CƠ CHẾ PHÒNG VỆ “PHÓNG CHIẾU” (PROJECTION) TRONG TÂM LÝ HỌC

CƠ CHẾ PHÒNG VỆ “PHÓNG CHIẾU” (PROJECTION) TRONG TÂM LÝ HỌC
ĐIỀU MÀ AI ĐÓ CHỈ TRÍCH VỀ NGƯỜI KHÁC THỰC RA LẠI CHÍNH LÀ ĐIỀU HỌ CHÁN GHÉT Ở CHÍNH MÌNH – CƠ CHẾ PHÒNG VỆ “PHÓNG CHIẾU” (PROJECTION) TRONG TÂM LÝ HỌC
 
Tâm lý phòng vệ cảm xúc bằng cách phóng chiếu ý nghĩ của bản thân lên người khác: hành vi chỉ trích lỗi lầm của người khác, thậm chí còn luôn muốn “giúp” người khác chỉ ra điều gì sai và nên làm gì để khắc phục.
 
Họ đánh giá và soi mói những điều tiêu cực của người khác một cách đầy phẫn nộ. Họ nhìn người đó như một tấm gương phản chiếu chính nội tâm bên trong mình, họ đang chỉ trích những thứ luôn tồn tại bên trong họ, những thứ mà họ chán ghét ở bản thân.
 
Bên trong mỗi người đều được che chắn bởi những lớp tường thành mà họ tự dưng lên một cách vô thức hoặc có ý thức; nó chứa đựng những câu chuyện trong quá trình họ bắt đầu có suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống trong quá trình trưởng thành. Trong tâm lý học, nó gọi là cơ chế phòng vệ, mà chính người có những cơ chế này cũng không hề biết rằng những điều họ làm trong cuộc sống chính là đang giúp họ đối phó với những cảm xúc tiêu cực.Và mỗi một người đều có những cơ chế phòng vệ tâm lý khác nhau (Coping mechanism).
 
Nếu những người tốt, có hành vi tốt, là vì họ đã chọn những cơ chế phòng vệ tích cực hơn (Vaillant,1971) hoặc tìm đến những phương pháp bảo vệ cảm xú tốt hơn sau khi đã trải qua những tổn thương từ những vết thương cũ . Còn có những người vẫn luôn làm điều xấu, hãm hại người khác hay vô tình làm tổn thương người khác mà lại tự cho mình đúng, chính là họ đang không biết bên trong mình có những nỗi lo, nỗi tủi nhục không dám cho ai biết.
 
TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI LUÔN CÓ XU HƯỚNG CHỈ TRÍCH VÀ CHÊ TRÁCH NGƯỜI KHÁC?
Theo nghiên cứu tâm lý về các cơ chế tự về từ lý thuyết của nhà tâm lý học Vailant, G. E. (2011), trong đó, projection hay sự phóng chiếu bao gồm một loạt những suy nghĩ và thái độ mà một người soi chiếu từ bản thân mình lên người khác. Có nhiều cách phóng chiếu khác nhau (nghĩ rằng người khác cũng nghĩ giống mình; nghĩ rằng người khác cũng làm được những điều giống mình,..). Tuy nhiên, ở bài viết này, mình sẽ tập trung vào sự phóng chiếu tiêu cực – là một trong những phương pháp một cá nhân thường quá để ý đến những điều xấu hoặc tiêu cực của người khác, nhằm tránh việc nhận ra đặc tính nào đó ở bản thân mà họ không thích hoặc không chấp nhận được trong vô thức.
 
LÀM SAO ĐỂ NHẬN RA VÀ NGỪNG SỬ DỤNG CƠ CHẾ PHÒNG VỆ TÂM LÝ PHÓNG CHIẾU?
1. Đầu tiên, điều này sẽ cần đến việc tự suy ngẫm và xem xét lại bản thân. Hãy tìm kiếm tâm hồn. Thử thành thật với chính mình, xem thử điều gì khiến bạn thấy mình yếu kém, điều gì khiến bạn tự ti, lo lắng và thiếu an toàn? Điều gì bạn không muốn người khác, và đặc điểm gì mà bạn không thích bản thân có nó?
2. Xem xét hành vi của bản thân từ góc nhìn khách quan. “viewing yourself with detachment and curiosity, never judgment” – hãy chỉ ngắm nhìn tâm hồn mình với sự tò mò và mong muốn khám phá, nhưng đừng đánh giá nó” . Hãy thử xem liệu bạn có đang sử dụng những điều làm bạn lo lắng lên những người xung quanh mình hay không? Liệu bạn có nói những lời chỉ trích, nói móc, nói bóng gió lên bạn bè, gia đình, người yêu hay không? – Hãy cố đừng đánh giá bản thân trong quá trình bạn tìm hiểu và khám phá cơ chế phòng vệ của bản thân. Hãy trung thực nhìn nhận và đừng chần chừ trước những điều mà bạn sợ rằng bạn sẽ biết về bản thân.
(Psychological facts – Tâm lý học và Xã hội học Việt Nam)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
✅ Nắm bắt phương pháp và cách thức xây dựng thói quen, rèn luyện sự kỷ luật thông qua quyển sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ: