Cổ nhân có câu “Đoản ư tòng thiện, cố chí ư bại” (tức là “Kém học hỏi người giỏi nên dẫn đến thất bại”).
Con người không phải dễ dàng bị bỏ lại hoặc tụt hậu so với người khác là do năng lực tự thân, vì mỗi người có quá trình rèn luyện và học hỏi khác nhau, nên không tránh khỏi việc cảm thấy mình bị thua kém so với người khác. Yếu tố quyết định bạn có tiến xa hơn và phát triển hơn nằm ở việc bạn có muốn cải thiện thực tại hay không, nỗ lực, cố gắng và kiên trì của bạn đang ở mức nào. Bạn muốn tiến lên phía trước hay hài lòng, thậm chí tự ti về thực tại nên không bước tiếp?
Đối mặt khác với lảng tránh.
Ngụy biện khác với khiêm nhường, biết người biết ta.
Cầu thị, ham học hỏi khác với lời nói bên ngoài nhưng bên trong thực chất không chút nghị lực phấn đấu làm tốt mình.
Đừng quá dễ hài lòng với những điều bạn đang có, cũng đừng quá ám ảnh với sự xuất sắc của người khác và cho rằng: mình không thể.
Đời người chung quy có ba tư duy bạn cần bồi dưỡng, nếu thực sự muốn tốt cho mình:
Thứ nhất là tư duy của một nhà huấn luyện cá nhân chuyên nghiệp. Bạn không cần phải biến mình trở thành một Tony Robbins hay Brian Tracy rồi mới bắt đầu lên kế hoạch phát triển cá nhân, hãy là một nhà huấn luyện chuyên nghiệp của chính mình. Bạn có biết đâu là những tư duy sai lầm mình cần thay đổi, đâu là những cách giúp bạn trở nên tự tin hơn vào bản thân và đâu là cách giúp bạn luôn lạc quan và kỷ luật,..? Tìm kiếm câu trả lời thông qua những câu hỏi này là một giáo án vô cùng bài bản cho hành trình khám phá và đánh thức con người phi thường bên trong bạn!
Nên nhớ: Chúng ta được sinh ra không phải để giải quyết vấn đề của người khác, mà là giải quyết vấn đề của chính mình, sau khi bạn nghĩ là mình đã sống và trải nghiệm đủ nhiều, đạt được kinh nghiệm nhất định, bạn có thể chia sẻ lại cho người khác với tinh thần vô ngã. Đó cũng là một cách cho đi và nhận lại.
Thứ hai là tư duy như một nhà kinh doanh. Điều này không nhất thiết là bạn phải trở thành một người sở hữu một cơ sở kinh doanh thì mới được công nhận, đó giống như việc bạn học hỏi tư duy của một chính trị gia, một vận động viên chuyên nghiệp hay một nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính,… tất nhiên bạn không thể trở thành họ, nhưng bạn học cách chọn lọc những tư duy phù hợp từ họ để áp dụng vào cuộc sống. Ở đây cũng thế, học hỏi một nhà kinh doanh trong việc khiến bản thân trở nên có giá trị, biết cách đàm phán và học thuật đắc nhân tâm, cũng như gây dựng cho mình một hệ thống mối quan hệ chất lượng, bền vững giúp ích cho công việc và cuộc sống.
Thứ ba (cũng là cuối cùng), tư duy của một nhà đầu tư. Khi nhắc đến nhà đầu tư, có lẽ mỗi người sẽ có một khái niệm và cách hình dung riêng, nhưng hình dung phổ biến nhất có thể là ở chỗ tăng trưởng tài sản. Không dừng lại ở đó, một nhà đầu tư chân chính là một người đủ sáng suốt, đủ gan dạ và cũng đủ thận trọng với số tiền của anh ta. Mỗi quyết định được đưa ra hoặc là nở hoa, hoặc là bế tắc. Kết quả sau cùng không phải là thắng liên tục hay thua liên tục mà là họ làm được gì tiếp theo. Nếu đã thắng làm sao để tiếp tục thắng? Nếu đã thua làm sao để chấp nhận, vượt qua và bước tiếp? Một trò chơi trí tuệ mà bất cứ anh cũng nên thử thách mình ít nhất một lần trong đời. Đó không phải là cách khiến bạn trở nên háo thắng và hiếu chiến mà là rèn luyện bản lĩnh kiếm tiền và ở cả những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn!
Bạn tâm đắc nhất là tư duy nào? Và đâu là hướng phát triển bạn đang theo đuổi, nếu câu trả lời của bạn là cả ba tư duy này, thì tôi có một gợi ý có thể hữu ích cho bạn!
Tham khảo bộ sách KHAI THÔNG TRÍ TUỆ – NÂNG TẦM TƯ DUY tại: