NGƯỜI Ở TẦM CÀNG CAO CÀNG HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐỒNG CẢM

Cá nhân tôi từng cho rằng, người khác tôn trọng tôi, đó là vì tôi ưu tú. Dần dần sau này tôi hiểu ra, người khác tôn trọng tôi, vì người khác ưu tú, bởi lẽ càng là người giỏi giang, họ càng biết tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là đang tôn trọng chính mình.

Rất nhiều người luôn nói rằng mình phải trở thành một người ưu tú, nhưng một người ra sao mới được xem là người ưu tú?

Người càng ở “tầng cao”, càng hiểu thế nào là đồng cảm và biết cách đổi lập trường suy nghĩ, họ biết rằng ai cũng có chỗ khó của mình, tôn trọng họ là thái độ cơ bản nhất.

Danh họa người Ý Marco Melgrati từng vẽ ra một bức họa rất nổi tiếng mang tên “Bạn không bao giờ biết mình đang chơi với ai!”
Chú mèo trong tranh tưởng đuôi rắn là đuôi chuột, không sợ hãi gì mà vờn đuổi nó.

Ý nghĩa của bức họa này chính là: bạn vĩnh viễn không bao giờ biết được người mình chơi là ai, hãy tôn trọng mỗi một người mà bạn gặp, và cũng đừng xem thường hay đánh giá thấp bất kì một ai. Thứ bạn nhìn thấy chỉ là một phần, trong khi người khác sớm đã trông thấy hết mọi thứ của bạn, chỉ là họ đang nghĩ xem có nên động tới bạn hay không mà thôi.

Tôn trọng người khác, thực ra là đang cho chính mình sự tôn nghiêm.
Sự tôn trọng thực sự thực ra là một kiểu bình đẳng, không tự cao cũng không coi thường, không tự tin cũng chẳng hống hách. Người ở tầng càng cao, càng hiểu được rằng tôn trọng là bình đẳng, là giá trị, là đạo đức, và thậm chí là bản lĩnh. Trong khi người ở tầng thấp lại thường rất ích kỉ, tầm nhìn ngắn hạn, luôn cho mình là đúng, không xem ai ra gì.

Nhà văn nổi tiếng người Nga, Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky cũng từng nói: “Người không tôn trọng người khác, trước hết là người không tôn trọng chính mình.”

Một người quen là quản lý cấp cao của một khách sạn từng chia sẻ với tôi về câu chuyện phỏng vấn của anh ấy như này:
Lần đó, anh ấy đi phỏng vấn cho vị trí trợ lý tổng giám đốc khách sạn, trải qua vài vòng phỏng vấn, cuối cùng còn lại anh ấy và một cô gái khác, hai người được trực tiếp phỏng vấn với giám đốc.

Ngày hôm đó, hai người được gọi tới văn phòng của tổng giám đốc, trên đường lên phòng thì gặp một bác lao công đang lau kính, xe của bác đặt ngay bên cạnh, khi quay xe không may va vào cô gái kia khiến nước ở trong xô văng vào hai người. Quần áo và giày của hai người đều bị dính nước.

Cô gái kia tức giận nói: “Bác ơi, bác có nhìn không vậy, rõ ràng biết là phía sau có người, hay là bác cố ý vậy? Lát tôi còn đi phỏng vấn, bác xem tôi như này đi gặp người ta, nếu chẳng may có trượt thì bác có chịu được trách nhiệm hay không? Đúng là đen đủi!

Nói xong, cô quay sang nói với người anh của tôi: “Anh đợi tôi một tý nhé, tôi đi chỉnh lại quần áo một chút rồi mình cùng đi, một mình đi thì cũng không hay đúng không!” Nói xong, còn chưa đợi đối phương trả lời đã ngay lập tức đi về phía nhà vệ sinh.

Người anh nghe cô gái nói xong liền mất hết thiện cảm, trong lúc đợi cô ấy, anh ấy nói chuyện với bác lao công, thậm chí còn giúp bác ấy lau những chỗ kính ở trên cao.

Cuối cùng, khi cả hai vừa đặt chân vào phòng làm việc của tổng giám đốc, vị tổng giám đốc liền đưa tay ra bắt tay với người anh của tôi và nói: “Chúc mừng, cậu đã được nhận rồi.”
Thì ra, sự việc với bác lao công chính là thử thách cuối cùng dành cho hai người.

Vị tổng giám đốc nói: “Chúng ta làm trong ngành dịch vụ, trong lòng phải có người khác, biết cách tôn trọng người khác là điều vô cùng quan trọng.”
Vậy mới nói, tôn trọng người khác chính là biểu hiện quan trọng của một người có đạo đức, hiểu lý lẽ; để tâm tới cảm nhận của người khác, biết đổi lập trường để suy nghĩ, bạn mới chiến thắng được sự tin tưởng và ủng hộ của người khác.

Đẳng cấp của một người có thể được nhìn thấy thông qua những hành động nhỏ nhặt nhất.

Trước đó tôi từng xem được một video, ở hành lang công ty, vì mùa đông lại mưa nên đồ ăn được giao có bị trễ hơn một chút, vị khách nữ vừa nhìn thấy anh shipper liền cáu, hất đổ cả hộp đồ ăn xuống đất, còn nói ra những lời không hay ho, trách anh shipper giao hàng trễ, để đồ ăn bị nguội mất.

Vị khách nữ ấy tức giận với anh shipper có lẽ không chỉ vì anh giao hàng trễ, mà quan trọng hơn đó là vì cô ta xem thường những người làm nghề này. Nếu đổi lại người đi giao hàng là chồng cô ấy, liệu cô ấy có đổ cả hộp đồ ăn ra sàn như vậy không?

Tầm đạo đức của một người thường không được thể hiện ở thái độ của họ với cấp trên, bạn bè hay đồng nghiệp, mà là ở chỗ liệu họ có tôn trọng “những người địa vị thấp kém hơn mình” hay không.
Giữa người với người, giữa nghề này với nghề kia, không có cái gọi là phân cao thấp, chúng ta đều bình đẳng như nhau. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

Đẳng cấp của một người không liên quan tới học thức, của cải hay địa vị xã hội, mà nó liên quan tới thái độ, đạo đức và tầm nhìn của họ.
Người càng ở tầng cao càng có EQ cao, và cũng càng biết tôn trọng người khác. Tương tự, một người biết tôn trọng người khác, cũng thường là người “ưu tú”.

Họ có sự trải nghiệm, có tầm nhìn xa vời, họ chín chắn và trầm ổn, họ không cần phải đạp người khác xuống để nâng giá trị của mình lên, ngược lại, họ càng biết đồng cảm và đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, họ tôn trọng những nỗ lực và cả sự không dễ dàng của người khác.
#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong

Có thể bạn quan tâm:

COMBO KHAI THÔNG TRÍ TUỆ – N NG TẦM TƯ DUY

ĐỌC NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
 

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG CÙNG THÁI PHẠM

Ngắm nhìn dòng sông, nhìn đám lục bình trôi vô tư, không biết đi về đâu, cứ mặc cho dòng nước đưa đẩy. Những ai sống ở vùng sông nước, hẳn rất quen với hình ảnh này.

Lục bình bồng bềnh trôi trên mặt nước, lang thang theo gió cùng mây… vô định. Đến một ngày nào đó, khi lục bình sinh sôi nảy nở, cản trở đường đi của tàu thuyền, bị con người kéo vào bờ đến héo khô, đành chấp nhận số phận vậy.

Cuộc đời con người cũng vậy, nếu xuôi theo lời người khác nói, nay như thế này mai như thế kia, thì bạn đang sống cuộc đời của một cây lục bình, không tự quyết định, không làm chủ được cuộc đời mình.

Bạn có muốn làm cây lục bình không bờ bến? Hãy suy ngẫm thật nghiêm túc.

Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô ích. Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc mỗi ngày và tạo nên phiên bản tốt nhất của chính mình.
#thiết_kế_cuộc_đời_thịnh_vượng
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
http://bit.ly/thiet-ke-cuoc-doi-thinh-vuong-tiki-happy-live

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG X Y DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Điểm tin tài chính ngày 29/3/2021

Chào các bạn buổi sáng! Good morning!
 
Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính và chứng khoán trong tuần mới, chúng ta đã trao đổi với nhau rất kĩ trong video này

Tuần này tiêu điểm với thị trường Việt Nam vẫn là: Cân bằng cung cầu của cổ phiếu và tiền. Hiện cổ phiếu đã vào tay nhỏ lẻ hay là đã trong tay các nhà tạo lập. Và tiếp tục tích lũy lình xình quanh mốc hỗ trợ quan trọng hay không?
 
Tất nhiên, một số cổ phiếu có yếu tố triển vọng tốt năm 2021 sẽ được tưởng thưởng bởi dòng tiền thông minh còn các cổ phiếu có triển vọng 2021 u ám sẽ tiếp tục bị nước ngoài bán ròng và dòng tiền thông minh rời bỏ.
 
Hãy cứ tập trung vào cơ bản, triển vọng của cổ phiếu và đồ thị. Chúng sẽ nói lên tất cả, còn đọc tin thì phải tỉnh táo vì nếu nói cao thủ “nói 1 đằng làm một nẻo” thì phải kể đến quỹ PYN Elite FUND này, miệng thì hô 1,800 điểm nhưng tay thì chốt lời sạch sẽ các cổ phiếu cầm tiền điên cuồng https://vneconomy.vn/lien-tuc-ho-ky-vong-1800-diem-pyn…
 
Tin vào bản thân, tin vào điều mình thấy, cảm nhận và..có ăn, có học, biết quản trị rủi ro, biết tiến khi cần tiến, biết thoái khi cần thoái đó là một phần của sự tinh thông vậy.
 
Chúc các bạn tuần giao dịch mới may mắn!
 
God Bless!
 
 
P/S: Điểm tin nhằm mục đích giáo dục, educational purpose cho các độc giả, nhà đầu tư đọc sách của Happy Live. Không có ý định khuyến nghị hay mua bán, các bạn tham khảo và tự hành động. Nếu trích lại, vui lòng trích nguyên văn, kể cả mục PS này. Cám ơn

TẬP TRUNG VÀO NHỮNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG

Đừng quá tham lam trong việc chọn mục tiêu, thay vào đó hãy tìm ra tối đa năm khía cạnh quan trọng nhất để bắt đầu. Khi bạn chú tâm thực hiện những lựa chọn này, bạn sẽ tự nhắc nhở mình cách tối ưu và đạt được thành công với 5 lựa chọn đó.
– Thái Phạm –
P/s: tuần mới hiệu quả nhé bạn hữu ?
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn”

Có thể bạn quan tâm:

COMBO CHIẾN BINH 1%: MŨ 1% CLUB +ÁO 1% CLUB

 

NGƯỜI Ở TẦM CÀNG CAO CÀNG HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐỒNG CẢM

Cá nhân tôi từng cho rằng, người khác tôn trọng tôi, đó là vì tôi ưu tú. Dần dần sau này tôi hiểu ra, người khác tôn trọng tôi, vì người khác ưu tú, bởi lẽ càng là người giỏi giang, họ càng biết tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác là đang tôn trọng chính mình.
 
Rất nhiều người luôn nói rằng mình phải trở thành một người ưu tú, nhưng một người ra sao mới được xem là người ưu tú?
Người càng ở “tầng cao”, càng hiểu thế nào là đồng cảm và biết cách đổi lập trường suy nghĩ, họ biết rằng ai cũng có chỗ khó của mình, tôn trọng họ là thái độ cơ bản nhất.
Danh họa người Ý Marco Melgrati từng vẽ ra một bức họa rất nổi tiếng mang tên “Bạn không bao giờ biết mình đang chơi với ai!”
Chú mèo trong tranh tưởng đuôi rắn là đuôi chuột, không sợ hãi gì mà vờn đuổi nó.
Ý nghĩa của bức họa này chính là: bạn vĩnh viễn không bao giờ biết được người mình chơi là ai, hãy tôn trọng mỗi một người mà bạn gặp, và cũng đừng xem thường hay đánh giá thấp bất kì một ai. Thứ bạn nhìn thấy chỉ là một phần, trong khi người khác sớm đã trông thấy hết mọi thứ của bạn, chỉ là họ đang nghĩ xem có nên động tới bạn hay không mà thôi.
Tôn trọng người khác, thực ra là đang cho chính mình sự tôn nghiêm.
Sự tôn trọng thực sự thực ra là một kiểu bình đẳng, không tự cao cũng không coi thường, không tự tin cũng chẳng hống hách. Người ở tầng càng cao, càng hiểu được rằng tôn trọng là bình đẳng, là giá trị, là đạo đức, và thậm chí là bản lĩnh. Trong khi người ở tầng thấp lại thường rất ích kỉ, tầm nhìn ngắn hạn, luôn cho mình là đúng, không xem ai ra gì.
Nhà văn nổi tiếng người Nga, Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky cũng từng nói: “Người không tôn trọng người khác, trước hết là người không tôn trọng chính mình.”
 
Một người quen là quản lý cấp cao của một khách sạn từng chia sẻ với tôi về câu chuyện phỏng vấn của anh ấy như này:
Lần đó, anh ấy đi phỏng vấn cho vị trí trợ lý tổng giám đốc khách sạn, trải qua vài vòng phỏng vấn, cuối cùng còn lại anh ấy và một cô gái khác, hai người được trực tiếp phỏng vấn với giám đốc.
Ngày hôm đó, hai người được gọi tới văn phòng của tổng giám đốc, trên đường lên phòng thì gặp một bác lao công đang lau kính, xe của bác đặt ngay bên cạnh, khi quay xe không may va vào cô gái kia khiến nước ở trong xô văng vào hai người. Quần áo và giày của hai người đều bị dính nước.
 
Cô gái kia tức giận nói: “Bác ơi, bác có nhìn không vậy, rõ ràng biết là phía sau có người, hay là bác cố ý vậy? Lát tôi còn đi phỏng vấn, bác xem tôi như này đi gặp người ta, nếu chẳng may có trượt thì bác có chịu được trách nhiệm hay không? Đúng là đen đủi!
Nói xong, cô quay sang nói với người anh của tôi: “Anh đợi tôi một tý nhé, tôi đi chỉnh lại quần áo một chút rồi mình cùng đi, một mình đi thì cũng không hay đúng không!” Nói xong, còn chưa đợi đối phương trả lời đã ngay lập tức đi về phía nhà vệ sinh.
Người anh nghe cô gái nói xong liền mất hết thiện cảm, trong lúc đợi cô ấy, anh ấy nói chuyện với bác lao công, thậm chí còn giúp bác ấy lau những chỗ kính ở trên cao.
 
Cuối cùng, khi cả hai vừa đặt chân vào phòng làm việc của tổng giám đốc, vị tổng giám đốc liền đưa tay ra bắt tay với người anh của tôi và nói: “Chúc mừng, cậu đã được nhận rồi.”
Thì ra, sự việc với bác lao công chính là thử thách cuối cùng dành cho hai người.
Vị tổng giám đốc nói: “Chúng ta làm trong ngành dịch vụ, trong lòng phải có người khác, biết cách tôn trọng người khác là điều vô cùng quan trọng.”
 
Vậy mới nói, tôn trọng người khác chính là biểu hiện quan trọng của một người có đạo đức, hiểu lý lẽ; để tâm tới cảm nhận của người khác, biết đổi lập trường để suy nghĩ, bạn mới chiến thắng được sự tin tưởng và ủng hộ của người khác.
Đẳng cấp của một người có thể được nhìn thấy thông qua những hành động nhỏ nhặt nhất.
Trước đó tôi từng xem được một video, ở hành lang công ty, vì mùa đông lại mưa nên đồ ăn được giao có bị trễ hơn một chút, vị khách nữ vừa nhìn thấy anh shipper liền cáu, hất đổ cả hộp đồ ăn xuống đất, còn nói ra những lời không hay ho, trách anh shipper giao hàng trễ, để đồ ăn bị nguội mất.
Vị khách nữ ấy tức giận với anh shipper có lẽ không chỉ vì anh giao hàng trễ, mà quan trọng hơn đó là vì cô ta xem thường những người làm nghề này. Nếu đổi lại người đi giao hàng là chồng cô ấy, liệu cô ấy có đổ cả hộp đồ ăn ra sàn như vậy không?
Tầm đạo đức của một người thường không được thể hiện ở thái độ của họ với cấp trên, bạn bè hay đồng nghiệp, mà là ở chỗ liệu họ có tôn trọng “những người địa vị thấp kém hơn mình” hay không.
 
Giữa người với người, giữa nghề này với nghề kia, không có cái gọi là phân cao thấp, chúng ta đều bình đẳng như nhau. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.
Đẳng cấp của một người không liên quan tới học thức, của cải hay địa vị xã hội, mà nó liên quan tới thái độ, đạo đức và tầm nhìn của họ.
Người càng ở tầng cao càng có EQ cao, và cũng càng biết tôn trọng người khác. Tương tự, một người biết tôn trọng người khác, cũng thường là người “ưu tú”.
 
Họ có sự trải nghiệm, có tầm nhìn xa vời, họ chín chắn và trầm ổn, họ không cần phải đạp người khác xuống để nâng giá trị của mình lên, ngược lại, họ càng biết đồng cảm và đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, họ tôn trọng những nỗ lực và cả sự không dễ dàng của người khác.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

Có thể bạn quan tâm:

Bí mật của Phan Thiên n – Cuốn sách thay đổi cuộc đời hàng triệu ngườiBí mật của Phan Thiên n

Đặt sách