TẠI SAO BRIDGE LÀ TRÒ CHƠI TỐI THƯỢNG ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐẦU TƯ?

TẠI SAO BRIDGE LÀ TRÒ CHƠI TỐI THƯỢNG ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐẦU TƯ?
Với nhà đầu tư, vẻ đẹp của bài bridge nằm ở yếu tố nó liên quan đến các thành tố của cơ hội, suy nghĩ dựa trên xác suất, và bất đối xứng thông tin.
Để hiểu rõ hơn lý do tại sao bài bridge có thể rèn luyện tư duy đầu tư thực chiến, hãy đọc bài chia sẻ sau đây từ Guy Spier – Giám đốc Quỹ đầu tư Aquamarine Fund, người đã đấu giá thành công để được dùng bữa cùng Warren Buffett vào năm 2007.
Sự thực, để chuẩn bị cho đầu tư, bridge quả thực là trò chơi tối thượng. Nếu tôi – Guy Spier được thiết kế giáo trình dạy đầu tư giá trị, bridge chắc chắn sẽ chiếm một phần trong đó.
 
Lấy ví dụ, khi đang rao giá, tôi sẽ hỏi bản thân những câu hỏi như: “Biết rằng người chơi bên phải mình đã rao hai con chuồn rồi, điều này sẽ cộng thêm gì vào đánh giá xác suất của mình về những lá bài anh ta đang cầm?” Khi chơi tiếp, tôi có thể sẽ nghĩ, “À, đồng đội của mình vừa ra lá xì bích. Ắt hẳn điều này có nghĩa cô ấy cũng có một quân già hay thiếu nước chuồn”.
Trong đầu tư, chúng ta liên tục tham gia thị trường với thông tin bị hạn chế. Lấy ví dụ, không lâu trước đây, Mohnish Pabrai và tôi nghiên cứu một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất xe hơi và pin, BYD Auto. Điều đầu tiên khơi sự chú ý của chúng tôi là một câu chuyện đăng trên tờ Thời báo phố Wall, có đề cập rằng Munger thích công ty này và đã nói chuyện với Warren về nó. Sau đó Warren cử chiến tướng số một của mình, David Sokol, đến Trung Quốc. Không lâu sau, Berkshire đầu tư, và Sokol gia nhập ban điều hành của BYD.
 
Là nhà đầu tư, chúng tôi bắt đầu đánh giá xác suất về mọi thông tin đại chúng của công ty này. Ví dụ, chúng tôi biết rằng Li Lu, một người Mỹ gốc Hoa, quản lý tiền cho Munger. Chúng tôi cũng đọc bình luận công khai của Munger về CEO của BYD, Wang Chuan-Fu, “là một sự kết hợp giữa Tomas Edison và Jack Welch – đại loại như Edison đang giải quyết các vấn đề công nghệ, và cũng giống như Welch đang hoàn thành những gì ông cần phải làm. Tôi chưa từng được chứng kiến điều gì như thế này.”
Nếu chỉ đứng riêng rẽ, những mảnh thông tin rời rạc như thế chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng những thông tin này giúp chúng tôi có bức tranh rộng hơn về điều đang diễn ra và cập nhật kiến thức của chúng tôi về công ty, khiến chúng tôi phải tự hỏi điều gì Munger, Li Lu, Buffett, và Sokol nhìn thấy ở BYD mà các nhà đầu tư khác đã bỏ qua.
 
Tôi nhớ đã trao đổi với Mohnish vào thời gian ấy và biểu lộ mối quan ngại của tôi về cổ phiếu này, với định kiến rằng công ty Trung Quốc này nằm ngoài vòng tròn năng lực của tôi. Cuối cùng, tôi mất hơn một năm mới đủ thoải mái để đầu tư với sự tự tin rằng tôi đã hiểu rõ công ty. Mohnish, một tay chơi bài bridge già dặn hơn và một nhà đầu tư ít sợ rủi ro hơn, đã có khả năng mua sớm hơn tôi vì ông thấy ổn với những lập luận rút ra từ những mảnh thông tin không toàn vẹn. Ông ấy bảo tôi rằng, nội thông tin Buffett, Munger, Sokol, và Li Lu đều xem cổ phiếu này là “đồ xịn” cũng đã là một thông tin rất có trọng lượng rồi. Chính sự sẵn sàng hành động dựa trên thông tin chưa đầy đủ của Mohnish đã cho phép ông ta mua BYD ở giá thấp hơn nhiều cái giá tôi phải trả khi thông tin đã đầy đủ.
 
Khi đội vào chiếc mũ tư duy của người chơi bài bridge, tôi luôn tìm kiếm sự thật bị che giấu, dựa trên những thông tin không toàn vẹn. Trò chơi này đã giúp tôi nhận ra rằng, đơn thuần là không thể có một sự thấu hiểu hoàn toàn đối với bất cứ thứ gì. Chúng ta không bao giờ thật sự nắm đến chân tơ kẽ tóc điều đang xảy ra bên trong một công ty, nên chúng ta phải suy luận với một xác suất chính xác nhất định.
 
Cách nghĩ này được chứng minh là đặc biệt hữu dụng sau khủng hoảng tín dụng khi hầu hết mọi người ghét cay ghét đắng các ngân hàng trung tâm tiền tệ của Mỹ như Citigroup, Bank of America, và JPMorgan Chase. Tôi nghiên cứu các công ty này kỹ lưỡng, tự hỏi bản thân những câu hỏi như đang chơi bài bridge: “Làm thế nào mà tôi có thể hiểu nổi sự khác biệt tinh tế trong bảng cân đối tài chính có những 2 tỷ đô la của JPMorgan cơ chứ?” Câu trả lời là: tôi không thể. Quan trọng hơn, ngay cả ban điều hành của JPMorgan cũng không thể – ít nhất, là họ không thể làm điều đó với độ chính xác cao. Nhưng tôi có thể đưa ra các suy luận có xác suất chính xác tương đối về bảng cân đối tài chính và khả năng thu lợi của ngân hàng. Tôi tự hỏi, “Tiến lên nào, liệu mấy ngân hàng này sẽ tốt hơn hay tệ hơn so với kỳ vọng của các nhà đầu tư khác?”
 
Trong khi ấy, tôi đọc tin tức cho hay Buffett vừa đầu tư 5 tỷ đô la vào cổ phiếu Bank of America. Dựa theo suy nghĩ xác suất, điều này gợi cho tôi thấy ông tin rằng chính quyền liên bang cam kết đảm bảo các ngân hàng trung tâm tiền tệ sẽ xây dựng lại bảng cân đối tài chính của họ. Khoản đầu tư của Buffett giúp tôi hiểu rằng chính quyền liên bang có khả năng rất cao sẽ tăng lãi suất cho đến khi các ngân hàng lấy lại sức mạnh và phục hồi khả năng sinh lời cao. Với tôi, quá rõ là ông đánh giá cao cơ hội này. Nhưng Mohnish đã chỉ ra, Buffett đã dính với cổ phiếu ngành ngân hàng từ những năm 1969, và ông hầu như chưa bao giờ mất tiền trong canh bạc ngân hàng. Biết rằng không một nhà đầu tư nào khác rành ngân hàng hơn ông, sự chấp thuận của Buffett mang một ý nghĩa rất lớn.
 
Hơn nữa, ít nhất một nửa đối thủ của Bank of America đã chết gục trên đường, để lại công ty ở vị thế còn mạnh hơn xưa. Những ngân hàng nhỏ khó lòng cạnh tranh nổi, với chi phí công nghệ khổng lồ của phân khúc ngân hàng. Và rủi ro pháp lý đang đối mặt với các ngân hàng dường như nhẹ hơn mọi người vẫn nghĩ: nói gì thì nói, vụ kiện tràn dầu của Exxon Valdez đã kéo dài những 25 năm đấy thôi. Nên với chúng ta, dường như phân khúc ngân hàng có thể kéo dài các vụ kiện trong nhiều năm, dư thời gian để bù đắp các chi phí tiềm năng của bất kỳ cáo buộc nào.
 
Rốt cuộc tôi đầu tư lớn vào nhiều ngân hàng tiền tệ trung tâm và cổ phiếu các ngân hàng này sau này lại bật lên như Warren, Mohnish, và tôi kỳ vọng. Chính sự quen thuộc với bài bridge đã giúp tôi trở nên giỏi xử trí hơn trong hoàn cảnh không chắc chắn này. Bí quyết, có thể là không chắc chắn có các vụ đầu tư chính xác nhưng nó cũng không rủi ro như những gì thoạt nghĩ ban đầu.
 
Mọi người thường cho rằng các nhà đầu tư như tôi có máu mê mạo hiểm, có khi còn hơn cả những con bạc nữa. Quả thực là có nhiều nhà đầu tư bạo gan chẳng chút lo ngại rủi ro thua lỗ, nhưng họ ít khi sống lâu trong trò chơi đầu tư. Những người sống sót lâu trong chứng trường có sự hiểu biết thấu đáo hơn về rủi ro, bao gồm khả năng nhìn thấy những tình huống ít rủi ro hơn so với những gì giá cổ phiếu phản ánh. Với trường hợp JPMorgan Chase và những ngân hàng trung tâm tiền tệ khác, có rất nhiều điều không chắc chắn, nhưng có rất ít rủi ro.
 
? Trích từ sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị” của tác giả Guy Spier: https://bit.ly/lot-xac-de-tro-thanh-nha-dau-tu-gia-tri…
? Thái Phạm tôi vô cùng may mắn khi được gặp ông tại văn phòng quỹ Aquamarine ở Thụy Sĩ và đây là 8 bài học đầu tư tôi đúc rút được qua cuộc trò chuyện với ông: https://youtu.be/L2BvaD6dtAw
– Thai Pham Happy Live – Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

Có thể bạn quan tâm:

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier

(Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi phố Wall

trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính)

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA