Tại sao cần đọc sách thường xuyên?

(Đặc biệt là truyện chữ với sự phát triển của trẻ em)

“Khoa học đã chứng minh rằng trẻ em lớn lên trong một ngôi nhà có trên 80 cuốn sách sẽ có kỹ năng số học và ngôn ngữ tốt hơn khi trưởng thành.

Trung bình một hộ dân ở Mỹ có khoảng 114 cuốn sách, còn tại Na Uy, 14% số gia đình có trên 500 cuốn sách. (Mình không có số liệu thống kê ở VN).

Các nhà khoa học ở ĐH Carnergie Mellon khảo sát trên 72 trẻ từ 8 – 10 tuổi phát hiện ra rằng khi trẻ đọc sách, não hoạt động mãnh mẽ và tạo nên nhiều chất trắng (white matter) hơn, giúp các hoạt động ngôn ngữ tốt hơn rất nhiều.” – Hieu Dinh Le

———-

Đây là lý do chính khiến tôi làm điều tôi đang làm. Why I do what I do! Tôi muốn con tôi và bạn hữu (những người nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của tôi – chứ không phải vòng tròn quan tâm) “ngập ngụa” trong sách!

Không phải điều gì to tát, nhưng tủ sách của tôi và các con mình cũng thuộc diện “tạm tạm được”, còn tủ rượu thì quá tệ không dám nói!

Các bạn trẻ, mình chả dám khuyên gì! Chỉ khuyên đầu năm nên đọc sách (và thể dục, thể thao đều đặn).

P/S: Với con mình, món quà “lì xì” của tôi đầu năm cho hắn là 1 cuốn Bách khoa lịch sử thế giới! Dày cui, hi vọng cu cậu “tiêu hoá” được theo đúng tinh thần đã lựa chọn!

#ThaiphamHappylive – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn! 

Nguồn: Hieu Dinh Le
Nguồn từ WEF: wef.ch/2RTnrv0 
Nguồn từ CMU: https://www.cmu.edu/…/Dece…/dec9_brainrewiringevidence.shtml

Vai trò của việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Lời Bình: Tại sao tác động của Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc lại quan trọng và ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng, tiêu thụ và tổng cầu của nền kinh tế? 

Làm thế nào để hiểu rõ bài báo trong hình (đăng ngày hôm nay lúc 10.00 sáng, Vneconomy, link:http://vneconomy.vn/sau-gan-thap-ky-viet-nam-tinh-giam-du-tru-bat-buoc-cho-luong-tien-lon-20190209042511394.htm?fbclid=IwAR3RIUTmPvqNM7_wTi5XQ5vbLVM13EPj724jAVGP9O9BY3a0Ix6XxufzYAU

Các bạn hữu nên đọc hết bài này ở dưới (hơi dài nhưng đáng đọc – tôi đăng luôn trên web cá nhân vì nó ảnh hưởng đến công cuộc làm ăn của các doanh nhân, nhà đầu tư trong năm 2019 nếu điều này xảy ra thì tuyệt vời) 

———–

Tác động của Dự trữ bắt buộc

Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các NHTM có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bộ số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM.

Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng).

 
Như vậy công cụ dự trữ bắt buộc mang tình hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kì quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hòa mức cung tiền cho nền kinh tế. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát.

 

Nhắc bạn mỗi ngày!

Thời gian như thoi đưa. Mùng 5 Tết rồi. Vậy là 4 trang đầu tiên của cuốn sách dày 365 trang mang tên Kỷ Hợi đã được viết! 

Hãy viết tiếp các trang tiếp theo kể từ hôm nay bạn nhé!

Tài chính & sức khỏe 101

Kiếm tiền mỗi ngày tựa như ghi bàn trong bóng đá và sài tiền mỗi ngày tựa như phòng thủ!

Nhiệm vụ của bạn: Ghi thật nhiều bàn thắng và để thủng lưới thật ít!

Như vậy bạn sẽ thành Champion – nhà vô địch – sớm hay muộn

Tập thể dục mỗi ngày cũng tương tự như vậy: Tập thì GHI BÀN, Không tập một ngày thì…THỦNG LƯỚI!

Muốn khoẻ, chỉ có cách “ghi bàn” và thủng lưới ít hơn số bàn thắng!

#Wish you all the best
#ThaiPhamHappyLive – thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

P/S: Bánh chưng, dưa hành và bia thì rất ngon. Tập cho đỡ bị bụng bia ?. Enjoy!

Nếu bạn sợ thành công năm 2019, đừng xem video này

“95% những người trên thế giới này bị bệnh “TÂM THẦN NHẸ”. Họ luôn chỉ trích bạn, phán xét bạn, không muốn bạn thành công, họ bị mắc chứng tâm thần nhẹ dạng “con cua”

– Thái Phạm Happy Live –

Chào các bạn hữu, như đã hứa 8.05 tối nay – tối ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019, tôi gửi các bạn một video về thông điệp của tôi dành làm “quà mùng tuổi” cho tất cả những bạn hữu những người KHAO KHÁT THÀNH CÔNG nhưng lại đang mang trong mình những NỖI SỢ HÃI hàng ngày.

Có những NỖI SỢ HÃI vô hình, HÀNG NGÀY luôn vây bám bạn:

– Sợ người khác PHÁN XÉT mình
– Sợ lái xe trên đường gặp phải tai nạn 
– Sợ thất bại 
– Sợ không đủ kiến thức, 
– Sợ không đủ kinh nghiệm
– Sợ không đủ nguồn lực
– Sợ không dám khởi sự 
– Sợ deadline
….
– Sợ Sếp 
– Sợ …Ế
– Sợ đủ thứ…(như chó, mèo,..ma…)

Vậy bạn làm thế nào để hết sợ, BIẾN NỖI SỢ trở thành ĐỘNG LỰC giúp bản thân mình TIẾN BƯỚC VỀ PHÍA TRƯỚC trong năm 2019!?

Nếu bạn muốn biết bí quyết VƯỢT QUA NỖI SỢ, hãy dành 25 PHÚT QUÝ GIÁ của cuộc đời bạn để XEM HẾT video này của tôi.

Còn nếu bạn THẤT BẠI, tiếp tục SỢ HÃI hằng ngày thì đừng xem nó! KHÓ QUÁ bỏ qua!

Enjoy watching!

#God Bless us!
#Chúa Phù Hộ cho bạn!

#2019_PhamHappyLive – thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn 
#Biến_Nỗi_Sợ_Trở_Thành_Động_Lực 
#2019_là_không_sợ_hãi
#2019fearless

 

 

 

 

Mẹ

Mẹ là nơi ai đi xa cũng phải nhớ để trở về!

Dù bận rộn tới đâu, dù nhiều hay ít tiền, dù vui hay buồn!

Trở về để ôm 1 cái

Trở về để gặp nụ cười của mẹ và nghe mẹ nói “mày ăn đi con” ”có tốt không con” ”có vui không con”

Trở về để hiểu điều giá trị nhất trong đời là được mẹ sinh ra trên đời!

Tạm biệt mẹ để năm sau…con lại về!