KỸ NĂNG TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO: HỌC RỘNG VÀ HỌC SÂU

KỸ NĂNG TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO: HỌC RỘNG VÀ HỌC SÂU

Nhiều bạn trẻ và nhiều người đều hay hỏi tôi những câu hỏi đại loại như: “Tại sao anh làm marketing mà lại có thể hiểu và đầu tư tài chính thành thạo thế? và biết nhiều về đầu tư, đặc biệt là về vĩ mô đến thế?” hoặc “Tại sao anh đầu tư tài chính/bđs rành rẽ mà biết biết và hiểu sâu sắc về marketing, kinh doanh vậy?” “Tại sao anh có thể “chơi” ở nhiều vai trò như vậy?”…

Tôi chỉ cười và nói rằng: Marketing chính là đầu tư, kinh doanh và ngược lại. Chắc khi nói thế nhiều người thuộc một trong 2 giới này đều không tin!!! vì nó khó hiểu tại sao lại vậy và thắc mắc. Người marketing thì thắc mắc đầu tư và ngược lại người đầu tư thì thắc mắc marketing.

Tôi làm được vì tôi là người ĐÀO RẤT RỘNG TRƯỚC KHI ĐÀO SÂU từ lâu rồi.

Ý tưởng của việc đào rộng trước khi đào sâu bắt nguồn một câu chuyện: Thí dụ, bạn muốn đào một cái giếng nước, nếu ngay từ đầu bạn đã cầm xẻng xúc những nhát xúc đầu tiên bạn đã cố tình muốn đào thật sâu, xúc thật mạnh, thật sâu thì bạn sẽ đào sâu rất nhanh, nhưng sau đó thì tắc tị không thể đào sâu hơn nữa vì thiếu không gian.

Trong cuộc sống cũng vậy, vì lo toan tiền bạc, lo lắng về tương lai của mình, trong việc phát triển các kĩ năng và kiến thức, chúng ta đã quá bận tâm tới việc đào cái giếng càng nhanh càng tốt và chúng ta lại quên đi một nguyên lý: Muốn đào đủ sâu bạn cần phải có một khoảng đất đủ rộng trước khi đào.

Tuy nhiên chiều sâu và chiều rộng phải tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu bạn muốn chiều sâu giếng tương ứng với chiều rộng thì bạn sẽ gặp khó khăn ngay.

Nếu bạn thực sự muốn đào sâu thì trước tiên phải đào rộng. Nếu bạn chỉ nghĩ đến chiều sâu thì dường như với nhát xuổng đầu tiên bạn sẽ có thể đào được đủ sâu nhưng chỉ cần đào sâu hơn chút nữa thì bạn sẽ thấy rằng là bạn không thể xuống sâu hơn nữa nếu không có chiều rộng cần thiết.

Vì thế nên hãy tạo cho mình khoảng rộng trước khi bắt đầu đào. Lúc đó bạn có thể cảm thấy thoải mái về việc đào sâu.

Hãy trở thành chuyên gia, chuyên viên nhưng không tới mức độ trở thành đui mù với mọi thứ khác. Dù chuyên môn của bạn là gì đi nữa thì bạn cũng có tầm hiểu biết chung đủ rộng lúc đó bạn mới là người có thể chắp nối các dữ kiện và sự kiện lại với nhau.

Tư tưởng này vào năm 1996-1997, tôi được bắt gặp Kim-Woo-Choong, chủ tịch của Daewoo, thần tượng của Giới trẻ Hàn Quốc Một thời, tôi vẫn luôn nghĩ “Thế giới quả là rộng lớn và rất nhiều việc phải làm”.

Kể từ thời điểm đó, tôi đã nỗ lực đọc rất nhiều về chính trị, về lịch sử, về văn hóa và học miệt mài về kinh tế học vĩ mô từ John Maynard Keynes, Paul Samuelson, Capitalism and Freedom của Milton Friedman, rồi đến các vấn đề vi mô khi liên quan và phát triển bản thân trở thành một chuyên gia về marketing, kinh doanh, tư vấn start-up, rồi tiền bạc…

Để thành công, người ta phải trở thành chuyên gia một lĩnh vực nào đó nhưng đừng quên để biết sâu về một lĩnh vực bạn phải có một nền tảng đủ rộng và luôn yêu thích những điều xảy ra xung quanh nó.

Mục đích của cuộc sống là để tiến hóa, để hạnh phúc, muốn vậy thì phải luôn học hỏi.

Thời đại này, mọi việc học hỏi trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ internet và youtube, mạng xã hội, thời trước ngoài việc lên thư viện trường đại học, thư viện thành phố mài đũng quần và đọc tạp chí chuyên ngành thì chẳng còn cách khác.

Các bạn trẻ hiện nay rất nhiều sự thuận lợi: Tiếng Anh học qua facebook, youtube, kĩ năng làm video, kĩ năng design, kĩ năng đầu tư, làm ăn kinh doanh đều có sẵn trên đó.

Câu hỏi của tôi chốt lại là:
BẠN CÓ DÁM ĐÀO RỘNG TRƯỚC KHI ĐÀO SÂU HAY KHÔNG?

Hoặc: Bạn có muốn “mở rộng” không? Và cái giếng của bạn muốn đào sâu hơn, nó phải có đủ khoảng rộng.

#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên tích lũy và giàu có hơn