SILENT TREATMENT – VŨ KHÍ IM LẶNG ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HAY LÀ THAO TÚNG TINH THẦN?

SILENT TREATMENT - VŨ KHÍ IM LẶNG ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT HAY LÀ THAO TÚNG TINH THẦN?
Không phải ai cũng có khả năng giải quyết vấn đề theo cách ít gây tổn thương lên người khác, và một trong số những phương pháp tưởng như rất “Vô hại” lại gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí được xem như 1 hành vi lạm dụng cảm xúc tàn nhẫn – đó là lựa chọn GIỮ IM LẶNG TRONG XUNG ĐỘT.
 
Nhiều người thậm chí còn nói rằng – họ chán ghét việc ai đó dùng cách im lặng trong mâu thuẫn hơn cả việc bị hét hay quát nạt. Vì khi ai đó la hét – họ thể hiện sự giận dữ của bản thân ra ngoài, từ đó người kia có thể đoán được rằng đối phương đang bày tỏ điều gì. Nhưng khi một người giữ im lặng và thể hiện hàng loạt các hành vi phi ngôn ngữ khó hiểu gây mâu thuẫn cho người khác, việc này có thể khiến đối phương thấy tổn thương và sợ hãi khi không đoán được tình huống gì đang xảy ra với mình.
 
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ LÊN CÁC MỐI QUAN HỆ
Thực sự nếu ai đó đang sử dụng “công cụ im lặng” như 1 cách kiểm soát tình huống hay cố tình gây áp lực cho người khác, thì nó cũng không phải là một cách hữu hiệu để giải quyết bất đồng, thậm chí có thể gây ra tác dụng ngược.
 
Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng cả 2 giới đều có mức độ sử dụng “quyền im lặng đáng sợ này” ngang nhau trong một mối quan hệ.
Khi xung đột hay tranh cãi xảy ra, một bên muốn ngồi xuống và giải quyết vấn đề, muốn lắng nghe và mong muốn cả 2 người theo cùng 1 phe – để cùng nhau đẩy lui vấn đề khó khăn; thì người kia lại chọn cách rút lui và thậm chí là coi người còn lại như không tồn tại (well, đôi khi im lặng là cần thiết để bình tĩnh lại nhưng nên nói rõ rằng sẽ im lặng trong bao lâu, và tỏ mong muốn giải quyết xung đột sau khi bình tĩnh). Nếu sự im lặng đó không phải với mục đích giải quyết và thoả thuận chia sẻ suy nghĩ, mà chỉ mang tính chất ép buộc hay cố tình gây sức ép lên người khác – nó sẽ gây ra sự tổn thương sâu sắc lên cả 2 bên.
 
Như đã nhắc đến bên trên, vũ khí im lặng là một hình thức của bạ.o hành cảm xúc. Trong đó, những cách thao túng tâm lý có chủ ý bằng cách sử dụng một loạt các hành vi phi thể chất hoặc ngôn từ có thể làm suy yếu tinh thần và cảm xúc của một người. Trong một vài trường hợp, nó như một thứ vũ kh.í huỷ diệt thầm lặng, nó âm thần len lỏi vào cách nạ.n nhân định dạng giá trị của chính mình, hoặc thậm chí khiến họ có các ý nghĩ tiêu cực từ đó phát triển các rối loạn tâm lý. Có thể kể đến hậu quả như: nạ.n nhân phát triển các nỗi sợ hãi, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm; họ cảm thấy vô vọng, khó ăn uống và ảnh hưởng đến giấc ngủ,…
 
Theo một nghiên cứu vào năm 2012, những người thường xuyên bị ngó lơ cho thấy họ có lòng tự trọng thấp hơn, có cảm giác rằng cuộc sống dường như ít ý nghĩa hơn. Việc bỗng dưng bị cô lập được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy mình như bị cô lập – não của họ dường như kích hoạt cùng một vùng não giống với khi họ cảm nhận một cơn đau thể xác.
 
Có nghĩa rằng: cảm giác bị cô lập dù không để lại vết thương nhưng lại gây ra đau đớn tương đồng như vết thương lên da thịt.
Học cách giao tiếp, thấu cảm và sẻ chia luôn cần được duy trì và phát triển.
(Psychological facts – Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn