Thật ra lo lắng không được sinh ra ngay từ đầu mà chúng được tạo ra qua những biến cố trong cuộc sống. Trừ phi những niềm tin khác thường này được xử lý tận gốc rễ, nếu không, họ vẫn sẽ tiếp tục lo lắng bất kể người xung quanh có tư vấn hay khuyên bảo thế nào. Vì thế, nếu chỉ tập trung vào các biện pháp loại bỏ sự lo lắng ra khỏi cuộc sống thì sẽ không hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu và xử lý các nguyên nhân sâu xa của chúng thì mới thật sự giảm thiểu được lo lắng.
Mary Hemingway, người vợ thứ tư của tác giả Ernest Hemingway từng nói: “Nếu bạn làm sai, bạn có thể sửa chữa. Nhưng hãy rèn luyện bản thân ngừng lo lắng. Vì lo lắng không bao giờ sửa chữa được bất cứ điều gì.”
Một chiến lược hữu ích để đối phó với tình trạng “suy nghĩ quá mức” là bạn hãy dành một khoảng thời gian và không gian cụ thể để suy nghĩ và mổ xẻ về chúng. Bạn có thể chọn một ngày với thời lượng phù hợp, ghi chú vào sổ tay hoặc điện thoại và dặn lòng: “Mình sẽ lo lắng về điều này vào 10 giờ sáng thứ Năm, trong vòng 20 phút. Còn bây giờ thì tập trung cho công việc thôi. Hãy luôn nhớ rằng lo lắng làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta. Nó nhấn chìm suy nghĩ sáng tạo bằng những suy nghĩ vô ích. Việc lúc nào cũng lo lắng chẳng mang lại bất cứ giá trị gì ngoài việc khiến chúng ta mệt mỏi hơn, và rồi cứ thế lại càng lo lắng nhiều hơn.
Mặc dù đôi khi bạn có thể cảm thấy khó kiểm soát sự lo lắng, nhưng bạn hoàn toàn có thể học cách để giảm thiểu nó. Có như vậy, bạn mới có thể dành năng lượng và thời gian cho những điều vui vẻ và bổ ích hơn. Và đó mới chính là cách sống có ý nghĩa đích thực của cuộc đời bạn.
(Thai Pham team tổng hợp)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm: BỘ SÁCH NÂNG CẤP BẢN THÂN – KIẾN TẠO HẠNH PHÚC