Điểm tin tài chính ngày 15/6/2020

Điểm tin tài chính ngày 15/6/2020
Chào các bạn hữu buổi sáng! Good morning!
 
CẦM TIỀN – 80% đến FULL TIỀN- CHỜ CƠ HỘI ĐIỀU CHỈNH CỦA THỊ TRƯỜNG KHI NHỮNG TIN TỨC QUỐC TẾ VÀ CƠ CẤU DANH MỤC ETFs ĐANG BẮT ĐẦU ĐƯỢC ĐƯA RA
 
Vâng, đó là tóm tắt của tôi đầu tuần trong 1 headline.
 
Tuần này sẽ có một vài tin tức chính yếu ảnh hưởng tới thị trường tài chính quốc tế và Việt Nam chẳng hạn như những lời điều trần của ông Powell – chủ tịch của FED tại Quốc Hội Mỹ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làn sóng lần 2 đang dần “phủ bóng” toàn cầu. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến một vài các số liệu bán lẻ của Mỹ để xem sự hồi phục của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ như thế nào.
 
Điểm tin tài chính ngày 15/6/2020
 
Ở một diễn biến khác, điều KHÔNG THAY ĐỔI, BẤT BIẾN là các ngân hàng Trung Ương các nước khác như NHTW Anh Quốc đã theo chân FED in tiền không giới hạn để hỗ trợ nền kinh tế khi nền kinh tế nước Anh (England) đã giảm 20% trong tháng 4/2020. Nước Anh gặp vấn đề lớn vì Covid-19, nền kinh tế và cả những tập “Cô dâu 8 tuổi 1,000 tập” là BREXIT.
 
 
Ở trong nước thì vấn đề máy bay, sân bay, Việt Nam Airlines, VietJet hay mở cửa trở lại đường bay quốc tế hay không đang hot hòn họt trên mạng xã hội và tin tức.
 
Nào việc của chúng ta sẽ đọc gì? Cùng làm gì, tiếp tục đọc tiếp bản tin nhé!
 
1. Bài điều trần của ông Powell – FED tại Quốc hội Mỹ
 
Điểm tin tài chính ngày 15/6/2020
 
Tuần trước, ông Powell đã tỏ rõ quan điểm là ông và FOMC sẽ không nâng lãi suất tới 2022, và duy trì mức lãi suất thấp ở 0%-0.25% này ở mức lâu nhất có thể được.
 
Nhà đầu tư dường như đã hiểu điều này và đợt tăng giá từ 31/3 đến nay gần như đã chiết khấu điều này và phản ánh vào trong giá. Cơ bản bây giờ nhà đầu tư hiểu “tiền rất nhiều” tuy vậy họ cần “món ăn mới”. Món ăn mới là gì khi cổ phiếu đã lỡ tăng 40-50%, các biệt có những cổ phiếu ăn x2, x3 lần rồi?
 
FED sẽ tiếp tục mua thêm trái phiếu doanh nghiệp và chương trình cho vay, dạng cầm tiền của FED cho các doanh nghiệp to to vay để chống lại virus effect khi mà dự báo năm nay nền kinh tế Mỹ sẽ sụt giảm 6.5% năm 2020 và tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt mức cao kỉ lục là 9.3% vào cuối năm.
 
Dự báo năm 2021 của FED là nền kinh tế sẽ tăng lại 5% nếu dịch bệnh được kiểm soát.
 
Anyway, tiền nhiều đấy nhưng thực sự nó đã phản ánh hết vào giá chưa? Những tay to và tay nhỏ “ăn uống no nê” no xôi chán chè rồi thì có quay trở lại “sòng bài” lớn nhất thế giới là phố Wall để đi săn tiếp hay là ngồi nghỉ ngơi và chờ đợi những diễn biến mới?
 
Cá nhân tôi thì nghiêng về diễn biến thứ 2, ngồi chờ đợi và cầm tiền để đợi diễn biến mới.
 
2. Tuần này số liệu bán lẻ của Mỹ cũng được công bố để nhà đầu tư xem xét liệu quá trình phục hồi của nền kinh tế có diễn ra “trơn tru” hay không?
 
 
Nhìn chung về cơ bản, nền kinh tế Mỹ có phục hồi lại nhưng sẽ là chậm chạp và bị đứt đoạn bởi những cuộc biểu tình bạo động (có sự dậy dây của ai đó) khắp nơi mà gần đây nhất là ở Atlanta, Georgia – bang mà đang cho thấy đã nghiêng về ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử theo báo chí.
 
Tôi thì đọc báo, có bạn bè bên Mỹ nhắn tin để hỏi thăm, nhưng để hồi phục hoàn toàn về kinh tế và bán lẻ thì tôi tin rằng rất khó khăn cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn và Tổng Thống mới được bầu ra vào tháng 11/2020
 
 
(Này tôi là người rất lạc quan đấy nhé! Nhưng tôi lạc quan trên cơ sở thận trọng hay lạc quan nhưng nhìn thẳng vào sự thật chứ không phải lạc quan tếu và kiểu “thủ dâm tinh thần” “bịt tai trộm chuông” khi nói nền kinh tế sẽ đi lên hình chữ V. Tôi thích nhìn vào con số, các sự kiện và có những suy đoán của mình hơn là nghe hô hào “Chứng khoán không phải là nền kinh tế” hay “nền kinh tế sẽ bằng mọi giá hồi phục theo hình chữ V”).
 
3. Ngân hàng Trung Ương Anh Quốc tuần này sẽ ra thông báo tiếp tục in tiền kích thích kinh tế theo chân của FED Mỹ. Cơ bản sẽ là in tiền giống nhau trên toàn thế giới. Nhưng ai đã biết điều này? Toàn thế giới? Có còn bất ngờ? KHÔNG
 
4. Tuần này báo chí thế giới và đặc biệt đám báo tài chính sẽ nháo nào tiếp tục đưa tin về các làn sóng nhiễm Covid-19 thứ 2 đang ảnh hưởng tới kinh tế các nước trên thế giới mà điên đảo nhất là Mỹ và Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Đông Nam Á (dẫn đầu là Singapore, Indonesia)
 
Tổng quan chung, thế giới đã có gần 8 triệu người nhiễm Covid-19 rồi! và Brazil là vùng đất nguy hiểm và “chết chóc” lớn thứ 2 thế giới! Quá nguy hiểm!
 
Ấn Độ, đất nước đông dân thứ 2 cũng đang lo lắng với số ca nhiễm tăng quá nhanh
 
Điểm tin tài chính ngày 15/6/2020
 
Quan ngại nhất là ở đất nước đông dân nhất thế giới là China dấu hiệu dịch bệnh quay lại ở Bắc Kinh đã khiến người dân và chính quyền nước này mất ăn mất ngủ 3 ngày hôm nay 
 
Các cụm dịch mới đang lây lan và các thành phố cũng đã lân lan thêm ngoài Bắc Kinh!
 
Có lẽ việc lây lan trong cộng đồng là điều đáng sợ nhất của làn sóng Covid-19 số #2
 
 
Điều này có nghĩa gì với nền kinh tế Việt Nam và thế giới? Nó có nghĩa là lại đình trệ, lại đóng cửa biên giới và du lịch lại gặp khó khăn, hàng không tiếp tục gặp khó!
 
Bạn tôi, làm ở Móng Cái cho hay biên giới mở cửa được hơn chục ngày thì lại cấm biên và 3-4 tuần nay chưa thấy động tĩnh mở lại. Vấn đề giao thương không đơn giản nhất là bối cảnh Trung Quốc lại có thêm những ca nhiễm mới!
 
Việt Nam cực kì “quách tỉnh” với người Anh Trung Quốc của chúng ta nên Phó thủ Tướng Vũ Đức Đam nói không sai là “cuộc sống của người dân Việt Nam lúc này là niềm mơ ước của nhiều nước giữa bối cảnh đại dịch”
 
Tôi hoàn toàn đồng ý! Tôi điểm tin sáng hôm nay khi tôi đang ở Hà Nội và việc di chuyển nội địa dần dần đã được khôi phục, cuộc sống của mọi người và kinh doanh cũng dần khôi phục. Các nước khác và dân ở quốc gia khác tôi nghĩ chỉ mong giống Việt Nam lúc này để làm ăn bình thường mà thôi.
 
Mấy hôm nay, gặp vài người bạn kinh doanh làm ăn, ai cũng nói họ sẽ không chịu nổi và phá sản nếu chúng ta lại tái lập 1 tháng hoặc 2 tháng đóng cửa toàn bộ nền kinh tế một lần nữa.
 
Khách sạn 4 sao, 5 sao thì khách mới khôi phục được 1/10 số lượng trước dịch, chủ yếu là khách làm ăn, du lịch trong nước với giá cả giảm tới 50% so với thông thường (do chưa mở cửa với khách quốc tế)
 
Quán ăn uống thì vắng không còn vắng hơn được vào buổi tối cuối tuần thứ 7, chủ nhật khi mà dân đang “thắt chặt chi tiêu hơn” do thu nhập cũng bị giảm và có thói quen ăn ở nhà
 
Giờ mà mở cửa lại thị trường khách quốc tế cho Trung Quốc hoặc những nơi có vùng dịch lớn thì có lẽ bao nhiêu nỗ lực của chúng ta từ đầu chống dịch tới giờ sẽ đổ sông đổ bể. Chắc chắn dân và doanh nghiệp sẽ không chịu nổi một cú cách ly hay phong tỏa xã hội hay giãn cách xã hội thêm 1 tháng toàn phần nữa.
 
nhiều ý kiến trái chiều việc mở cửa với khách quốc tế trong bài này, nhưng cá nhân tôi thì lại nghiêng về việc không mở cửa cho đến khi các nước đã an toàn.
 
Nên nhớ hệ thống Y tế công của chúng ta luôn quá tải và khó mà chống cự được làn sóng bệnh nhân mà chỉ có thể là cô lập và cách ly từ sớm.
 
Vì vậy, du lịch, dịch vụ, và hàng không dự báo còn nhiều khó khăn lắm.
 
Vietnam Airlines sớm hết tiền mặt dự trữ hoạt động trong thời gian ngắn tới và cuối năm 2020 thì sẽ dự kiến lỗ khoảng 20,000 tỉ đồng theo kế toán trưởng của Hãng.
 
Rất khó khăn đấy! Nên anh Tài của MWG mới nói là sức mua chúng ta luôn có độ trễ 6 tháng vì sao? Vì dân mình còn tích trữ nhiều hơn so với dân nước khác do thói quen tiết kiệm.
 
Họa vô đơn chí cho ngành hàng không khi ViejJet ngày hôm qua máy bay bị nổ lốp luôn làm cả sân bay TSN và các sân bay khác náo loạn (Nguy cơ phải xây nhanh Long Thành chứ không phụ thuộc mỗi đường băng thế này quá rủi ro).
 
Với tất cả những gì hiện đang diễn ra, chứng khoán tuần này và nhiều tuần kế tiếp sẽ rất khó dự báo và kịch bản nghiêng về điều chỉnh sẽ cao hơn cực nhiều! (Cầm tiền thì cứ ung dung thôi…ít nhất là không mất tiền dù có thể là chưa được tiền)
 
Với tất cả những điều này, tôi cứ ung dung cầm tiền thôi.
 
Chúc quý vị một tuần mới hiệu quả!
 
P/S: Điều bất biến là tiền trong dân kinh doanh còn nhiều, nếu Covid-19 không được loại bỏ sớm và kinh doanh không khôi phục thì có khi mang tiền “đầu cơ” trên sàn chứng khoán lại là không thể thiếu và tránh được giai đoạn này! Trăm sông dồn về biển chứng khoán có khi cũng là một giải pháp phát triển thị trường hay. Chúng ta hãy cùng xem tay to, tạo lập dẫn dắt thị trường đi như thế nào thời gian tới! Cá nhân tôi thấy vừa có cơ hội và cả rủi ro.
 
#15.6.2020