Chào các bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!
Tuần làm việc mới sẽ bắt đầu với hàng loạt những sự kiện kinh tế, tài chính quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động của thị trường tài chính thế giới.
Sau đây tôi xin điểm một vài sự kiện quan trọng tài chính quan trọng trong tuần này như sau:
1. Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản (G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và Liên minh châu Âu)
Tổng Thống Trump tuần trước đã thông báo rằng ông sẽ có một cuộc gặp riêng với chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ bắt đầu vào ngày thứ 6 tuần này.
Trước cuộc gặp riêng giữa TT Trump và chủ tịch Tập thì đàm phán thương mại giữa 2 quốc gia Mỹ vs. Trung Quốc đã bị phá hủy và hoãn lại sau khi TT Trump cáo buộc Trung Quốc “lật lọng” trong những thỏa thuận đã đạt được giữa 2 đoàn đàm phán trong suốt quãng thời gian từ tháng 3- tháng 5/2019 vừa rồi. Chính những cáo buộc ấy đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. (Tuy nhiên, đợt chao đảo này nhanh chóng bị thị trường lãng quên và hồi phục lại rất nhanh. Dow Jones hiện tại đã quay lại đỉnh cũ gần 26.000 điểm)
Nhắc lại cho bạn hữu nhớ, sau cáo buộc của TT Trump tháng 5/2019 thì Mỹ nhanh chóng áp thuế tăng lên 25% lên 200 tỉ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Và Trung Quốc cũng trả đũa tăng thuế lên 60 tỉ đô la hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc. Ông Trump cũng “dọa gió” là sẽ áp thuế lên 325 tỉ đô la hàng hóa còn lại của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ nếu ông Tập không gặp ông ở hôi nghị G20 (kịch bản này là kịch bản mà Goldman Sachs cho rằng thị trường tài chính Mỹ sẽ giảm khoảng 4%).
“Kịch bản tốt nhất mà thị trường có thể kì vọng từ hội nghị G20 lần này đó là một cú bắt tay giữa ông Trump và ông Tập và sau đó là cam kết quay lại đàm phán thương mại” ông Paul Christopher, trưởngbộ phận chiến lược về thị trường toàn cầu của Wells Fargo Investment Institute ởSt. Louis, Missouri, cho hay.
Điều này được kì vọng là sẽ kéo cho thị trừơng tài chính đỡ lo lắng, trong khi đó, nếu không đạt được điều mong đợi này theo kịch bản kể trên thì thị trường tài chính của Mỹ có thể sẽ có đợt sụt giảm nhẹ.
2. Những bài phát biểu của các quan chức Fed
Tuần này, sẽ có một vài bài phát biểu của các quan chức FED (NHTW Mỹ) và những bài phát biểu này sẽ được giới đầu tư trong thị trường tài chính theo rất sát sao.
Những phát biểu của các quan chức này sẽ được thị trường “soi” dưới lăng kính của những câu như “những rủi ro bất định của nền kinh tế toàn cầu” và “lạm phát dưới chuẩn”.
Trong tuần này, thì chủ tịch Fed ông Jerome Powell sẽ có bài phát biểu về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ tại hội đồng Đối ngoại ở New York vào ngày thứ 3.
Chủ tịch FED New York John Williams (người chủ tịch FED quyền lực thực sự) và chủ tịch Fed của St Louis Fed ông James Bullard cũng đều phát biểu trong ngày thứ 3. Riêng ông Bullard đã bỏ phiếu chống lại quyết định giữ lãi suất vào tuần trước, ông ủng hộ quyết định giảm lãi suất Fed sớm nhất có thể.
Nói chung, như tôi có trao đổi với anh em bạn hữu tại các meetups ở Hồ chí Minh và Hà Nội tuần vừa rồi thì trước những sức ép của TT Donald Trump và những bất định liên quan tới chiến tranh thương mại Mỹ vs. Trung sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát chưa đạt target mục tiêu là 2% thì khả năng và xác suất cao là Fed sẽ giảm lãi suất ngay trong tháng 7 này.
Tất nhiên, với các nhà đầu tư (thuộc quỹ Munulife’s) thì họ còn đang chờ đợi 1 cú “thùng phá sảnh” (straight flush) là nếu có một trade-deal thì khả năng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ còn cao hơn cả Fed cắt giảm lãi suất? Really? 😀
3. Các dữ liệu về nền kinh tế của Mỹ cập nhật
Các dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng sẽ được công bố trong tuần này với các số liệu về (sản xuất) hàng hóa lâu bền vào ngày thứ 4 và các số liệu xuất nhập khẩu.
Các nhà đầu tư tuần này cũng sẽ có các số liệu về sức khỏe của thị trường nhà đất của Mỹ như các căn nhà đang chào bán, các căn nhà mới bán được cũng như chỉ số giá cả nhà cửa (house price index).
Trong tuần, số liệu GDP của Mỹ quý 1 chính thức cũng sẽ được công bố, theo các dự báo thì G DP quý 1 của Mỹ chưa điều chỉnh là 3.1%.
4. Số liệu về lạm phát ở các nền kinh tế EU
Trong tuyên bố tuần trước, chủ tịch của NHTW châu Âu ông Mario Draghi đã tuyên bố Châu Âu sẽ tiếp tục duy trì lãi suất thấp và kích thích nền kinh tế châu Âu trong bối cảnh lạm phát đang ở mức thấp cùng sự tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung Châu Âu đang chậm.
Những phát biểu của ông sẽ có cơ sở và được hỗ trợ bởi số liệu lạm phát chính thức được công bố vào thứ 6 tuần này.
Mức lạm phát mục tiêu của khu vực châu Âu là 2% từ năm 2013 trở lại đây, tuy nhiên lạm phát mục tiêu thì chưa bao giờ đạt được. Lạm phát tháng 5/2019 thì mới chỉ đạt 1.2%. Ngân hàng TW Châu Âu đang ở trong trạng thái lo lắng (vì lạm phát thấp) dù vậy, đây không phải chỉ là thực trạng của EU mà là thực trạng mà Mỹ và Nhật cũng như khắp thế giới đang đối mặt.
Về cơ bản trong một ván bài poker cả làng cùng check/fold thì chả ai dại mà không tiếp tục check or fold cả phải không ông Draghi?
5. Về thị trường Việt Nam
Nói chung là luôn vật vờ về điểm số (và indexing game chưa bao giờ là mục tiêu của chúng ta trong giai đoạn này phải không?)
Tuần vừa rồi, cũng là tuần kết thúc một tuần giao dịch chờ đợi ETFs ngoại cơ cấu.
Họ đã cơ cấu xong! Và các game ăn theo ETFs cũng chả kiếm được bao nhiêu tiền (khối ngoại và khối nội được ủy thác mua trước giờ đã khôn ngoan hơn rất nhiều)
Giờ đây có thể thị trường sẽ diễn biến (có độ trễ) theo hướng tích cực hơn – tất nhiên là sẽ mạnh hơn ở các cổ phiếu/công ty được dự báo có kết quả kinh doanh quý 2/2019 vượt trội và mạnh mẽ theo chuẩn CANSLIM
Thị trường Việt nam thì đoạn này cũng nhạy cảm với thế giới theo chiều hướng tiêu cực nên để xem G20 summit sẽ diễn biến như thế nào nhưng cơ bản thì…các doanh nghiệp triển vọng tốt thì luôn có chỗ đứng và… cứng chỗ đó.
VNM ETFs vẫn bơm tiền đều đặn vào Việt Nam cùng E1VFMVN30!
Dành cho các bạn yêu thích marketing và kinh doanh, muốn tìm hiểu “bí kíp” để bán được nhiều hàng hơn, cho nhiều người hơn, dùng một cách thường xuyên hơn như thế nào nhé!
Rất ngạc nhiên về sự hiểu biết cũng như tính ứng dụng liền tay của Đằng HNN với những nguyên lý tồn tại mãi qua thời gian của cuốn sách Marketing giỏi phải kiếm được tiền.
Nếu bạn thích và quan tâm đến kiếm tiền và thích xem ý tưởng cuốn sách này có gì thì hãy xem video này nhé!
Trong phần 3 này, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt 3 chủ điểm:
– Cổ phiếu là gì? – Chứng khoán là gì? – Các chỉ số cơ bản của chứng khoán: + EPS (Earning Per Share) là gì? Có bao nhiêu loại EPS? + P/E (Price per Earnings) là gì? + PEG là gì? Tại sao PEG lại tốt hơn P/E? + BVPS (Book Value per Share) là gì? Làm thế nào để tính toán? + P/B Price to Book Ratio là gì?
Thấy hay, hữu ích cho nhiều người thì share cho người khác nhé!