BẠN ĐANG LÀM GÌ VỚI TIỀN CỦA MÌNH MỖI THÁNG?

BẠN ĐANG LÀM GÌ VỚI TIỀN CỦA MÌNH MỖI THÁNG?
Tết sắp đến, đâu là phương pháp quản lý chi tiêu mà bạn đang áp dụng?
Tôi thấy rằng có rất nhiều bạn trẻ trong độ tuổi từ 20 – 30, bắt đầu đi làm và kiếm ra tiền, nhưng số dư hàng tháng trong tài khoản luôn bằng không, thậm chí lâm cảnh nợ nần.
 
Hôm nay tôi muốn thông qua bài viết này, như một lời nhắc nhở về việc nên quý trọng những đồng tiền mà bạn đã vất vả kiếm được, cũng như gợi ý cho bạn những phương pháp tối ưu để giữ được tiền.
 
TỪ BỎ TƯ DUY “MUỐN LÀ PHẢI MUA CHO BẰNG ĐƯỢC”
Ngày nay có rất nhiều công cụ có khả năng hỗ trợ bạn trong việc thanh toán: như thẻ tín dụng, app thanh toán, tôi không nói đây là những công cụ xấu và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
Nhưng điều gì cũng vậy, nên sử dụng những tiện ích ngoài kia một cách thông minh và sáng suốt.
Khi bạn quá lạm dụng thẻ tín dụng và app thanh toán, bạn sẽ dần mất cảm xúc về tiền bạc. Bạn mua sắm vô tội vạ và không thấy “xót” khi bỏ tiền ra mua một món đồ không cần thiết.
 
HÃY BỎ NHỮNG KHOẢN MUỐN CHI VÀO “DANH SÁCH MƠ ƯỚC”
Để hạn chế tình trạng mua hàng theo cảm xúc, hãy thành lập một danh sách mua hàng mơ ước của bạn.
Trước khi ấn vào thanh toán bất cứ đơn hàng nào của bạn ở các trang TMĐT, hãy dừng lại và đặt ra 2 câu hỏi:
– Bạn có thực sự cần món hàng này? Bạn đang mua sắm theo nhu cầu hay trào lưu?
– Việc mua sắm này có khiến bạn giàu lên hay không?
 
Sau đó, cho món hàng này vào danh mục “danh sách mơ ước”, sau 72 giờ, nếu bạn vẫn cảm thấy việc mua sắm hoặc chi tiêu đó là cần thiết, thì hãy xuất tiền.
 
TẠO MỘT CÔNG CỤ THEO DÕI CHI TIÊU CỦA RIÊNG MÌNH
Quản lý tài chính cá nhân cũng giống như một môn thể thao trí tuệ, có tấn công và phòng thủ.
Tấn công: dùng số tiền bạn tiết kiệm được để đầu tư cho bản thân, bỏ tiền vào những kênh giúp gia tăng tài sản
Phòng thủ: tiết chế chi tiêu và ham muốn không cần thiết
 
Bạn có thể tự thiết lập cho mình một công cụ theo dõi chi tiêu bao gồm: Ngày tháng – phân loại chi tiêu (mua sắm cho bản thân, gia đình, đầu tư cho kiến thức, khoản buộc phải chi hàng tháng) – lý do cụ thể – số tiền.
Cuối tuần, hoặc cuối mỗi tháng, dành thời gian để đánh giá lại bạn đang làm gì với tiền của mình, nó có thực sự hợp lý và hiệu quả hay chưa? Sau đó đưa ra giải pháp phù hợp.
 
Chúc bạn có những quyết định chi tiêu sáng suốt vào những ngày giáp tết ?
?Xem thêm lời khuyên và cách thực hành chi tiết của tôi tại video này: https://www.youtube.com/watch?v=cHxzOXbPTE8&t
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn