Chào các bạn hữu buổi sáng! Good morning!
Một tuần mới lại bắt đầu với chúng ta sau 2 ngày thứ 7 và chủ nhật nghỉ ngơi!
Sau đây là 5 sự kiện sẽ đáng để chúng ta theo dõi tuần này:
1. FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ – để ngỏ cửa cắt giảm lãi suất vào tháng 7/2019
FED sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ cập nhật nhất vào ngày thứ 4 tuần này. Các nhà kinh tế học hầu hết nhận định sẽ không có thay đổi gì về chính sách của FED lần này; tuy nhiên, họ bày tỏ lo ngại về việc nền kinh tế đang giảm tốc do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ khiến NHTW rộng đường cho việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Báo cáo việc làm yếu vào tháng 5/2019 cộng thêm dữ liệu lạm phát thấp hơn kì vọng là những bằng chứng củng cố thêm nhận định này của các nhà kinh tế
Thị trường và các nhà đầu tư thì sẽ chờ đợi và theo dõi xem có bất cứ động thái nào về thay đổi ngôn ngữ (sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu ngày 4/6/2019 về “hành vi phù hợp”) nữa hay không với diễn tiến mới của Trade-war.
Ngày thứ 4 tuần này, FED cũng cập nhật những dự báo về kinh tế, lạm phát và biểu đồ dot-plot để dự báo về lãi suất của các thành viên FOMC trong thời gian tới.
2. Hành động của ngân hàng ECB (Châu Âu), BOE (Ngân hàng Anh Quốc) và BOJ (Ngân hàng Nhật)
Bên cạnh FED, thị trường cũng có thêm thông tin và chú ý về các hành động của ngân hàng chung Châu Âu (ECB). ECB sẽ nhóm họp 3 ngày tại Sintra, Bồ Đào Nha; Giới đầu tư cũng để tâm tới hành động của NHTW Nhật Bản và Anh Quốc trong tuần này.
Cũng cách đây 2 năm tại Sintra, Bồ Đào Nha, ông Mario Draghi chủ tịch NHTW Châu Âu đã nói “nền kinh tế Châu Âu đang khỏe lên và kinh tế đang mở rộng”; tuy vậy, sau 2 năm thì những phát biểu của ông vẫn chưa là sự thật khi tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ở Châu Âu vẫn còn khá thấp. Chính bởi vậy, khả năng cắt giảm lãi suất của ECB lại một lần nữa được nhắc tới. Xác suất cắt giảm lãi suất là cao.
Nhật Bản cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ hiện tại vào ngày thứ 5 này. Cơ bản là tiếp tục duy trì Abenomics và kích thích kinh tế chứ không có gì thay đổi
Tương tự như vậy, NHTW Anh Quốc (BOE) ngày thứ 5 cũng sẽ công bố chính sách tiền tệ của họ, và các nhà kinh tế cũng dự báo không có sự thay đổi nhiều trong chính sách.
3. Các dữ liệu kinh tế cần phải theo dõi
Tuần này chúng ta cũng cần quan sát một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng để nhờ đó chúng ta sẽ dự báo được một số bước đi của các NHTW trên thế giới.
Thí dụ: Các chỉ số về giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 5, Các chỉ số về họat động xuất khẩu của Nhật, Lạm phát của Anh Quốc, chỉ số US Philly Fed business index, chỉ số bán lẻ của Anh Quốc cũng như chỉ số tự tin của người tiêu dùng châu Âu (consumer confidence index) trong tháng 6.
Một chỉ số quan trọng nhất cho nền kinh tế thế giới đó chính là chỉ số Quản lý thu mua (PMI – quản lý mua hàng, the Purchasing Managers’ Indexes (PMI) của Mỹ. Nếu PMI của Mỹ >50 thì có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển và ngược lại <50 thì mọi người sẽ đánh giá khá xấu!
