Điểm tin tài chính ngày 27/6/2019

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH NGÀY 27/6/2019
Chào buổi sáng các bạn hữu! Good morning early birds
 

1. Thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày hôm qua kết phiên trong một biến động giảm điểm nhẹ – hết sức bình thường và as plan (như dự kiến).
 
Chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones giảm nhẹ 0.04%, S&P giảm nhẹ 0.12% và Nasdaq giảm 0.32%. 
 
 
Đồ thị Ichimoku chart của chỉ số Dow Jones vẫn diễn biến đúng như chúng ta đã nhận định.
 
 
Ngày hôm qua mở điểm Dow Jones và các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm với tác động của thông tin Bộ Trường tài chính Mỹ ông Steven Mnuchin cho hay là Trade deal giữa Mỹ và Trung Quốc đã “hòan tất tới 90%” và giá dầu tăng giá do tồn kho dầu lửa thành phẩm ở Mỹ ở mức thấp hơn mong đợi.
 
Tuy nhiên, ngay sau đó vài tiếng thì ông Mnuchin cũng phải lên tiến khẳng định lại ông nói điều đó (90% hoàn tất) đó là thì… QUÁ KHỨ (Past tense), chứ không phải ở thời điểm hiện tại. (Ý ông nói là trong quá khứ nhẽ ra thỏa thuân thương mại đã xong tới 90% rồi – nếu Trung Quốc không lật kèo – phần này là chú giải của tôi).
 
Cuối tuần này ông Trump cũng sẽ gặp ông Tập tại hội nghị G20 ở Nhật Bản để có một thảo luận. Chúng ta sẽ cùng xem các bên sẽ xử lý các vấn đề mấu chốt về thương mại, bản quyền và đặc biệt là công nghệ (video này: http://bit.ly/2wFeU5ucũng như phân chia miếng bánh tiền – quyền – ảnh hưởng trong các thập kỉ khác ra sao. Không đơn thuần là thương mại.
 
Ông Trump tuyên bố trước khi đi Nhật là “một thỏa thuận trade deal có thể khả thi” nhưng “hiện ông cũng rất vui với tình hình hiện tại”.
 
Nhận xét về đợt biến động nhẹ (tăng rồi giảm) ngày hôm qua ông Robert Pavlik, chiến lược gia trưởng về đầu tư của SlateStone Wealth LLC ở New Yorkcho hay “Những lạc quan về Trade deal đã biến mất khá sớm (sau 1 ngày)” “Tuần trước thị trường đã xác định thời gian tới chỉ tập trung vào 2 thứ: một là cắt giảm lãi suất vào tháng 7 bởi Fed và hai là cuộc gặp của ông Trump và ông Tập tại G20 để thảo luận về việc tái đàm phán Trade-deal”.
 
Pavlik cũng chỉ trích “nhẹ nhàng” với chính phủ Mỹ (ý nói ông Mnuchin) rằng: “Chuyện xảy ra ngày hôm nay là bởi chính phủ đang làm rối rắm và khiến mọi thứ khó hiểu với market” (Ý nói là ông Mnuchin phát biểu 90% là dùng Past tense – thì quá khứ trong tiếng Anh).
 
Thực tình, thì mọi ánh mắt sẽ chỉ đổ dồn vào có 2 thứ ông Pavlik đã nói: Fed và Trump vs. Tập trong thời gian tới. Chấm hết.
 
2. Thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Ngày hôm qua thanh khoản cũng ở mức ổn định 2,500 tỉ; chỉ số giảm điểm nhẹ và nước ngoài mua ròng 159 tỉ.
 
Bán ròng vẫn là mấy mã “truyền thống” trong thời gian gần đây.
 
Vấn đề nếu có lớn nhất của nhà quản lý hiện tại đó là giữ chợ cho thị trường và với chúng ta tìm kiếm cơ hội với các cơ hội đầu tư trở nên hấp dẫn do những chán nản của số đông.
 
Thêm một thông tin nữa: Trong thời gian gần đây tại sao chính phủ đang làm quyết liệt với Shark Tam Asanzo hay những công ty nhập khẩu hàng hóa, link kiện từ Trung Quốc hoặc 80-90-100% từ Trung Quốc rồi dán nhãn Việt Nam hoặc Hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc là xuất xứ từ Việt Nam đến vậy?
 
Nguồn cơn có lẽ là mong muốn tính minh bạch. Nhưng thêm một phần cực kì quan trọng đó là mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ!
 
Ngày hôm qua, đích thân ông Trump trong một lần trả lời phỏng vấn với phóng viên kênh FoxNews Business đã nói “Việt Nam còn lạm dụng thương mại hơn cả Trung Quốc (even worst).
 
“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc,” tổng thống nói, nhắc tới việc thuế quan của ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đang khiến các công xưởng sản xuất dời đi các nơi khác để tránh chi phí gia tăng.
 
Tuy nhiên, ông cũng nói đang đàm phán với chính phủ Việt Nam về vấn đề này (không nói cụ thể đàm phán cái gì) và cũng nói ông “vui vì Việt Nam đang nhập khẩu than đá từ Mỹ – west virginia coal mines”
 
Nên cái gì cũng có 2 mặt. Nhiều ông nói Chiến tranh thương mại Mỹ Trung xảy ra thì Việt Nam hưởng lợi từ tôm, cá, dệt may,… rồi khu công nghiệp cảng biển và hỏi tôi đánh giá gì về các hiệp định thương mại song phương của Việt Nam hay các ngành trên sẽ hưởng lợi gì lớn không? Tại sao tôi không nói trong meetup? Tôi nói “Tôi nghĩ lợi thế đó không bền vững vì nó không xuất phát từ nội lực, nó đến từ kẽ hở của chính sách giữa các quốc gia và khi kẽ hở hay lợi thế đó mất đi, các nhà đầu cơ vào những ngành nghề này sẽ rất mệt mỏi”. Điển hình như hôm qua, với tuyên bố đanh thép của ông Donald Trump về Việt Nam như vậy? Bạn nghĩ Mỹ không biết doanh nghiệp nào của Trung Quốc sang khu công nghiệp của Việt Nam thuê đất, nhập thiết bị lắp rắp lại và gán mác “Made in Vietnam” để xuất sang Mỹ?
 
Vậy nếu làn sóng này không diễn ra nữa? (Có can thiệp của cả của chính phủ VN chẳng hạn – tôi suy đoán vậy) thì nhà đầu tư nào trót nhìn triển vọng của đất đai các khu công nghiệp với việc DN Trung Quốc sẽ thuê hết… bất cứ miếng đất nào, sẽ ra sao???
 
Tự bạn có câu trả lời phải không? Bạn hãy đầu tư vào doanh nghiệp nào bạn biết rõ, hiểu và thấy nó có thể duy trì lợi thế dài hạn trong tương lai.
 
Chúc một ngày tốt lành.
 
#God Bless us.
#Chúa phù hộ cho chúng ta
 
– Morning news by Thai Pham Happy Live –
*** 27 June 2019 ***