Sự lười nhác của năm 25 TUỔI tạo nên sự bất lực ở năm 35 TUỔI
Sự bất lực của năm 35 TUỔI tạo nên sự vô dụng ở năm 45 TUỔI
Sự vô dụng của năm 45 TUỔI tạo nên một được đời CƠ CỰC
Một mái đầu bạc hối hận cũng đã muộn, sức khỏe chẳng còn nhiều để cố gắng. Bởi thế, còn trẻ đừng vì khó khăn phía trước mà từ bỏ, đừng vì vất vả mà nản chí
101 lời khuyên tài chính: 6 bí mật biến bạn trở thành một thỏi ‘nam châm hút tiền’
Quy luật số 1: Đồng tiền là một trò chơi
Cũng giống như tất cả trò chơi khác, nếu muốn thắng cuộc, bạn phải nắm rõ quy luật, và khi đã hiểu luật, thực tập nhiều lần bạn sẽ trở thành người thành thạo trong trò chơi đó. Ví dụ: Nếu bạn chơi cờ vua, cờ tướng với các đại kiện tướng của Việt Nam hoặc thế giới, thì phần thua chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Hoặc nếu bạn chơi với em bạn, cháu hay con của bạn một game mới toanh, lạ lẫm, thì phần thua chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Điều đó không có nghĩa là những đứa trẻ thông minh hơn bạn mà là do chúng đã chơi trò chơi này rất nhiều trước đó. Và tiền bạc là một trò chơi của lãi kép, của những giá trị nhân đôi, của đầu tư và tiết kiệm. Nếu bạn hiểu được điều đó, hiểu được tất cả các quy luật thì bạn sẽ chơi trò chơi này thành thục.
Quy luật số 2: Đừng bao giờ ghét tiền Tại sao?
Vì nếu ghét tiền, tiền sẽ không bao giờ đến với bạn! “Người giàu rất keo kiệt, bủn xỉn; tiền bạc không mang lại hạnh phúc đâu”, những tư tưởng phiến diện đã in sâu vào tâm trí của bao thế hệ người Việt. Nhưng kỳ thực, đối với những con người với tư duy giàu có, tiền bạc và hạnh phúc là hai phạm trù khác biệt. Tiền bạc thực sự không mang lại hạnh phúc, nhưng ắt hẳn không có tiền sẽ là nguồn cơn của bất hạnh, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Quy luật số 3: Hãy trở thành người tạo ra giá trị
Tiền bạc yêu người tạo ra giá trị, chúng ta có thể lấy ví dụ của Bill Gates, Warren Buffett hay Jeff Bezos,… tại sao họ lại là những người giàu có nhất hành tinh? Vì họ tạo ra giá trị nhiều hơn gấp nhiều lần so với phần còn lại của Trái Đất này. Người thành công tạo ra giải pháp, biến cuộc sống của người khác trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể như thế, bạn có thể học cách tạo nên và trao đi giá trị cho người khác nhiều hơn những gì mà bạn muốn nhận về. Quả ngọt sẽ chờ đón bạn không chỉ ở cuối hành trình mà còn cả trên con đường tạo nên giá trị mà bạn đang đi nữa.
Quy luật số 4: Đồng tiền luôn luôn vận động
Đồng tiền luôn luôn vận động và không bao giờ ngủ yên. Tại vì sao? Vì một đồng chi tiêu của bạn có thể trở thành một đồng thu nhập của người khác, và nếu bạn chi tiêu cho tài sản, tiền của bạn sẽ nhanh chóng tăng trưởng, còn nếu bạn dùng số tiền đó để mua tiêu sản thì giá trị đồng tiền ban đầu sẽ bị lạm phát bào mòn theo thời gian. Còn nếu bạn nghĩ việc cất tiền nằm trong két sắt hoặc tài khoản ngân hàng để 10 năm, 20 năm sau bạn có thể trở nên giàu có thì đó là quan niệm sai lầm. Bạn đang làm ngược lại quy luật vận động của đồng tiền. Cho nên, hãy tìm cách đưa đồng tiền đang nằm yên trong tài khoản của bạn sang một tài khoản đầu tư để tạo thêm giá trị gia tăng cho xã hội, cùng với mức lãi suất kép cao hơn cho chính mình.
Quy luật số 5: Đồng tiền thích chơi với người giàu
Bạn là bình quân của 5 người thân, gần gũi nhất hàng ngày. Nếu bạn chơi với người giàu, bạn sẽ là bình quân của 5 người giàu, bạn sẽ học được tư duy của người giàu, họ đọc gì, nghĩ gì, làm ăn ra sao kiếm tiền thế nào, cũng như cách dạy dỗ con cái của họ. Điều đó không có nghĩa là đang khuyên bạn bỏ rơi, hay đừng bén mảng tới người nghèo mà là nếu bạn muốn giàu có hãy kết thân nhiều hơn với người giàu.
Quy luật số 6: Tiền bạc là cuộc chơi dành riêng cho bạn
Vì là cuộc chơi của bạn, nên đừng so sánh nó với cuộc chơi của người khác. Bởi hoàn cảnh, vốn đầu tư, kinh nghiệm, cách kiếm tiền của bạn không giống họ. Đừng nhìn sang bạn bè, hàng xóm hay mọi người xung quanh để mà ghen tỵ. Hãy đi theo cuộc chơi của riêng mình. Và đồng tiền sẽ đi theo bạn, sẽ phục vụ cho bạn. Một điều chắc chắn là khi bắt đầu trò chơi mà bạn đã nắm rõ luật và đã thực hành nhiều lần, thì thành công và giàu có là hiệu quả tất yếu cho tất cả những nỗ lực của bạn.
Nguồn: Trích sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm / Happy Live Team tổng hợp
Thời xa xưa, nhiều nền kinh tế trong quá khứ hoạt động mà không cần đến tiền. Mọi người chỉ đơn giản là trao đổi sản phẩm và sức lao động với nhau. Nhưng đây thường là những nền kinh tế nhỏ, không phức tạp, với không nhiều sản phẩm để buôn bán, bởi vì hầu hết mọi người đều tự cung cấp thức ăn, chỗ ở và quần áo, và chỉ cần giao dịch với những người khác một số ít dụng cụ, tiện nghi hoặc mặt hàng xa xỉ.
Đổi hàng là một quá trình khó xử. Nếu bạn sản xuất ghế và muốn một ít táo, bạn chắc chắn không thể đổi một chiếc ghế lấy một quả táo, và có thể bạn cũng chẳng muốn số lượng táo ngang bằng với giá trị của một chiếc ghế, như thế là quá nhiều. Nhưng nếu cả ghế và táo đều có thể đổi lấy một hàng hoá thứ ba nào đó – thứ có thể được chia nhỏ thành các đơn vị rất nhỏ, thì nhiều giao dịch hơn sẽ có thể diễn ra thông qua việc sử dụng phương tiện trao đổi trung gian đó, nhờ đó mang lại lợi ích cho cả người làm ghế và người trồng táo, cũng như mọi người khác. Điều duy nhất mọi người phải làm là đồng ý về việc sẽ sử dụng hàng hoá nào làm phương tiện trao đổi trung gian và phương tiện trao đổi đó trở thành tiền.
Điều khiến tất cả những thứ khác nhau này trở thành tiền là: Mọi người sẽ chấp nhận chúng để thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ – những thứ tạo thành của cải thực sự. Một cá nhân chỉ coi tiền tương đương với của cải bởi vì những cá nhân khác sẽ cung cấp hàng hóa và dịch vụ họ thực sự mong muốn để đổi lấy số tiền đó. Tuy nhiên, từ quan điểm của toàn thể nền kinh tế quốc gia, tiền không phải là của cải. Nó chỉ là một hiện vật dùng để chuyển của cải hoặc để khuyến khích mọi người sản xuất ra của cải.
Thông thường mọi người dường như luôn muốn nhiều tiền hơn, nhưng ở một số quốc gia, đã có những thời điểm khi không ai muốn tiền, bởi vì họ coi nó là vô giá trị. Trong thực tế, chính thực tế rằng không ai chấp nhận tiền đã khiến nó trở nên vô giá trị. Khi bạn không thể mua bất cứ thứ gì bằng tiền, nó sẽ trở thành những mảnh giấy vô dụng hoặc những chiếc đĩa kim loại nhỏ vô dụng. Ở Pháp trong những năm 1790, một chính phủ tuyệt vọng đã thông qua luật phạt tử hình cho bất kỳ ai từ chối bán đổi tiền. Tất cả những gì điều này gợi ý cho chúng ta nhận ra rằng: việc chính phủ in tiền không có nghĩa là tiền sẽ tự động được mọi người chấp nhận và thực sự hoạt động đúng với vai trò của nó. Do đó, chúng ta cần phải hiểu cách vận hành của tiền, tối thiểu là để tránh đến lúc nó bị trục trặc.
Hai trong số những trục trặc quan trọng nhất của nó là lạm phát và giảm phát.
Trích từ sách: Basic Economics – Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư
Tìm đọc sách để hiểu thêm về cách thức nền kinh tế vận hành, sự luân chuyển của tiền tệ và vai trò của các Ngân hàng trung ương tại đây: https://bit.ly/Pre-order-Basic-Economics-1
– 18-22 tuổi, làm công nhân đường sắt và bị đ.uổi.
– Ông đi lính và bị đ.á ra ngoài không lâu sau đó
– Ông tiếp tục nộp đơn vào trường luật nhưng bị từ chối.
– Ông đi bán bảo hiểm rồi lại thất bại.
– 19 tuổi ông được làm cha.
– 20 tuổi vợ bỏ và mang theo đứa con.
– Ông làm đ.ầ.u bếp kiêm rửa chén trong một quán cà phê nhỏ.
– Ông thất bại trong ý định b.ắ.t c.ó.c con gái, nhưng đã thành công trong việc thuyết phục vợ trở về nhà.
– 65 tuổi ông về hưu.
– Vào ngày kia ông nhận được khoản trợ cấp từ Chính phủ vỏn vẹn khoảng hơn 2 triệu đồng (105 USD).
– Ông cảm thấy xấu hổ vì Chính phủ cho rằng ông không thể tự nuôi sống bản thân.
– Ông có ý định t.ự t.ử. Ông cảm thấy cuộc đời quá tuyệt vọng, chỉ toàn là thất bại
– Ông ngồi dưới một cái cây định viết di chúc, nhưng thay vào đó, ông đã viết những gì mình làm được. Ông nhận ra rằng mình có thể gi.àu hơn, không đến mức th.ê th.ảm như bây giờ. Có một điều chắc chắn ông làm rất tốt, giỏi hơn những người khác, đó chính là nấu ăn.
– Ông quyết định dùng gần 2 triệu trong số tiền trợ cấp của Chính phủ để mua bếp, nguyên liệu, bắt đ.ầu chiên những miếng gà và đem bán cho những người hàng xóm ở Kentucky.
– Ở tuổi 65 suýt chút nữa ông đã t.ự t.ử nhưng ở tuổi 88, Đại tá Sanders, người sáng lập của KFC là một tỷ phú.
Dù bạn có thích ăn KFC hay không, câu chuyện về cuộc đời của Đại tá Harland Sanders – người sáng lập KFC thực sự đáng kinh ngạc. Nó có thể truyền cảm hứng tới tất cả mọi người rằng: Chỉ cần có sự kiên trì, tận tụy, cống hiến và khát vọng đi kèm với sự chăm chỉ thì dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể thành công.
“Điều quan trọng nhất để trở thành một Thương hiệu Thách thức chính là nhớ rằng: Marketing không phải là một bộ môn khoa học, mà đúng hơn, nó là sự đánh giá được đưa ra khi đã có kinh nghiệm và kiến thức.”
Như chúng ta đã trao đổi rất nhiều lần https://www.youtube.com/watch?v=GGnKPdaZ-ME, ngày hôm qua chính thức FED đã nâng lãi suất lên 0.75% trong kì rì viu 2/11 :); mức lãi suất này không gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát, trong đó có chúng ta. Nhưng điều chúng ta cũng thấy trong ngày hôm qua đó là những tín hiệu về những đợt tăng lãi suất thời gian tới sẽ không còn mạnh và dồn dập kiểu 0.75% nữa. Lãi suất mục tiêu của FED tạm thời có thể kì vọng là trong range 4.75%-5%.
Bước đi mới nhất của Fed đang tiếp nối xu hướng thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1980 – lần gần đây nhất kinh tế Mỹ chứng kiến lạm phát tăng cao như hiện tại.
Fed cho biết “những đợt tăng liên tục” có thể là cần thiết để đưa lãi suất lên mức “đủ để dần đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%”, theo thông báo của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sau cuộc họp.
Về tín hiệu thay đổi trong lộ trình điều chỉnh chính sách, Fed nói rằng “sẽ xem xét việc thực hiện nhiều đợt thắt chặt, những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính.”
Ngoài dự đoán về việc tăng lãi suất, thị trường cũng tìm kiếm tín hiệu từ Fed rằng liệu đây có phải là đợt nâng cuối cùng với 0,75% hay không. Và với thông báo trên, các nhà kinh tế đang kỳ vọng rằng sau cuộc họp này sẽ là động thái “giảm tốc độ thắt chặt chính sách” – tức là Fed tăng lãi suất thêm 0,5% tại cuộc họp tháng 12 và thực hiện một vài đợt tăng nhỏ vào năm 2023.
Gần như việc tăng 0.75% có thể sẽ kết thúc, nhưng việc tăng lãi suất thì vẫn còn diễn tiến, như tôi dã trao đổi ở trên. Mức lãi suất mục tiêu là 4.75%-5%
Trong cuộc họp báo sau cuoj, ông Powell nói rằng cuộc chiến chống lạm phát của Fed còn lâu mới đến hồi kết.
“Chúng tôi vẫn còn những chặng đường phải đi và các dữ liệu kinh tế được đưa ra kể từ sau lần họp trước cho thấy mức đỉnh của lãi suất trong chu kỳ thắt chặt này sẽ phải cao hơn nhiều so với dự tính trước đây”, ông Powell phát biểu. Nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới nói thêm rằng “còn quá sớm” để nói về việc dừng tăng lãi suất. “Chúng tôi vẫn phải đi tiếp”, ông nói.
Túm lại là lộ trình của FED dự báo được.
Ngày hôm qua, giá dầu tiếp tục tăng khi báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy lượng tồn kho dầu thô giảm 3,1 triệu thùng trong tuần trước. Tồn kho các sản phẩm chưng cất cũng chỉ tăng nhẹ dù Mỹ chuẩn bị bước vào mùa đông, thời điểm nhu cầu tiêu thụ dầu để sưởi ấm thường tăng cao.
Tồn kho các sản phẩm năng lượng hoá thạch của Mỹ đang ở mức thấp, khiến giới phân tích lo ngại rằng việc chính quyền ông Biden thời gian qua xả dự trữ dầu lửa chiến lược nhằm mục đích kéo giá xăng dầu xuống rốt cục sẽ trở thành nguyên nhân khiến nguồn cung dầu càng siết lại hơn.
“Mỗi tuần trôi qua, lượng tồn kho của Mỹ càng giảm thêm, dẫn tới câu hỏi rằng thị trường sẽ biết dựa vào đâu một khi dầu từ dự trữ chiến lược ngừng xả ra thị trường. Đó là lý do vì sao giá dầu được nâng đỡ”, Chủ tịch Andrew Lipow của Lipow Oil Associates nhận định với hãng tin Reuters.
Cũng theo Reuters, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong tháng 10 vừa qua giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6. Chưa kể, mức sản lượng thực tế của khối này còn ít hơn 1,36 triệu thùng/ngày so với mục tiêu.
1. Quan điểm trong bài viết/video này là quan điểm cá nhân của tôi, tác giả. Tôi có thể không đúng, nhưng tôi sẽ góp thêm cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề bạn quan tâm.
2. Điểm tin, bài viết, video nhằm phục vụ mục đích giáo dục, educational purpose, cho các độc giả, nhà đầu tư đọc sách của Happy Live. Nó không nhằm ý định khuyến nghị hay mua hay bán các tài sản tài chính khác nhau (chứng khoán, bất động sản, crypto, vàng,…). Các bạn có thể tham khảo quan điểm của tác giả. Và, bạn tự hành động, tự chịu trách nhiệm với hoạt động mua bán của chính mình (lời hay lỗ).
3. Nếu có ai đó (báo chí, truyền thông, kênh truyền thông, các trang tin, web, app, hay cá nhân nào đó…) đăng và trích lại bài viết hoặc video, xin quý vị vui lòng trích nguyên văn bài viết, video và cả mục tuyên bố trách nhiệm/Disclaimers này của tác giả. Xin cám ơn!