1. Timeforpayback – Đi du học Mỹ tay trắng, đi về với một…. khoản nợ nhỏ
Payback giúp sinh viên suy nghĩ về cách thành công ở đại học mà không chịu khoản nợ quá lớn.
Trò chơi này thiết kế để học sinh trung học chuẩn bị tâm thế học đại học, giả lập hàng loạt quyết định của một học sinh trung học trong bước đường tiến vào đại học: từ bước chọn trường, tham gia hoạt động ngoại khóa, dành học bổng.
2. Spent – Đời sinh viên có gói mì tôm khô
Spent đặt ra cho người chơi thử thách phải “sống sót” trong đại học với số tiền ít ỏi. Trò chơi đã trở thành hiện tượng trong các lớp đào tạo về kĩ năng tài chính. “Spent cho mọi người hiểu những quyết định khó khăn của sinh viên sinh ra trong gia đình nghèo, sống ngày nay lo ngày mai”.
3. Financial Football/ Financial Soccer – Đá bóng tài chính.
Bóng đá Tài chính là game do VISA và TWHSVVN tổ chức nhằm mục đích cùng các bạn sinh viên tận hưởng không khí nóng bỏng từ các trận bóng World Cup 2014 tại Brazil đồng thời nâng cao kiến thức về kỹ năng quản lí tài chính cá nhân.
4. Shady Sam – Cùng đóng vai cho vay nặng lãi
Shady Sam cho ta thấy cách kì hạn lãi vay có thể khiến người đi vay khốn đốn thế nào nếu không chủ ý. Người chơi đóng vai một cá mập cho vay. Khách hàng càng trả nhiều lãi và phí, người chơi càng được điểm cao. Trò chơi giúp người chơi nhận ra cách các hình thức cho vay hoạt động và cách mà chủ nợ lợi dụng người đi vay.
5. STAX – Trải nghiệm 20 năm đầu tư trong 20 phút.
Trò chơi nhịp độ nhanh này cho người chơi được trải nghiệm cảm giác của người đầu tư 20 năm chỉ trong 20 phút. Người chơi có thể đấu với máy hoặc đấu với nhau
6. Money Magic – Chi tiêu như một phù thủy
Money Magic thiêt kế để dạy những nguyên tắc chi tiêu cơ bản. Nhân vật chính, Enzo, là một người chỉ mong lợi ích ngắn hạn và không màng đến kế hoạch lâu dài. Bạn, người điều khiển nhân vật, phải giúp cân bằng ham muốn tức thời và lợi ích dài hạn cho nhân vật.
7. The Payoff – Để trở thành vlogger siêu sao
Trò chơi này cho phép bạn đóng vai một vlogger chuẩn bị tham gia một cuộc thi để đời mà vừa phải cân đối chi tiêu, chuẩn bị cho những sự kiện bất ngờ. Trải nghiệm thực tế của game khiến người chơi như hòa mình vào nhân vật và từ đó học được cách ra quyết định khôn ngoan.
8. Hit the Road: A Financial Adventure – Hành trình tài chính
Trò chơi tương tác này dạy cho người trẻ tầm quan trọng của việc chi tiêu và tiết kiệm. Học sinh sẽ đóng vai một người đi du lịch vòng quanh đất nước để học cách chi tiêu khôn ngoan. Người chơi sẽ học được cách tạo quỹ, chi tiêu có trách nhiệm, quản lí nợ.
9. The Uber Game – Làm lái xe Uber
Người chơi vào vai một lái xe Uber với hai con nhỏ và đang phải trang trải tiền mua nhà. Đây là một trò chơi được Financial Times thiết kế, cho người chơi đối mặt với cuộc sống khó khăn của một nhân viên của nền kinh tế chia sẻ.
10. Credit Clash – Người dùng tín dụng thông minh
Credit Clash là một trò chơi thông minh giúp ta hiểu về điểm tín dụng. Giảng viên Brett Shifrin tại Maine quan sát thấy rằng học sinh của cô học được rằng khi điểm tín dụng bạn cao, lượng tiền phải trả sẽ giảm vì bạn được vay với lãi xuất vay thấp.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm:
LINH HỒN CỦA TIỀN – ĐÁNH THỨC SỰ GIÀU CÓ TỪ NỘI LỰC CỦA CHÚNG TA