TIỀN LIÊN QUAN NHIỀU ĐẾN TÂM LÝ HƠN LÀ TOÁN HỌC.

TIỀN LIÊN QUAN NHIỀU ĐẾN TÂM LÝ HƠN LÀ TOÁN HỌC
TIỀN LIÊN QUAN NHIỀU ĐẾN TÂM LÝ HƠN LÀ TOÁN HỌC.
 
– Thực tế đã chứng minh yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến tiền bạc như thế nào. Có những người nghiện mua sắm tới mức có thể mua bất cứ lúc nào mình thích, hoặc chỉ có chút căng thẳng cũng dùng việc mua sắm để giải tỏa.
Có những người thích mua quần áo nhiều đến mức không mặc hết nhưng vẫn mua về chất đầy nhà. Cũng có những người tốn rất nhiều tiền vào đồ chơi công nghệ, trò chơi trực tuyến,…
Điều đặc biệt ở đây là họ không hề khá giả, số tiền họ kiếm được thậm chí không đủ cho những sở thích xa xỉ này. Họ đều là những người thuộc tầng lớp trí thức, họ thông minh và biết tính toán.
Nhưng lúc họ mua những thứ đó họ không hề hành động theo lý trí. Tại sao?
Bởi vì việc quản lý tiền bạc một cách thông minh thường liên quan đến tâm trí nhiều hơn đến tính toán.
 
– Tâm lý học của đồng tiền.
Nhiều cuốn sách về tài chính cá nhân đã bỏ sót vai trò của tâm lý trong việc quản lý và đưa ra các quyết định tài chính. Thực chất những hành động liên quan đến tài chính chịu nhiều ảnh hưởng bởi tâm lý hơn là khả năng tính toán khoa học.
 
– Xét một ví dụ đơn giản:
Sẽ hợp lý hơn nếu bạn trả những món nợ có mức lãi cao trước. Nhờ đó phần nợ nhanh chóng bớt gánh nặng. Tuy nhiên trên thực tế, nếu minh mẫn suy nghĩ được như vậy thì ta đã không mắc nợ.
Bởi trả một món nợ lớn không phải việc dễ đối với đa số mọi người nói chung. Thường thì việc trả từ món nợ nhỏ nhất trước (theo phương pháp Ramsey) lại được sử dụng nhiều hơn. Với các món nợ nhỏ, ta dễ dàng trả dần dần. Và sau khi trả được 1 món, ta sẽ có động lực để trả tiếp các món nợ lớn hơn.
Có thể dễ dàng nhận thấy mọi mục tiêu tài chính đặt ra đều dựa trên tâm lý cá nhân và cảm xúc. Hãy biết kiểm soát suy nghĩ, bởi không có cách nào để loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý trong việc quản lý tiền bạc.
Và cũng không cần thiết phải loại bỏ chúng, bởi ta là con người chứ không phải người máy. Nhưng cần phải biết cách giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của yếu tố tâm lý lên các quyết định tài chính.
 
– Hãy thử các biện pháp dưới đây:
? Hạn chế tiếp xúc với quảng cáo: Nhiều người cho rằng mình không hề bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Họ tặc lưỡi “Toàn là quảng cáo vớ vẩn”… Nhưng ngày hôm sau đã thấy họ tạt vào cửa hàng mà hôm qua quảng cáo có nhắc đến. Không mấy ai có thể chống lại cám dỗ của quảng cáo. Vì vậy hãy tránh xa hết mức có thể. Càng thấy ít quảng cáo, bạn càng ít mua những thứ không cần thiết với mình hơn.
? Tránh xa những cám dỗ từ sở thích: Nếu đã biết bản thân là một người thiếu kỷ luật, để giảm bớt sự chi tiêu không có kế hoạch, hãy chủ động tránh xa những nơi có thể gây cám dỗ cho bạn. Ví dụ nếu bạn là một con nghiện mua sắm, hãy tránh xa các cửa hàng, trung tâm mua sắm,…
? Tự động hóa: Nếu bạn không thể tự kiềm chế bản thân, hãy để máy móc và hệ thống tự động giúp bạn. Hãy thiết lập để sau khi nhận lương, hệ thống sẽ chuyển một phần cố định vào khoản tiết kiệm. Nhờ vậy bạn sẽ không còn bị tiêu lố vào khoản tiết kiệm của mình nữa. Khi mọi thứ được tự động hóa, bạn sẽ không còn phải lo bị chi phối bởi cảm xúc nữa.
? Tự đấu tranh tâm lý: Khi mua đồ, bạn hãy suy nghĩ kỹ xem mình có cần thiết phải mua món đồ đó không. Nếu nó là một món đồ đắt tiền, hãy đừng vội mua ngay mà xếp nó vào giỏ hàng. Sau đó hãy đặt mục tiêu thời gian nhất định, tự theo dõi xem xét chi tiêu của mình trong khoảng thời gian đó. Từ đó đánh giá tầm quan trọng của món đồ bạn muốn mua.
Rõ ràng, yếu tố tâm lý quan trọng đối với việc quản lý tiền bạc hơn là tính toán khoa học. Hãy cố gắng học cách kiểm soát, làm chủ tâm lý của mình cho các quyết định tài chính quan trọng nói riêng và quá trình quản lý tài chính cá nhân nói chung.
 
? Link đặt sách cho các bạn quan tâm: