TIỀN BẠC LÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT HÀNH TRÌNH NỖ LỰC

TIỀN BẠC LÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT HÀNH TRÌNH NỖ LỰC
Trong Thiết kế cuộc đời thịnh vượng có phân tích 8 khía cạnh của bánh xe cuộc đời.
Nếu bạn nỗ lực rèn luyện tốt nửa bánh xe ở bên phải (sức khỏe, cảm xúc, tâm linh, tinh thần) thì phần bên trái (tình yêu, mối quan hệ, tiền bạc, sự nghiệp) sẽ được cải thiện, như một hệ quả cho tất cả nỗ lực dài hạn của bạn.
Nếu bạn chỉ mải mê theo đuổi phần bên trái, mà không tập trung nuôi dưỡng những giá trị cốt lõi bên phải, kết quả bạn đạt được sẽ không vững chắc. Đó chỉ là một dãy thành tích ảo, hoặc bạn phải trả giá rất đắt.
Chẳng hạn như: để có được nhiều mối quan hệ, bạn thâu đêm suốt sáng với đối tác trên bàn nhậu. Có thể bạn sẽ có được một mối làm ăn, nhưng về lâu về dài, sức khỏe của bạn sẽ bị tàn phá thế nào?
Nếu bạn cho việc làm việc bù đầu, lúc nào cũng bận rộn sẽ giúp bạn có được sự nghiệp và kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này có thể đúng, nhưng đổi lại, bạn mất gì?
Cảm xúc của bạn luôn căng thẳng, bạn không có đủ thời gian để dành cho người mình yêu thương. Đổi lại sau bao năm tháng cày cuốc là một tài khoản đầy ấp tiền, nhưng cảm giác của bạn dành cho cuộc đời là”trống rỗng”, chẳng có gì cả!
Nếu bạn vẫn đang đặt mục tiêu cho mình ở nửa trái của bánh xe cuộc đời, hãy thay đổi, sống với những giá trị tốt đẹp của mình, có thể bạn sẽ thành công chậm hơn người khác 1 chút, nhưng sẽ vô cùng bền vững!
Hãy thay đổi, từ hôm nay để bắt đầu Thiết kế cuộc đời thịnh vượng, bạn nhé!
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH NGẮN GỌN NGÀY 16/11/2022

Chào buổi sáng Anh/chị/em (ACE) trong cộng đồng,
 
Thế giới tăng điểm, lạm phát hạ nhiệt từ đỉnh, Dollar index thì cắm đầu nói chung là không đến nỗi nào sau khi định thần câu chuyện của FED.
 
Còn Việt Nam Index, ” chợ chứng” của người Việt, do người Việt làm chủ (điều hành) thì vẫn đang loay hoay với: Phọt Sell (bán giải chấp), Call margin (gọi kí quỹ) và mong đợi 5 triệu tài khoản cùng đặt giá trần mua vào để có được ”vẻ đẹp của chứng khoán và thị trường”
 
Chúc các bạn một ngày may mắn.
 
P/S: Hôm qua có một bài phát biểu rất đáng chú ý của TS Lê Xuân Nghĩa về việc nên ”ứng xử như thế nào với doanh nghiệp cạn tiền”, ACE đọc kĩ và tham khảo: LINK

NHẬN DIỆC CƠ HỘI TRONG KHÓ KHĂN

Để thành công trên thị trường chứng khoán, việc vạch ra một chiến lược là chưa đủ, điều bạn cần là một tư duy độc lập, duy lý bằng nền tảng kiến thức vững chắc và không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.
Bạn có thể may mắn tham gia thị trường tài chính vào đúng thời điểm con sóng bắt đầu, nhưng nếu thiếu đi tư duy, sớm muộn bạn sẽ phải trả lại phần lớn lợi nhuận cho thị trường.
Cốt lõi của việc đầu tư bao gồm 2 yếu tố quan trọng:
– Nhận diện cơ hội sinh lời tốt nhất
– Bảo vệ thành quả trước những rủi ro tiềm tàng.
Thành công của nhà đầu tư nằm ở khả năng sinh lời mạnh mẽ khi đám đông sai lầm, và phòng thủ đúng lúc. Và quan trọng nhất, bạn phải thực hiện được điều này một cách bền vững.
Đừng vội giới hạn khả năng của bản thân, hay để bất cứ ai phán xét những nỗ lực của bạn!
Xác định đường đi, ẩn nhẫn chờ thời, rèn luyện công phu trước khi xuất kích -> đó là bạn đang thiết lập tư duy trí tuệ tỷ đô cho chính mình!
? Tìm hiểu thêm cách thức các nhà đầu tư huyền thoại đã gây dựng khối tài sản đáng mơ ước của mình thông qua bộ sách: https://bit.ly/bo-sach-tri-tue-ti-do-tiki-happy-live

9 YẾU TỐ HỒI ĐÁP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

? Xét trên ví dụ cụ thể về thương hiệu bia Miller:
1. Cảm xúc mạnh mẽ của một thương hiệu
Điều này quan trọng bởi vì người tiêu dùng ngày nay không cảm thấy nhiệt tình với thương hiệu Miller nữa, và nếu người tiêu dùng không có cảm xúc mạnh mẽ với nó, Miller sẽ không thể khởi động và chống đỡ trong suốt cuộc hành trình dài để trở lại vị trí một thương hiệu mạnh.
2. Sự gắn kết
Điều này quan trọng bởi vì ngày nay Miller là “thương hiệu không liên quan”, về căn bản họ đang bán loại bia nhãn hiệu riêng chung chung trong những ngành hàng “bia nhẹ” (light) và “bia lạnh”. Bạn không thể gây dựng được một mối quan hệ ý nghĩa, bền vững với khách hàng mà không gắn kết với họ.
3. Kết nối
Sự gắn kết sẽ dẫn tới sự kết nối. Và một khi đã kết nối hiệu quả, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng những mối quan hệ với người tiêu dùng đáng để đầu tư, bởi vì chúng được xây dựng trên một cơ sở vững bền và chắc chắn.
Kết quả là, khi người tiêu dùng của Miller mô tả mối quan hệ của họ với thương hiệu, chúng ta không muốn họ chỉ mô tả những đặc điểm và lợi ích về mặt chức năng.
4. Nhận diện
Đây là một khía cạnh quan trọng trong đích đến của Miller bởi vì ngay ở hiện tại, nhận diện của Miller vừa lỗi thời vừa không còn tồn tại. Họ là một thương hiệu cũ, là bia của người khác.
Nhận diện có nghĩa là có:
– Một thương hiệu rõ ràng, khác biệt.
– Một thông điệp nhất quán dễ dàng chuyển sang cho những thương hiệu con nằm dưới cái tên Miller.
– Một thông điệp mà người tiêu dùng mục tiêu muốn cộng tác cùng.
5. Tính cách của một thương hiệu
Thương hiệu (ví như Miller) cần có một tính cách nổi bật và ấn tượng như:
– Khác biệt
– Thứ gì đó hơn cả một sản phẩm bia.
– Là hiện thân của một chất lượng thu hút, mạnh mẽ.
– Có liên quan với những người tiên phong trẻ dẫn đầu trào lưu trong ngành hàng cũng như có liên quan với đám đông đại chúng
6. Ý nghĩa
Trong một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, người tiêu dùng đang đòi hỏi một đề xuất giá trị cao hơn, chứ không chỉ là “bia” nữa. Miller cần mở rộng ý nghĩa của họ
7. Sự liên quan
Sự liên quan sẽ dẫn đến sự sử dụng lặp lại và đều đặn. Một thương hiệu thiếu điều này thì với người tiêu dùng, nó sẽ chỉ là một phép thử có tính thời điểm.
8. Sự phổ biến
Sự phổ biến xã hội là một động lực quan trọng trong ngành hàng bia. Nó cũng là điều Miller đang thiếu. Miller phải làm mới bản thân để trở thành một thương hiệu (và một sản phẩm), để:
– Mọi nhân viên tự hào vì được làm ra nó.
– Mọi nhà phân phối tự hào khi bán nó.
– Mọi khách hàng tại điểm bán (nhà bán lẻ) tự hào khi làm nó nổi bật trong tiệm mình.
– Mọi người tiêu dùng tự hào khi mua, uống và chia sẻ với bạn bè, khách khứa của họ.
9. Đề xuất giá trị (value proposition)
Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là thương hiệu của bạn có ý nghĩa như thế nào với đối tượng khách hàng bạn đang nhắm tới, và dựa trên ý nghĩa đó, khách hàng của bạn hành động thế nào. Và điều mang lại ý nghĩa cho thương hiệu của bạn chính là câu trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất mà khách hàng đặt ra: “Trong đó có gì cho tôi?” Đó chính là đề xuất giá trị của bạn.
Trích từ ấn phẩm Cải tiến trước – Phát kiến sau: https://bit.ly/cai-tien-tiki-hl