4. Các thay đổi về diễn tiến của các hoạt động căng thẳng thương mại
Mọi nhà đầu tư đầu tuần này vẫn tiếp tục đổ dồn sự quan tâm cập nhật những diễn biến mới nhất về căng thẳng thương mại Mỹ Trung; họ sẽ “soi kĩ” các phát biểu của đại diện thương mại Mỹ ông Robert Lighthizer tại House Ways & Means Committee ngày thứ 3 tuần này.
Dự kiến, trong agenda của chương trình sẽ bao gồm những “sự thảo luận thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Anh Quốc, hiệp định NAFTA/USMCA; WTO và những vấn đề quan trọng khác”
Các phát biểu này cũng là bước đầu để dò xét xem liệu có tiến triển gì về căng thẳng thương mại Mỹ Trung sau cuộc gặp tại G20 cuối tháng này (nếu có) giữa Mỹ – Trung Quốc hay không.
Cơ bản thì ông Donald Trump đang nói “khá cứng giọng” về việc sẽ không có thỏa thuận gì nếu ông Tập không chấp nhận các yêu cầu cứng rắn từ Mỹ và cũng như việc sẽ áp thêm thuế nếu ông Tập không đến hội nghị G20 cuối tháng.
5. Đối với thị trường Việt Nam:
Tuần này là tuần cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs, VNM – VanEck ETF và DB ETF; Giá trị của DB ETF không đổi nhưng quy mô của VNM ETF thì ngày càng hoành tráng. Cuối tuần vừa rồi ngày thứ 6, VNM ETF đã huy động được thêm 150K CCQ nữa và chính thức là giá trị NAV của quỹ này tại Việt Nam đã lên con số 10,400 tỉ đồng. Thế nên, mỗi lần quỹ này cơ cấu và tăng tỉ trọng cho các mã cổ phiếu nào, bán ra cổ phiếu nào, thêm mới cổ phiếu nào thì sẽ là một “mỏ vàng” cho người nắm giữ các cổ phiếu ấy!
Tham khảo tại đây: Hàng trăm tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ ETF trong nửa đầu tháng 6 và Sau FTSE Vietnam ETF, đến lượt VNM ETF thêm POW vào danh mục trong kỳ review quý 2/2019
Tất nhiên, indexing game không phải là ưu tiên của tôi và các bạn trong giai đoạn hiện tại mà là các cơ hội cụ thể liên quan từng cổ phiếu tăng trửơng, có câu chuyện cụ thể, hấp dẫn.
Tuần này, điều đó thêm củng cố khi đây là tuần tiếp tục chốt Lột Xoạc. Ai đang cầm Lột? Ai đang cầm xoạc? Phe chiến thắng dễ đoán gớm (nếu có dữ liệu của tạo lập 😀). Mỗi tuần đến ngày thứ 5 “định mệnh” ấy.
Cả nước và nhà “đầu cơ” sẽ tập trung vào mấy cổ phiếu kém thanh khoản… như SAB và người hùng ROS????
Điểm tin của tôi đầu tuần này xin dừng ở đây!
Chúc các bạn một tuần mới đầy hứng khởi và may mắn!
#God Bless
#Chúa phù hộ cho các bạn!
– Morning news by Thai Pham Happy Live
*** 17 June 2019 ***
P.S: Disclaimer: Bản tin này của tôi chỉ để giúp xây dựng kiến thức đầu tư cho cộng đồng, không khuyến nghị mua bán và không bị bất cứ lợi ích của cá nhân, hay tổ chức nào đứng đằng sau nên các bạn dùng tham khảo. Nếu thấy hay/dở comment cho tôi biết. Và thấy hữu ích thì share cho nhiều người đọc.
P.S.S: Tôi xin lỗi do một số trục trặc về kĩ thuật nên tôi post bản tin tuần này muộn và cũng không liên lạc được trên facebook Thai Pham của tôi. Mong các bạn thông cảm. Hẹn mọi người ở Meetup tối nay tại tòa Nhà Mipec Tây Sơn, Hà Nội.