SỨC MẠNH “NHIỆM MÀU” CỦA NHỮNG LỜI NHẮC CÓ CHỦ ĐÍCH

Sức mạnh lời nhắc

Trong Mô hình hành vi, Động lực và Khả năng tồn tại liên tục, nhưng các Lời nhắc sẽ ẩn hiện liên tục. Bạn có thể nhận ra Lời nhắc hoặc bạn không. Và nếu bạn không nhận ra Lời nhắc hoặc nếu Lời nhắc xảy ra không đúng lúc, hành vi đó sẽ không xảy ra. Do vậy, điều quan trọng nhất là cần thiết lập những Lời nhắc đúng đắn. Thiết kế một lời nhắc hiệu quả là một phần quan trọng của việc: 

Giúp bản thân làm những gì bạn đã muốn làm.

Một người đã học cách thiết kế các lời nhắc hiệu quả là một người bạn và một đồng nghiệp của tôi, Amy. Tôi đã kể chi tiết về quyết định hành động nhỏ của Amy ở đầu cuốn sách. Khoảng 7 năm trước, Amy bận chăm sóc ba đứa con và cố gắng phát triển công việc kinh doanh của mình với tư cách là một cây bút tự do viết về giáo dục. Cô ấy yêu thích công việc phát triển tài liệu huấn luyện về bệnh nhân cho các bác sĩ và bệnh viện, nhưng cô ấy đã không thực hiện các hành vi cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình. Dù là một người lạc quan, Amy bị choáng ngợp bởi lo lắng về tương lai. Cô ấy ngủ không ngon và mang theo nỗi sợ khiến cô không thể thoải mái được. Mọi chủ doanh nghiệp đều lo lắng về việc cần phải giữ vị trí đỉnh cao, nhưng nỗi sợ hãi của Amy còn tồi tệ hơn nhiều so với việc tụt lại phía sau hoặc mất khách hàng – nỗi sợ hãi thực sự của cô là đánh mất những đứa con mình.

(*) Bài viết được trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ, xem thêm thông tin sách tại đây:

Tny Habits

Amy và chồng đã có mối quan hệ không hạnh phúc trong nhiều năm, nhưng gần đây mọi thứ trở nên vượt tầm kiểm soát. Cuộc chiến nội bộ ngày càng leo thang và cô biết đó không phải là một môi trường lành mạnh cho các con cô. Cô muốn thoát ra, và cô nghĩ rằng chồng mình cũng muốn vậy. Cuộc sống của họ khi chia lìa sẽ rất đau đớn, nhưng điều đáng lo ngại hơn đối với Amy là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Trong nhiều năm, cô ấy đã chọn tập trung vào những phẩm chất tốt của chồng mình – anh ấy vui tính và rộng lượng, và anh ấy luôn hỗ trợ cô ấy về mặt chuyên môn. Nhưng giờ đây cô ấy không còn đủ sức suy nghĩ tích cực để giải quyết sự thù địch, khinh thường và sự thiếu minh bạch ngày càng tăng giữa họ.

thay đổi hành vi

Những mặt trái của chồng mà cô từng bỏ qua thì nay lại ám ảnh cô hằng đêm. Ly hôn có thể mang lại điều tồi tệ nhất cho mỗi người, và cô sợ chồng cô sẽ đáp trả lại khi cô đấu tố anh. Cô biết rằng có nhiều khả năng là chồng cô sẽ mang lũ trẻ của họ vào cuộc chiến, và nếu không có thu nhập ổn định, Amy phải đối mặt với mối đe dọa cô có thể mất quyền nuôi dưỡng. Amy yêu những đứa trẻ của mình hơn bất kỳ điều gì trên đời. Cô đau lòng khi không thể dành nhiều thời gian cho đám trẻ. Nhưng nếu cô không kiếm đủ thu nhập, thì nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của cô ấy có thể thành hiện thực. Amy lo lắng rằng chồng cô có thể dùng mọi chiêu thức khiến cô bị tước bỏ các quyền của mình và lôi các con vào cuộc xung đột không hồi kết giữa hai vợ chồng. Điều duy nhất cô có thể nghĩ ra là thuê một luật sư và sắp xếp đủ tài chính trước khi bắt đầu thủ tục ly hôn. Nhưng cô ấy bị mắc kẹt trong việc làm thế nào để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Nỗi lo lắng về cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ và sự căng thẳng hàng ngày khi phải nuôi dạy ba đứa con khiến Amy khó tập trung. Cô ấy có mọi lý do trên thế giới để né tránh mọi thứ trong danh sách việc cần làm của mình – gọi lại điện thoại, hối hả đi làm và làm việc điên cuồng – nhưng cô ấy không thể tập trung vào những việc quan trọng. Cô ấy luôn cố gắng bắt đầu công việc vào mỗi buổi sáng, nhưng trong hầu hết các ngày, Amy thường gấp quần áo, dọn dẹp nhà bếp hoặc viết lại rồi sắp xếp lại danh sách việc cần làm thay vì thực hiện những kế hoạch mang lại thu nhập để nuôi gia đình. Cô ấy cũng làm một vài nhiệm vụ trong danh sách của mình, nhưng chúng lại dễ dàng và không cần thiết lắm. Cô ấy hoặc suy nghĩ quá mức hoặc làm việc hời hợt, nhưng dù thế nào thì cô ấy cũng không hoàn thành được công việc. Cô ấy không gửi tiền vào ngân hàng và không tích lũy để đảm bảo tương lai cho các con của mình.Sức mạnh lời nhắc

Sau khi tìm hiểu về Thiết kế hành vi và Các Thói quen tí hon, Amy đã khám phá ra giải pháp của mình: Mỗi ngày cô ấy sẽ viết ra một điều – điều quan trọng nhất – mà cô ấy cần hoàn thành vào ngày hôm đó trên giấy nhắc việc. Chỉ cần làm vậy. Đây sẽ là thói quen mới của cô ấy. Amy cảm thấy tự tin và lạc quan rằng cô có thể làm được điều này mỗi ngày. Rốt cuộc, cô ấy không thực sự phải làm công việc đã viết trên giấy nhắc; cô ấy chỉ cần viết nó ra. Đơn giản. Khả năng đã được quyết định. Nhưng điều khiến thói quen này thành công không phải là động lực hay khả năng, mà là thiết kế một lời nhắc hiệu quả.

Đối với một số thói quen, tất cả chỉ nhằm tìm ra thời điểm mà thói quen mới sẽ phù hợp với lịch trình hằng ngày của bạn.

Vị trí mà thói quen nằm ở đâu trong lịch trình hằng ngày của bạn có thể tạo ra sự khác biệt giữa hành động và không hành động, thành công và thất bại. May mắn thay cho Amy, cô ấy đã tìm ra ngay trong lần thử đầu tiên; cô ấy đã gieo hạt giống thói quen mới của mình vào đúng chỗ.

Đây là cách hoạt động: Amy sẽ đưa con gái Rachel đến trường mẫu giáo vào mỗi buổi sáng, Rachel sẽ vẫy tay chào tạm biệt và đóng cửa xe lại. Tiếng đóng cửa là lời nhắc của Amy. Cô ấy sẽ ngay lập tức lái xe đến một bãi đậu xe gần trường, sau đó cô sẽ thực hiện thói quen của mình – viết ra nhiệm vụ quan trọng nhất trên giấy nhắc việc. Sau khi hoàn thành, Amy sẽ dán ghi chú trên bản điều khiển xe, tự vỗ tay một lần và nói: “Xong!”.Sức mạnh lời nhắc

Sau tuần đầu tiên thực hiện thói quen mới của mình, Amy chia sẻ rằng cô cảm thấy dễ dàng và có thể tự động thực hiện. Cô đã tìm thấy thời điểm thuận lợi cho thói quen mới trong lịch trình hằng ngày của mình. Khi thả con gái xuống, Amy đang suy nghĩ về những gì mọi người cần làm để ra khỏi cửa. Khi cô ấy xác định viết vào giấy nhắc việc là việc làm đầu tiên liên quan đến công việc mà cô ấy thực hiện, cô không mất nhiều thời gian để suy nghĩ quá nhiều hoặc bị phân tâm. Cô ấy đã thành công khi thiết kế bước khởi động này cực kỳ tập trung. Cửa xe đóng. Tư duy chuyển sang chế độ kinh doanh: Đỗ xe và tìm ra việc quan trọng nhất cần làm hôm nay và viết nó ra. Hoàn thành (Và chúc mừng!). Thói quen dễ dàng trở thành một phần trong buổi sáng của Amy vì cô đã gắn nó vào một phần sẵn có trong lịch trình hằng ngày của mình.

Amy rất vui với sự sáng suốt mà thói quen đơn giản này mang lại cho cô. Đúng, đây là một hành động nhỏ, cô biết điều đó, nhưng cảm giác tập trung và thành công sẽ dần giúp cô thực hiện những điều lớn lao hơn. Cô ấy đã tạo ra những thói quen khác dựa trên thói quen đầu tiên này. Sau khi chở Rachel đến trường, Amy sẽ lập tức đến văn phòng của mình và dán tờ giấy nhắc việc lên tường trước bàn làm việc.

Vài lần Amy không làm nhiệm vụ quan trọng nhất của mình, nhưng đa số là cô ấy đã làm. Sự lâng lâng tự hào và thành tích đạt được đã thúc đẩy cô tạo ra một loạt các hạng mục công việc cần làm, và với hành vi vàng đã bám rễ từ lâu như một thói quen, Amy đã trở nên năng suất hơn khả năng tưởng tượng của cô. Từ từ, nỗi sợ hãi của cô phai nhạt dần. Vào một thời điểm, cô ấy đã nói to với chính mình: “Chà, tôi đang thực sự làm được. Tôi có thể làm điều này”.Sức mạnh lời nhắc

Và cô ấy tiếp tục đi trên con đường này.

Việc viết lên giấy nhắc trở thành một cú huých năng suất. Amy nhận ra rằng cô có một niềm đam mê lớn và mong muốn phát triển doanh nghiệp của mình từ quy mô một thành viên thành một công ty sáng tạo nội dung và chiến lược đông nhân viên. Khi cô tìm thấy lời nhắc phù hợp, giới hạn của cô ấy được phá bỏ, và tất cả tham vọng dồn nén đó ập đến giúp cô ấy viết xong dự án và hoàn thành các đề xuất cho những dự án mới. Khi một công ty chăm sóc sức khỏe lớn yêu cầu cô gửi đề xuất cho một dự án hàng triệu đô la, Amy đã không ngần ngại. Dự án này có thể khiến cô phải thuê thêm nhân viên để giúp cô ấy hoàn thành mọi thứ, nhưng sau nhiều tháng thành công, sự lo âu của cô ấy đã biến mất. Amy sau đó nói với tôi rằng điều giúp cô giành được dự án là sự tự tin mà cô ấy thể hiện trong buổi đấu thầu.

Nửa năm sau, Amy ly hôn. Cô ấy cũng đã tăng thu nhập của mình gấp bốn lần. Quan trọng nhất, cô ấy đã giành được quyền nuôi ba đứa con và được ngủ yên suốt đêm. Một thói quen mới đơn giản có thể dẫn dắt đến nhiều thói quen khác. Trong trường hợp của Amy, thành công của cô ấy có được nhờ vào việc thiết kế đúng cách. Cho dù bạn đang thiết kế một thói quen từ đầu hay khắc phục sự cố của thói quen không hiệu quả, bạn phải tìm ra cho được lời nhắc khiến bạn phải thực hiện hành động đó ngay lập tức, và thiết kế hành vi cung cấp một hệ thống để tìm ra câu trả lời phù hợp với bạn.Sức mạnh lời nhắc

Đừng để lời nhắc xuất hiện ngẫu nhiên!

Tin tốt là bạn đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế lời nhắc ngay cả khi bạn không nhận ra. Bạn lập một danh sách các việc cần làm. Bạn đã yêu cầu ai đó nhắc nhở bạn. Bạn đã thiết lập thông báo nhắc lịch trong email công việc của mình. Trong mỗi trường hợp, bạn đang thêm một lời nhắc để tác động đến hành vi của mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, những lời nhắc mọi người nghĩ sẽ hiệu quả thì lại được thiết kế rất tồi. Nếu bạn là kiểu người nhấn vào nút báo hoãn trên điện thoại sáu lần trước khi có thể thức dậy, bạn biết tôi đang nói về điều gì. (Trên một số báo thức điện thoại, nút báo hoãn lớn hơn và dễ nhấn hơn nút tắt. Thật kỳ lạ, có vẻ như nút báo lại được thiết kế để ưu tiên bấm hơn). Khi thiết kế lời nhắc cho chính mình, sẽ không hiệu quả nếu bạn dán thêm giấy nhắc việc trên màn hình máy tính đã được lấp đầy bởi giấy nhắc khác. Và việc viết lời nhắc trên tay có thể trông không chuyên nghiệp lắm khi bạn đang tham gia một cuộc họp kinh doanh. Trong mọi trường hợp, có nhiều câu chuyện về những lời nhắc hoạt động và những lời nhắc nào hiệu quả. Nếu không tất cả chúng ta đều là những Ninja thói quen – những người có thể quản lý các thói quen một cách thông thạo.

Thiết kế lời nhắc là một kỹ năng bạn có thể học và thực hành.

Trích từ Chương 4:  Lời nhắc – Sức mạnh của cụm từ “Sau đó”

 

Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

ĐẶT NGAY