[TÂM LÝ HỌC TIẾT KIỆM] -TẠI SAO CON NGƯỜI THƯỜNG CÓ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM VỀ TIỀN BẠC?

[TÂM LÝ HỌC TIẾT KIỆM] -TẠI SAO CON NGƯỜI THƯỜNG CÓ NHỮNG QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM VỀ TIỀN BẠC?

Câu hỏi muôn thuở về vấn đề tiết kiệm: Vừa có lương, đã hết tiền?

Có một sự thật được chỉ ra từ nghiên cứu khoa học: Những quyết định tiêu tiền thường không dựa trên logic. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn, như rất nhiều cá nhân thành công về tài chính, bằng cách thay đổi triệt để tư duy về tiết kiệm.
Nhắc đến tiền, tất cả những gì chúng ta nghĩ ra chỉ là một con số. Thu nhập và chi tiêu, cho vay và đi vay, tất cả đơn giản chỉ là trò chơi của những con số. Thậm chí cả những người có IQ cao ngất ngưởng cũng đôi lúc phải đau đầu vì tiền bạc. Tất cả chúng ta, lúc này hay lúc khác, cũng đã từng đưa ra quyết định tiêu tiền không dựa trên logic, mà dựa vào cảm xúc. Có lẽ bạn đã từng chọn một món đồ với giá cao hơn, vì người bán hàng gợi cho bạn cảm giác đó là một món hời; hay bỏ tiền ra mua gì đó vì cảm thấy ngại chối từ.

Tại sao con người lại có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm về tiền bạc?

Câu trả lời là, tiền không chỉ là một trò chơi của con số, tiền chính là tâm lý của con người. Nói theo ngôn ngữ của Tâm lý học, chúng ta đều là những kẻ hoạch định kém cỏi. Tư duy tiền bạc của chúng ta được định hình chẳng phải bằng sự khôn ngoan mà chính là sự thiên vị (bias) và những yếu tố ẩn dấu. Những yếu tố này nếu không sớm được phát hiện và điều chỉnh, sẽ dẫn tới những điểm mù về tài chính.

Dưới đây là một số những yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định:

1. Những thông điệp của tuổi thơ
2. Hình mẫu lý tưởng
3. Tâm lý
4. Môi trường
5. Sự hài lòng tức thì
6. Cảm xúc
? Chỉ cần một vài thay đổi đơn giản về cái nhìn về tiền và cách tiêu tiền của bạn, bạn có thể đạt mục tiêu an toàn về tài chính sớm hơn. Đây là một số bí kíp bạn có thể dùng để điều chỉnh lại bản thân
1. Đặt mục tiêu – nhưng phải thật thực tế
2. Phần lương được tăng là phần để tiết kiệm, chứ không phải để tiêu
3. Chọn thời điểm thật cẩn thận
4. Đoán trước những lúc bạn bị cám dỗ
5. Coi tiết kiệm là món quà cho tương lai của bạn
Nhà triết học Marcus Aurelius từng nói: “Những suy nghĩ theo thói quen rồi sẽ trở thành cách suy nghĩ của bạn”. Nói đơn giản hơn: Bạn chính là những gì bạn nghĩ.
Thai Pham Page sưu tầm
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn