TIẾN SĨ ALAN PHAN VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN “GƯỢNG DẬY” SAU THẤT BẠI

  Sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Bình Dương, đến năm 18 tuổi TS. Alan Phan được học bổng USAID và sang Mỹ học chuyên ngành Môi trường. Sau thời gian du học, ông trở về nước và giảng dạy tại Cao đẳng Phú Thọ (nay là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
 
Cuộc đời của ông giáo Phan Viết Ái (tên thật của TS. Alan Phan) bắt đầu rẽ sang hướng mới khi ông tình cờ kết bạn nhân viên tại tập đoàn Eisenberg của Do Thái và bắt đầu công việc bán thời gian tại đây.
Sẵn máu kinh doanh cùng với số tiền có được khi làm ở Eisenberg, Alan Phan cũng đầu tư vào những dự án của riêng mình như thành lập Dona Foods, Foremost Dairies (Vinamilk ngày nay), Mekong Car,.. Làm ông chủ hàng nghìn nhân viên, trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
 
Thế nhưng, sau biến cố năm 1975, ông gần như mất hết toàn bộ tài sản và sang Mỹ làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng: “Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ được tái tạo mấy hồi.”
 
Sau hơn 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc, bắt đầu từ nhân viên tài chính phố Wall cho đến nhà quản lỹ quỹ, Alan Phan đã thành công khi là người Việt Nam đầu tiên đưa công ty của mình – Harcourt, niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1997 và thị giá đạt 700 triệu USD năm 1999
 
Đối với tiến sĩ Alan Phan, thất bại là điều ông luôn chuẩn bị tâm lý thường trực để đón nhận. Theo ông, thất bại không đáng sợ, nó thực sự là một người bạn và dạy ông nhiều bài học đắt giá. Không ngoa khi nói: Nếu không trải qua thất bại, lớp thế hệ đi sau sẽ không “bắt gặp” được một Alan Phan “chiến tích lẫy lừng”, tung hoành khắp năm châu bốn bể và vẫn đau đáu một niềm hy vọng, giới trẻ sau này có thể nhìn từ những thất bại của ông mà rút ngắn hành trình, vươn ra biển lớn.
 
Nếu bạn đang là một người trẻ đang loay hoay tìm kiếm định hướng cho cuộc đời, cũng như đang liên tiếp vấp phải vô số thất bại, đừng quá tuyệt vọng, bạn có thể tìm cho mình một ngọn đuốt soi đường, một người truyền cảm hứng giúp bạn có thêm niềm tin và vững vàng hơn sau mỗi lần vấp ngã. Chỉ cần bạn sẵn sàng, người thầy, sẽ xuất hiện!
 
?Tìm hiểu thêm nhiều bài học về khởi sự, khởi nghiệp, kinh doanh, làm giàu của Tiến sĩ Alan Phan tại: http://bit.ly/goc-nhin-alan-danh-tang-doanh-nhan-viet-tiki