Bài học số 3: Ngưỡng hỗ trợ (support) và ngưỡng kháng cự (resistance) a bờ cờ!

Nhiều người đọc bản tin của tôi và nhiều bản tin tài chính khác hay phân tích TA tài chính khác luôn đặt câu hỏi không hiểu là kháng cự/hỗ trợ là gì?

Thí dụ bảng tin về giá vàng của tôi sáng nay  không phải ai cũng hiểu!

Vai trò của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ra sao? Ảnh hưởng của nó tới tâm lý của các nhà đầu tư/đầu cơ như thế nào? Tại sao nó lại quyết định đến các hành vi mua bán (ngắn hạn/trung hạn) của họ?

Ta có thể định nghĩa mức hỗ trợ là việc mua thực tế hay khả năng mua với khối lượng đủ để làm ngưng lại xu thế giảm của giá trong một thời kỳ đáng kể (tương đối dài).

Mức kháng cự lại ngược lại với mức hỗ trợ: đó là việc bán, trong thực tế hay tiềm năng, một khối lượng đủ để thoả mãn tất cả các mức chào mua, do đó, làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thời gian nhất định. Như thế mức kháng cự và hỗ trợ là gần giống theo thứ tự với khối lượng cầu và khối lượng cung.

Mức hỗ trợ là mức giá ở đó mức cầu cho một cổ phiếu là đủ để, ít nhất là, làm dừng xu thế giảm giá của thị trường và cũng có thể đổi chiều xu thế đó, tức là làm xu thế giá đi xuống quay ngược đi lên.

Từ đó ta có định nghĩa về mức kháng cự, đó là mức giá mà ở đó lượng cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể chuyển động ngược lại đi xuống. Theo lý thuyết thì mỗi mức giá có một lượng cung và cầu nhất định. Nhưng khoản hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu còn khoảng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Như vậy với một hình mẫu giá nhất định, chẳng hạn ta xét với hình mẫu dạng hình chữ nhật (mô hình này phản ánh giai đoạn thị trường gồm rất nhiều những dao động nhỏ của giá theo hướng ngang đồ thị chứ không hướng lên hay hướng xuống rõ rệt, hai đường nối các đỉnh và các đáy của thị trường trong giai đoạn này gần như song song, không cần thiết phải song song 100% nhưng độ lệch phải rất nhỏ, hay có thể nói là một dạng của khung giao dịch), đường nối các đỉnh có thể coi là mức kháng cự, còn đường nối các đáy được coi là mức hỗ trợ.

Với tư cách một nhà đầu tư ta sẽ quan tâm hơn đến việc xác định tại sao và yếu tố nào làm xuất hiện các mức kháng cự và hỗ trợ ở một mức giá nhất định. Các chuyên gia còn tập trung nghiên cứu thời điểm giá lên đạt đến mức kháng cự và khi nào giá xuống đến mức hỗ trợ

Ngắn gọn vậy vậy, kiến thức A Bờ Cờ!

Nếu các bạn hữu (đặc biệt anh em mới) thấy hữu ích thì động viên chút để tôi và anh em Happy Live làm tiếp nhé!

Cám ơn & chúc mọi người bữa trưa ngon miệng!

#Bài học số #3