BURN-OUT (TÌNH TRẠNG KIỆT QUỆ) KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI CỚ

BURN-OUT (TÌNH TRẠNG KIỆT QUỆ) KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI CỚ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng kiệt quệ (burn-out) là một hội chứng do bị căng thẳng kéo dài mà không được quản lý thành công tại nơi làm việc. Ba đặc trưng của tình trạng này bao gồm:
– Cảm giác cạn kiệt năng lượng hoặc kiệt sức;
– Mất kết nối cảm xúc với công việc hoặc có cảm giác tiêu cực hoặc hoài nghi trong công việc;
– Giảm, sa sút hiệu quả làm việc.
Burn-out thường liên quan đến những vấn đề trong công việc, nghề nghiệp.
Tình trạng kiệt quệ của nhân viên là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và cần được quan tâm, chú ý một cách đầy đủ.
 
– 75% công nhân đã từng bị burn-out, với 40% nói rằng họ đã từng bị kiệt sức đặc biệt trong đại dịch. (FlexJobs)
– 61% phần trăm công nhân làm việc từ xa và 53% công nhân làm việc tại chỗ giờ đây cảm thấy khó khăn hơn để “ngắt kết nối” với nơi làm việc. (Indeed)
– Những nhân viên bị burn-out có nguy cơ đến phòng cấp cứu cao hơn 23%. (Gallup)
– Các nhà quản lý phải chịu đựng tình trạng kiệt quệ thường xuyên hoặc liên tục so với những người khác. (Gallup)
 
Nếu bạn nhận thấy sự sa sút trong công việc, hoặc cảm thấy thiếu động lực, ít năng lượng và mất hy vọng – đây có thể là những cảnh báo sớm của tình trạng kiệt quệ. Hãy có một chuyến du lịch, một buổi trò chuyện cùng người bạn yêu thương và dành thời gian cho bản thân nhiều hơn nhé.
(Thai Pham Team tổng hợp)
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn