Bài số 11: Tại sao FED lại là nhà cái quyền lực số 1 thế giới?

FED

I) Trước tiên phải hiểu FED là gì? FED là Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ – hay là ngân hàng trung ương Mỹ

Trong đám FOMC – Uỷ Ban Thị Trường Mở Liên Bang (Federal Open Market Committee – FOMC) gồm 12 thành Viên thì FED NewYork là quyền lực nhất! (Có hiểu tại sao link được với con rể ông Donald Trump là Jared Kushner ở New York được chưa bạn hữu? )

Ủy ban này gồm 12 thành viên, trong đó có 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các chi nhánh.

Mỗi năm Ủy ban thị trường mở (FOMC) có 8 cuộc họp cố định và sẽ tổ chức họp bất thường bất cứ lúc nào cần thiết tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính.

Sau mỗi cuộc họp sẽ có một bản thông báo tóm tắt triển vọng kinh tế theo đánh giá của FOMC và những quyết định chính sách tại cuộc họp đó. Còn biên bản sẽ được công bố sau 3 tuần. Bản ghi âm hoàn chỉnh của các cuộc họp được công bố 5 năm sau đó.

Theo luật Mỹ, Fed là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ với đích đến cuối cùng là các mục tiêu vĩ mô gồm giá cả ổn định và thị trường lao động ở trạng thái toàn dụng. Thông thường, FOMC triển khai chính sách bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng với các diễn biến của nền kinh tế.

Chủ đề quan trọng nhất của mỗi cuộc họp là lãi suất liên bang – loại lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho các khoản vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất được lập để hỗ trợ 2 mục tiêu cơ bản mà chính sách tiền tệ của Mỹ hướng đến như đã nói ở trên.

II) Nhiệm vụ chính của FED

FOMC có nhiệm vụ quản lý cung tiền, cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng và đảm bảo sự thống nhất của hệ thống tài chính. Các quyết định của FOMC sẽ ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả. Sau đó những thay đổi này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm (trong ngắn hạn) cũng như giá cả (trong dài hạn)

III) Ảnh hưởng của FED đến thế giới

Chính sách của Fed còn tác động đến kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi. Nâng lãi suất chắc chắn làm tăng giá trị của đồng USD và đây là điều đại kỵ với các nền kinh tế mới nổi. Ngoài xu hướng dòng vốn tháo chạy, họ còn phải chịu gánh nặng từ những khoản nợ nước ngoài tính bằng USD

Việt Nam cũng nằm trong “vòng xoáy” ảnh hưởng này! Tránh sao được!

Đó là lý do bạn thấy tôi luôn đề cập đến FED trong các bản tin hàng tuần của mình và trong video này với câu hỏi “2019 liệu có KHỦNG HOẢNG hay không?”

Bây giờ các bạn hết thắc mắc về FED chưa?

Tôi có nên làm video về chủ đề này một lần nữa cho bạn hiểu sâu hơn?

Enjoy A Bờ Cờ chứng khoán nhé!