LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC?
Cảm xúc tiêu cực không nhất thiết phải là rào cản. Trên thực tế, chúng thực sự có thể giúp ích cho bạn. Rất nhiều bằng chứng cho thấy những cảm xúc tiêu cực có thể hướng bạn đến những hành vi tích cực và về lâu dài tạo ra những kết quả tích cực.
Tất nhiên, chỉ một cái nhìn mới mẻ về những cảm xúc tiêu cực sẽ không thể ngay lập tức chuyển hóa được tâm trạng của bạn. Dưới đây là những cách cụ thể hơn để chuyển đổi năng lượng tiêu cực thành hành động tích cực trong môi trường làm việc.
1. Đừng dồn nén cảm xúc của bạn
Công việc có thể không phải là nơi phù hợp để thể hiện những cảm xúc sâu kín nhất của bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc dồn nén cảm xúc tiêu cực sẽ hữu ích. Trên thực tế, sự lơ là trong việc giải quyết cảm xúc của một xung đột hoặc vấn đề liên quan đến công việc có thể sẽ gây ra tác dụng ngược.
Thứ nhất, sự căng thẳng không được giải quyết có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Và theo thời gian, những tác động này nhất định sẽ cản trở khả năng suy nghĩ sáng suốt và làm việc hiệu quả của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể nghĩ rằng mình đang làm việc một cách chuyên nghiệp bằng cách giữ kín cảm xúc của mình và cố gắng tỏ ra bình thản. Nhưng việc che giấu những cảm xúc tiêu cực của bạn là một sự lãng phí thời gian. Bạn vẫn đang sử dụng năng lượng tinh thần của mình để làm việc, theo một cách tiêu cực.
Nhà tâm lý học Brett Steenbarger chia sẻ: “Khi chúng ta cảm nhận rõ nhất những tiêu cực – và cảm thấy đau khổ nhất với chúng – chúng ta có thể tìm thấy động lực để khám phá và tối đa hóa những mặt tích cực bên trong mình. Nếu chúng ta không sử dụng những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực này để hướng đến sự tích cực, tất cả những gì chúng ta nhận được sẽ chỉ là nỗi đau.”
2. Ghi nhớ những bài học
Hãy tự hỏi bài học mà cảm xúc của bạn về công việc đang cố gắng nói với bạn là gì? Thay vì bị mắc kẹt trong năng lượng của cảm xúc tiêu cực, hãy cố gắng khai thác nó để có cái nhìn sâu sắc. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi, chẳng hạn như “Tôi có thể thực hiện những điều tích cực nào từ trải nghiệm này?” hoặc “Làm thế nào tôi có thể sử dụng cảm giác này để phát triển?”
Ví dụ, cảm giác mong muốn những gì người khác đang có sẽ có thể thúc đẩy bạn trở nên tốt hơn để đạt được nó. Nếu như bạn thấy mình thất vọng về vấn đề gì đó, hãy tìm hiểu lý do và áp dụng những hiểu biết của mình để thúc đẩy thành công của chính bạn.
Hãy nhớ rằng: Những cảm xúc của bạn tiết lộ mong muốn của bạn. Và nếu bạn hiểu được thông điệp cốt lõi được gửi tới từ những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ biết chúng không phải là rào cản đối với sự phát triển cá nhân của bạn hoặc sự phát triển của doanh nghiệp của bạn.
3. Sử dụng năng lượng của bạn ở nơi phù hợp
Các bài học sẽ vô ích nếu bạn không thực sự ứng dụng chúng. Vì vậy, một khi đã xác định chính xác bài học mà mình đã học được, hãy loại bỏ sự không hài lòng ban đầu mà bạn cảm thấy bằng việc sử dụng năng lượng bức bối đó để thúc đẩy mình lên mức độ quyết tâm mới và làm việc với năng suất cao hơn.
Cảm xúc tiêu cực đặc biệt hữu ích trong việc khơi dậy sự sáng tạo. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã quan sát thói quen của 100 chuyên gia sáng tạo bằng cách cho họ đánh giá cảm xúc của họ khi bắt đầu và kết thúc mỗi ngày. Kết quả nhận được là: Những người bắt đầu ngày của họ với những cảm xúc tiêu cực nhưng kết thúc bằng những cảm xúc tích cực thì thường cho ra những sản phẩm sáng tạo tốt hơn.
Tại sao lại như vậy? Các nhà nghiên cứu cho rằng những cá nhân này đã chuyển năng lượng tiêu cực đầu ngầy của họ vào một dự án hoặc nhiệm vụ sáng tạo. Sử dụng cảm giác tiêu cực để cải thiện sự phát triển tích cực có thể không phải là bản năng của chúng ta. Tuy nhiên, điều này có thể luyện tập và khi hình thành được thói quen này rồi, bạn sẽ cảm ơn bản thân vì đã không lãng phí những cơ hội quý giá để học hỏi và phát triển.
4. Đừng tự đánh bại bản thân
Một tư duy tích cực chính là chìa khóa để tạo ra năng lượng tiêu cực. Khi bạn xem xét điều gì bên dưới cảm xúc của mình và học cách tận dụng nó, hãy cố gắng hết sức để hoán đổi sự tự phê bình lấy sự thúc đẩy hành động.
Ví dụ: Giả sử bạn thấy gần đây mình hay bỏ lỡ các cuộc họp hoặc mắc nhiều sai sót trong nhiệm vụ quản lý dự án. Thay vì chấp nhận những suy nghĩ cho rằng bạn ngu ngốc hoặc vô trách nhiệm như thế nào, hãy cố gắng thúc đẩy bản thân sửa chữa những sai lầm
Thay vì tự phá hoại bằng cách tập trung vào quá khứ thất bại, hãy tư duy tích cực và tìm cơ hội để tiến về phía trước với những thông điệp như “Tôi có thể xử lý được vấn đề này” hay “Tôi sẽ không lặp lại sai lầm này nữa và tôi vẫn có thể khắc phục hậu quả”.
Những khoảnh khắc đáng thất vọng trong sự nghiệp không thể kéo tương lai của bạn đi xuống nếu bạn có thể luôn duy trì động lực dồi dào và tích cực, dù cho mọi thứ có trở nên khó khăn thế nào. Xây dựng được một nguồn động lực mạnh mẽ như vậy có thể không dễ dàng, nhưng về lâu dài, nó có thể giúp bạn trở nên kiên cường hơn và tiến xa trong sự nghiệp.
(Theo Andrews)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
👑 Tìm hiểu thêm thông tin sách TINY HABITS – THÓI QUEN TÍ HON, TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ tại:

Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

ĐẶT NGAY