TẠI SAO BẠN BUỒN NGỦ SAU KHI ĂN?

TẠI SAO BẠN BUỒN NGỦ SAU KHI ĂN?
Khi ăn no, dạ dày co bóp, máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên lượng máu lên não giảm gây buồn ngủ, mệt mỏi.
Sau khi ăn no, chúng ta có cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là buổi trưa, đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Trong cơ thể người, hai bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất chính là bộ não và ruột. Sau khi ăn, dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vì vậy, số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.
Ngoài ra, triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ có thể xảy ra khi bữa ăn có nhiều chất ngọt và tinh bột. Những thực phẩm này kích thích não sản xuất một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh serotonin – thủ phạm gây mệt mỏi và buồn ngủ.
 
Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi ăn no không nên đi ngủ ngay, đặc biệt với những người cao tuổi. Ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép, cản trở hoạt động của tim. Hơn nữa, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối với khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy, nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau dạ dày hoặc chứng phù thũng cho các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mặt và chân tay.
Ngược lại, sau khi ăn no, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút để giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn.
 
Nếu muốn tránh tình trạng buồn ngủ sau khi ăn no, bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn bằng cách: Ăn ít thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, ăn ít đồ ăn ngọt. Thay vào đó chọn các thức ăn kích thích não bộ như rau quả, thịt, cá…
Một cách khác, chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no. Nếu cảm thấy không khỏe hoặc khó chịu sau khi ăn, hãy uống một loại trà thảo dược như bạc hà để giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày, giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
Nguồn: vnexpress
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

Có thể bạn quan tâm:

COMBO KHAI THÔNG TRÍ TUỆ – N NG TẦM TƯ DUY

ĐỌC NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?