Chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được.
Ví dụ khác, bạn mua vé xem một buổi hòa nhạc nhưng trời thì mưa mà bạn lại đang ốm. Nhưng cuối cùng bạn vẫn quyết định tới buổi diễn vì tiếc tiền mua vé.
Đó chính là lúc bạn trở thành nạn nhân của “ngụy biện chi phí chìm”.
Vì sao ư? Bạn đã mua vé và dù có tới buổi hòa nhạc hay không thì vẫn không thể lấy lại số tiền đó. Nhưng nếu bạn đi và bị ốm nặng hơn thì chẳng phải vừa tốn tiền vừa hại tới sức khỏe hay sao?!
Bạn có thường xuyên trở thành nạn nhân của “ngụy biện chi phí chìm” không?
Câu trả là có, thậm chí là rất thường xuyên. Nếu để ý một chút, bạn sẽ nhận ra rằng rất nhiều quyết định của mình chịu ảnh hưởng của sự ngụy biện chi phí chìm.
“Tôi phải ăn hết chỗ thức ăn này vì đã mất tiền mua chúng”
“Tôi phải cố gắng học nốt khóa học vô bổ đó vì đã đóng toàn bộ học phí”
“Tôi đã dành rất nhiều tình cảm cho cô ấy. Dù cô ấy không tốt nhưng sẽ thật sai lầm nếu kết thúc mối quan hệ này ”
Chẳng phải đây là những câu nói mà chúng ta hay nghe sao?
Trong kinh tế, một người sẽ đưa ra các quyết định hợp lí theo mục tiêu về hiệu quả hay lợi nhuận thì không thể để chi phí chìm ảnh hưởng tới quyết định. Các chi phí chìm mặc dù có thật, nhưng chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai. Những người có quyền ra quyết định thường sai lầm ở chỗ không nhận ra được rằng chi phí chìm không thể bù đắp được. Xuất phát từ việc họ không muốn phải gánh chịu những rắc rối khi xúc tiến phương án thay thế. Đơn giản là vì việc xúc tiến phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của chính họ. Tuy nhiên, các nhân tố vô hình này của họ sẽ dẫn đến các thiệt hại hữu hình, nhất là về tài chính và cơ hội.
Những nhà đầu tư thường xuyên trở thành nạn nhân của ngụy biện chi phí chìm. Họ thường cân nhắc các quyết định kinh doanh dựa trên giá mua gốc. “Tôi đã mất rất nhiều tiền vào cổ phần này, tôi không thể bán nó lúc này”, họ nói. Điều này thật phi lý. Giá mua gốc không nên đóng vai trò gì ở đây cả. Vấn đề cần quan tâm là hiệu suất tương lai của cổ phần đó (và hiệu suất tương lai của các phần đầu tư thay thế). Trớ trêu thay, một cổ phiếu càng mất nhiều tiền, càng nhiều nhà đầu tư có xu hướng dính vô nó.
Chi phí chìm cũng giải thích tại sao nhiều nhà quản lý tỏ ra khó thay đổi, chậm chạp khi đối mặt với những quyết định tuyển dụng tệ hại. Họ tuyển dụng và đầu tư đào tạo cho những nhân sự không làm được việc dù có đào tạo và huấn luyện như thế nào đi nữa. Thay vì giải quyết êm thấm cho quyết định tuyển dụng tệ hại này, các nhà quản lý thường ra một quyết định tệ hại khác: Đầu tư thêm thời gian cho việc huấn luyện và đào tạo với hy vọng sẽ có sự thay đổi hoàn toàn.
Ngụy biện chi phí chìm cực kỳ nguy hiểm khi ta đã đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạn, năng lượng, hoặc tình yêu vào thứ gì đó. Sự đầu tư này trở thành cái lý để phải tiếp tục, ngay cả khi ta phải đối mặt với một sự nghiệp chắc chắn thất bại. Càng đầu tư vào, chi phí chìm càng lớn, và sự thúc ép theo đó cũng tăng bộn lên.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi ảnh hưởng của tâm lý “ngụy biện chi phí chìm”?
Chúng ta rơi vào sự ngụy biện chi phí chìm vì chúng ta đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, cảm xúc,… vào một thứ gì đó trong quá khứ. Sự đầu tư này trở thành cái lý để chúng ta tiếp tục, ngay cả khi ta phải đối mặt với thất bại. Càng đầu tư nhiều, chi phí chìm càng tăng lên, và bạn càng khó để thoát ra. Do vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải chấp nhận sự thật rằng mình đang rơi vào ngụy biện chi phí chìm. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận ra những thứ “sunk cost” đang cản trở suy nghĩ của mình để từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt.
Khi đọc bài viết này là bạn đã tiến được một bước lớn trong nhận thức về chi phí chìm.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
TÌM ĐỌC SÁCH “LINH HỒN CỦA TIỀN” TẠI: https://bit.ly/linh-hon-cua-tien-tiki