Tiết kiệm vẫn là một khái niệm khá lạ lẫm với những người trẻ. Khi còn trẻ, bạn tin rằng mình còn rất nhiều thời gian để tích lũy, và việc tích lũy có thể để ngày mai. Họ tìm cho mình những lý do để trì hoãn việc tiết kiệm với suy nghĩ: “Còn trẻ mà, không việc gì phải vội”cùng những cái cơ như tuổi trẻ cần đầu tư nhiều hơn cho trải nghiệm nên chưa cần tích lũy, hay vung tiền không kiểm soát cho những khoảng không thật sự cần thiết và đặc biệt là không có kế hoạch dài hạn trong tương lai.
Việc tích lũy sớm khi còn trẻ là đòn bẩy cho những cơ hội phát triển vượt bậc trong tương lai. Và không phải kế hoạch dài hạn nào cũng bắt nguồn từ những điều đao to búa lớn, mà hoàn toàn có thể bắt đầu từ từng bước nhỏ:
Chia nhỏ các khoản chi tiêu theo các nhóm nhu cầu trong cuộc sống để kiểm soát các khoản chi tiêu. Sự giàu có bắt nguồn từ chính những thói quen hằng ngày. Do đó, muốn xây dựng tài sản, bạn phải xây dựng những thói quen tốt và bắt đầu từ thói quen chi tiêu cơ bản. Ngay khi nhận lương, bạn hãy chia chúng thành 5 quỹ với các tỷ lệ giới hạn hợp lý: Quỹ nhu cầu thiết yếu, Quỹ quan hệ xã hội, Quỹ đầu tư học tập, Quỹ phòng thân và tiết kiệm.
Đặt ra các mục tiêu dài hạn để tạo động lực phấn đấu. Mục tiêu đó có thể là mua nhà, mua xe, đi du học,… để cải thiện cuộc sống và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ có thể bạn sẽ có rất nhiều lý do để chưa thể tiết kiệm ngay bây giờ, nhưng sẽ có một tương lai bấp bênh để lo lắng. Cho nên thay vì đẩy mình vào bị động, hãy tạo ra kế hoạch dài hạn để thay đổi, tạo dựng một tương lai vững chắc thông qua việc lựa chọn một giải pháp tích lũy hiệu quả và phù hợp cho mục tiêu mình đặt ra.
Nguồn: kiến thức kinh tế
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm: