Có rất nhiều quan điểm sai lầm về một người hướng nội, như họ chống đối xã hội, không thân thiện, nhút nhát hoặc cô đơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, hướng nội lại là một “tài sản”.
Người hướng nội là người tích tụ năng lượng từ việc dành thời gian ở một mình. Theo Tiến sĩ Jennifer Kahnweiler, tác giả của cuốn Người lãnh đạo hướng nội: Xây dựng sức mạnh thầm lặng, “Những lúc thế này, họ nạp pin cho chính mình. Sau đó, họ đi ra thế giới và thực sự kết nối cái đẹp đến với mọi người”.
Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Journal of Motor Behavior cho thấy người hướng nội mất nhiều thời gian hơn để xử lý thông tin so với người hướng ngoại. Kahnweiler nói rằng điều này thực chất là vì họ xử lý chu đáo hơn người hướng ngoại, họ mất thêm thời gian để hiểu rõ ý tưởng trước khi chuyển sang ý tưởng mới.
Mặc dù tất cả chúng ta luôn có nhiều cách để đạt được sự nổi bật và thành công, nhưng những người hướng nội thực sự có thể đạt được nhiều hơn nếu họ trau dồi sức mạnh nội tại.
Cùng tôi điểm lại một số lợi ích khi là một người hướng nội nhé.
1. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE
Người hướng nội rất tự nhiên và tích cực trong việc lắng nghe, theo Buelow, một người tự nhận mình hướng nội. “Chúng tôi có xu hướng trở thành người bạn hoặc người đồng nghiệp mà bạn có thể gọi mỗi khi bạn có buồn vui muốn chia sẻ”, cô nói. “Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và đồng hành cùng bạn, chứ không cần phải tranh ngang để kể về chính mình”.
Người hướng nội xử lý kỹ càng thông tin trong nội tâm. Kỹ năng đó cho phép họ nghe, hiểu và cung cấp cái nhìn sâu sắc, được xem xét cẩn thận mỗi khi đưa ra câu trả lời.
2. HỌ SUY NGHĨ TRƯỚC KHI NÓI
Bởi vì những người hướng nội thường cảm thấy lúng túng khi nói hơn là nghe, họ rất khôn khoan khi đưa ra câu trả lời, theo Buelow. “Chúng tôi chỉ nói khi thực sự có điều gì đó đáng để nói, vì vậy, có khả năng cao là chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều với lời nói của mình”.
Điều đó nói lên rằng, người hướng nội có thể mất một chút thời gian để xây dựng suy nghĩ trước khi chia sẻ – đặc biệt là trong môi trường kinh doanh nhịp độ nhanh. Để chống lại xu hướng đó, Buelow gợi ý rằng những người này nên tham gia các cuộc họp được chuẩn bị trước để họ có thời gian suy nghĩ và nêu lên các ý tưởng. Cô khuyên họ nên sớm chia sẻ một phần dữ liệu hoặc một lời nhận xét mở đầu cho cuộc họp. Thiết lập sự hiện diện của bạn sớm hơn trước khi cuộc trò chuyện trở nên dồn dập và cạnh tranh hơn.
3. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KẾT NỐI CHU ĐÁO
Ở trong một nhóm lớn – nơi mục tiêu là gặp gỡ – nói chuyện và tạo ấn tượng đầu tiên có thể là quá sức đối với nhiều người, đặc biệt là người hướng nội. Nhưng họ có thể sử dụng sức mạnh tự nhiên của mình để tạo ra các kết nối có ý nghĩa. Người hướng ngoại có thể tiếp cận các sự kiện kết nối với mục tiêu nói chuyện với càng nhiều người càng tốt, nhưng thông thường, những cuộc trò chuyện nhanh đó không để lại tác động lâu dài.
Nhưng sức mạnh trong mạng lưới quan hệ không nhất thiết là về số lượng. Người hướng nội nên tập trung vào việc tìm hiểu về những người đã gặp, ngay cả khi đó chỉ là số ít.
4. NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀ NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO NHÂN TỪ
Hướng nội có thể tạo ra những nhà lãnh đạo giỏi nhất – khi hướng đến những thế mạnh tự nhiên của họ. Đối với người mới bắt đầu, họ không thấy cần phải bước vào ánh đèn sân khấu và lấy tất cả sự chú ý về mình; thay vào đó, họ có khả năng làm nổi bật những điểm mạnh của đội mình.
Và vì người hướng nội xử lý thông tin chậm và chu đáo hơn so với người hướng ngoại, nên các nhà lãnh đạo hướng nội có xu hướng tìm hiểu thêm về cấp dưới của họ. Họ tập trung trò chuyện với các thành viên trong nhóm để hiểu rõ những kỹ năng, niềm đam mê và sức mạnh của họ. Sau khi thu thập tất cả thông tin này, họ có thể sử dụng chúng để giúp mỗi thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn và hạnh phúc hơn trong công việc.
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh