NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ PHI THƯỜNG – VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI HỌC CÁCH THIẾT KẾ HÀNH VI?

“Trong suốt 20 năm qua, tôi nhận thấy hầu hết mọi người đều muốn tạo ra cho mình một số kiểu thay đổi như: ăn uống lành mạnh hơn, giảm cân, luyện tập thể dục nhiều hơn, giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Chúng ta muốn trở thành những bậc phụ huynh và những cặp vợ chồng tốt hơn. Chúng ta cũng muốn làm việc năng suất và sáng tạo hơn. Nhưng sự tăng lên đáng báo động của tình trạng béo phì, thiếu ngủ và căng thẳng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông – và cũng được báo cáo trong các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Stanford – cho tôi thấy rằng có một khoảng trống ngăn cách đầy đau đớn giữa điều mọi người muốn và điều mọi người thực sự làm.” – Tiến sĩ BJ Fogg, tác giả sách Tiny Habits. 

Sự thiếu kết nối giữa mong muốn và hành động thường bị đổ lỗi cho rất nhiều lý do khác nhau – nhưng phần lớn mọi người thường tự đổ lỗi cho bản thân họ. Họ thấm nhuần thông điệp mặc định bởi tính văn hóa: “Đây là lỗi của mày! Mày đã nên tập thể dục nhiều hơn nhưng mày lại không làm. Mày thật đáng xấu hổ!” Tôi ở đây để nói rằng: Đó không phải là lỗi của bạn.

(*) Bài viết được trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ, xem thêm thông tin sách tại đây:

Tny Habits

Và việc tạo ra sự thay đổi mang tính tích cực không khó như bạn nghĩ.

Trong quá nhiều năm, những lầm tưởng, những quan niệm sai và các lời khuyên có ý nghĩa tốt nhưng không khoa học đã khiến cho bạn thất bại. Nếu như bạn đã cố gắng thử thay đổi trong quá khứ và không thấy kết quả nào, bạn có thể kết luận rằng thay đổi là việc khó khăn hoặc bạn không thể thành công được là do thiếu động lực. Không có cái nào chính xác cả. Vấn đề là ở chính cách tiếp cận chứ không phải do bạn. Hãy nghĩ theo hướng này: Nếu như bạn cố gắng lắp ghép một cái tủ quần áo từ các chỉ dẫn bị lỗi và có bộ phận bị thiếu, bạn sẽ cảm thấy nản lòng ngay. Nhưng bạn chắc sẽ không trách bản thân mình về điều này, phải không? Thay vào đó, bạn có thể đổ lỗi cho bên sản xuất.

Khi nói đến sự cố gắng thay đổi bị thất bại, chúng ta hầu như không bao giờ đổ lỗi cho “nhà sản xuất”. Chúng ta tự trách bản thân mình. Khi chúng ta không đạt được kết quả như mong đợi, “nhà phê bình nội tâm” sẽ tìm ra kẽ hở và chiếm lấy tâm điểm. Hầu hết chúng ta tin rằng nếu như chúng ta thất bại trong việc trở nên năng suất hơn, trong việc giảm cân, hay tập luyện thể dục thường xuyên thì nhất định phải có điều gì đó không ổn đang xảy ra.

Những điều nhỏ bé phi thường - Vì sao chúng ta phải học cách thiết kế hành vi?
Hầu hết chúng ta tin rằng nếu như chúng ta thất bại trong việc trở nên năng suất hơn, trong việc giảm cân, hay tập luyện thể dục thường xuyên thì nhất định phải có điều gì đó không ổn đang xảy ra.

Giá như chúng ta là một con người tốt hơn thì đã không thất bại. Giá như chúng ta chỉ việc làm theo chương trình đó từng li từng tí hay giữ đúng lời hứa với bản thân thì ta đã thành công. Chúng ta chỉ việc cùng hành động, tự nỗ lực vươn lên và làm tốt hơn.

Có phải không? Không hề. Xin lỗi. Không phải đâu. Chúng ta không phải là vấn đề. Chính cách tiếp cận để thay đổi của chúng ta mới là vấn đề. Đó là một lỗi hành vi – chứ không phải lỗi của cá nhân. Xây dựng các thói quen và tạo ra sự thay đổi mang tính tích cực có thể trở nên dễ dàng – nếu như bạn có phương thức tiếp cận đúng đắn. Chúng ta cần một hệ thống dựa trên cách thức hoạt động thực sự của tâm lý con người. Một tiến trình giúp việc thay đổi trở nên dễ dàng hơn. Những công cụ không dựa trên sự phỏng đoán hay các nguyên tắc lỗi.

Những điều nhỏ bé phi thường - Vì sao chúng ta phải học cách thiết kế hành vi?
Xây dựng các thói quen và tạo ra sự thay đổi mang tính tích cực có thể trở nên dễ dàng – nếu như bạn có phương thức tiếp cận đúng đắn.

