người có lợi thế và khả năng thắng cao hơn.

#doclaptaichinh