LÀM SAO ĐỂ ĐỌC SÁCH NHANH VÀ HIỆU QUẢ?

LÀM SAO ĐỂ ĐỌC SÁCH NHANH VÀ HIỆU QUẢ?

Mỗi tuần 1 quyển sách ư? Tôi nghe mà sướng muốn ngất rồi đây. Nhưng bằng cách nào?

Trung bình số lượng từ ít nhất trong 1 quyển sách là 64.000 từ, với tốc độ 200 từ/phút bạn sẽ mất 320 phút để đọc một quyển sách. Vậy thì sẽ mất khoảng bao lâu? 1 NGÀY. Do đó, chúng ta cần 45 phút đọc mỗi ngày để hoàn thành hết 1 quyển sách trong 1 tuần.

Chúng ta đều có thể làm được! Bí mật nằm ở chỗ bạn hãy LÊN LỊCH đọc sách, tương tự như một cuộc hẹn ứng với khung giờ cố định, bạn gắn tầm quan trọng lên việc đọc, từ đó hạn chế những “sự cố” dẫn đến hủy bỏ “cuộc hẹn” này.

Vì đọc sách là một cách chăm sóc bản thân và não bộ của bạn. Điều đó không phải là hành động ích kỉ. Có người dành cả hàng thập kỉ nghiên cứu, đúc kết kiến thức trong 1 cuốn sách, nếu bạn muốn sống đời lâu hơn, hãy sắp xếp 45 phút mỗi ngày. Hoặc bạn có thể nâng tốc độ đọc cao hơn và giảm xuống còn 30 phút đọc.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý chọn thời điểm tinh thần tỉnh táo nhất, tránh thời gian chuẩn bị đi ngủ hoặc những lúc mệt mỏi.
Hãy nhớ rằng những người lãnh đạo là những người đọc sách. Kiến thức mang lại sức mạnh. Đọc sách đem đến cho bạn sức mạnh đó.

Dưới đây là tổng hợp lời khuyên của một vị giáo sư về cách đọc sách non-fiction:

1. Hãy bắt đầu với tác giả.
Ai đã viết quyển sách? Hãy đọc qua tiểu sử của họ. Nếu không tìm được trên mạng một bài phỏng vấn hay bài viết ngắn về tác giả, hãy đọc nó thật nhanh thôi, không cần quá chi tiết. Nó sẽ giúp ta có được một cảm nhận và mường tượng về quan điểm và khuynh hướng của người viết.

2. Đọc tên sách, tiêu đề, bìa, và mục lục quyển sách.
Cố gắng nắm bắt xem bức tranh chung của lập luận của cuốn sách là gì. Lập luận đó đi theo hướng nào? Chỉ với việc này, bạn đã có thể miêu tả ý tưởng và chủ đề chính của quyển sách cho những người chưa từng đọc nó.

3. Đọc giới thiệu và kết luận.
Tác giả dẫn dắt vấn đề ở đầu cuốn sách, và chốt quan điểm của họ ở cuối cuốn sách. Hãy đọc kỹ (nhưng nhanh) 2 phần này. Bạn đã có mường tượng về quan điểm của tác giả rồi, 2 phần này sẽ cho bạn biết họ sẽ đi đến luận điểm đó như thế nào (giới thiệu) và họ hy vọng bạn nhận ra được gì từ đó (kết luận).

4. Đọc/lướt qua các chương.
Đọc đầu đề của chương, sau đó là vài đoạn hoặc vài trang của mỗi chương để biết được tác giả viết chương này với mục đích gì và nó có vai trò gì trong luận điểm chính của quyển sách. Sau đó đọc lướt qua các phần in đậm, các mục nhỏ hơn trong chương (nếu có) để nắm bắt được dòng chảy của chương sách. Đọc câu đầu tiên và câu cuối cùng của mỗi đoạn văn. Nếu bạn hiểu nó đang nói gì thì cứ tiếp tục, nếu không, bạn có thể muốn dừng lại để đọc cả đoạn. Một khi bạn đã hiểu chương này viết về cái gì, bạn có thể lướt qua cả trang rất nhanh mà vẫn nắm rõ được lý lẽ, lập luận trong chương.

5. Kết thúc bằng đọc lại mục lục một lần nữa.
Khi đã hoàn thành cuốn sách, quay trở lại đọc mục lục và tóm tắt lại nó trong đầu. Dành một khoảng thời gian để ngẫm lại dòng chảy của cuốn sách, những lý lẽ luận điểm làm bạn quan tâm, những câu chuyện bạn ấn tượng, và cuộc hành trình bạn vừa trải qua với tác giả.
Nguồn: Reading Station
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

? Bắt đầu thói quen đọc cùng với sổ tay thực hành 6X66 ngày thử thách: http://bit.ly/so-tay-6×66-ngay-thu-thach-tiki

Có thể bạn quan tâm: Sổ tay thực hành 6×66 ngày thử thách – Phiên bản đặc biệt giới hạn

sổ tay thực hành 6x66 ngày thử thách

ĐẶT NGAY