Suy nghĩ mang tính phổ biến về việc hình thành và thay đổi thói quen khiến cho nỗ lực thúc đẩy bên trong của chúng ta đặt ra những kỳ vọng phi thực tế. Chúng ta biết rằng thói quen là quan trọng: Chúng ta chỉ cần nhiều thói quen tốt và giảm bớt các thói quen xấu. Nhưng chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ, lại vẫn đang vật lộn để thay đổi, vẫn đang nghĩ rằng đó là lỗi của chính mình. Tất cả các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của tôi cho biết rằng đây chính xác là một kiểu tư duy sai lầm. Để có thể thiết kế ra các thói quen thành công và thay đổi được hành vi của bạn, bạn nên làm ba điều này:

+ Ngừng phán xét bản thân

+ Nắm lấy những nguyện vọng của bản thân và chia chúng ra thành những hành vi nhỏ

+ Xem sai lầm như là những khám phá mới và tận dụng chúng để tiến về phía trước

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không trực quan cho lắm. Tôi biết điều này không xảy ra một cách tự nhiên đối với tất cả mọi người. Việc tự phê bình chính mình, bản thân nó đã là một kiểu thói quen rồi. Đối với một số người, việc trách cứ bản thân chỉ là hoạt động tự nhiên mà bộ não của họ thực hiện – nó giống như là xe trượt tuyết cứ trượt vào rãnh đường cũ rích xuống bên dưới đồi.

Những điều nhỏ bé phi thường - Vì sao chúng ta phải học cách thiết kế hành vi?
Làm thế nào để thu được kết quả mới nếu bạn cứ mãi “trượt tuyết” theo con đường cũ?

Nếu bạn làm theo quy trình Các Thói quen tí hon, bạn sẽ bắt đầu đi theo một con đường khác. Tuyết sẽ nhanh chóng lấp đầy lên những khe rãnh của sự ngờ vực bản thân. Con đường mới sẽ sớm xác lập thành một con đường mặc định. Điều này diễn ra rất nhanh chóng, bởi vì với Các Thói quen tí hon, bạn sẽ thay đổi bằng cách thức mà bạn cảm thấy tốt, chứ không phải bằng cảm giác tồi tệ. Quá trình này không yêu cầu bạn phải dựa vào sức mạnh ý chí, hay là phải thiết lập biện pháp chế tài, hay hứa hẹn phần thưởng nào cho bản thân. Không có số lượng ngày kỳ diệu nào mà bạn phải bám sát.

Những hướng tiếp cận này đều không dựa trên cách thức mà thói quen thực sự được tạo ra, và chính vì thế, đây không phải là phương pháp đáng tin cậy cho việc thay đổi và nó cũng thường xuyên khiến bạn cảm thấy tồi tệ.

Cuốn sách này nói lời tạm biệt với tất cả mọi nỗi sợ thay đổi – thậm chí còn quan trọng hơn – cuốn sách sẽ chỉ ra cho bạn biết cách vui vẻ và dễ dàng để thu hẹp khoảng cách (bất kể nó xa bao nhiêu) giữa con người hiện tại và con người bạn muốn trở thành. Phương pháp Các Thói quen tí hon sẽ là “hướng dẫn viên” giúp cho bạn phá vỡ lối tiếp cận cũ kỹ và thay đổi từ một khung nội dung hoàn toàn mới.

Những điều nhỏ bé phi thường - Vì sao chúng ta phải học cách thiết kế hành vi?
Phương pháp Các Thói quen tí hon sẽ là “hướng dẫn viên” giúp cho bạn phá vỡ lối tiếp cận cũ kỹ và thay đổi từ một khung nội dung hoàn toàn mới.

Hệ thống mà tôi sẽ chia sẻ cho các bạn không phải là sự phỏng đoán. Tôi đã thử nghiệm quy trình này với hơn 40.000 người trong suốt nhiều năm nghiên cứu và sàng lọc. Bằng cách huấn luyện cho tất cả những người này và thu thập dữ liệu hàng tuần, tôi nhận thấy rằng phương pháp Các Thói quen tí hon thực sự hoạt động. Nó gỡ rối những thắc mắc của chúng ta bằng các nguyên lý đã được chứng minh và nó thay thế những quy trình phức tạp bằng những quy luật thành công.

Bạn sẽ nắm bắt được điều mà người học trò cũ của tôi – người đồng sáng lập Instagram – đã học được về hành vi con người để thiết kế nên một ứng dụng đột phá, và bạn sẽ sử dụng các phương pháp tương tự này nhằm tạo ra nhiều sự thay đổi mang tính đột phá cho chính cuộc sống của mình – cũng như cho nhiều người khác. Và trên hết, bạn sẽ tận hưởng được niềm vui. Một khi bạn loại bỏ mọi sự phán xét, hành vi của bạn sẽ trở thành một thử nghiệm mang tính khoa học. Ý thức tìm tòi và khám phá là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công, chứ không hẳn chỉ là một lợi ích đi kèm.

Trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ 

Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

ĐẶT NGAY