THAY ĐỔI LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN, CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT PHẢN ỨNG

THAY ĐỔI LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN, CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT PHẢN ỨNG
Từng khoảnh khắc, từng giây từng phút trong cuộc sống này dù bạn nhận ra hay không thì chính bạn luôn phải đưa ra quyết định. Bạn quyết định gặp ai, làm gì, trò chuyện với người nào, làm điều gì trước, làm ngay hay trì hoãn, dậy sớm hay dậy muộn, ra khỏi nhà và đi tới nơi bạn thích hay bật TV và xem phim… Dù đó là gì đi chăng nữa – tích cực hay tiêu cực – đều tác động đến tất cả các sự kiện, con người, những mối quan hệ và nói chung là bất cứ điều gì bạn gặp phải trong đời, chính điều này sẽ quyết định bạn có hạnh phúc hay là không.
 
Có một sự thật là phần lớn chúng ta sẽ chỉ quyết định để thay đổi khi có việc gì đó thực sự tồi tệ xảy ra, và chúng khiến bản thân cảm thấy khó chịu đến mức quyết không để mọi sự diễn tiến như cũ.
Hiện tượng này xảy ra đối với cả cá nhân lẫn xã hội. Chúng ta luôn chờ đợi những cuộc khủng hoảng, chấn thương, mất mát, bệnh tật và bi kịch thì mới bắt đầu nhìn lại xem chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, chúng ta đang sống như thế nào, đang cảm thấy thế nào và chúng ta tin tưởng hoặc hiểu biết những điều gì, từ đó thay đổi thực sự cuộc sống của mình.
 
Chúng ta thường cần đến những viễn cảnh tồi tệ nhất thì mới có thể bắt đầu tạo ra những thay đổi giúp cải thiện sức khỏe, các mối quan hệ, sự nghiệp, gia đình và tương lai của mình.
Nhưng… tại sao phải đợi đến tận lúc này?
 
Chúng ta có thể học hỏi và thay đổi trong trạng thái đau đớn và khổ sở, hoặc chúng ta có thể phát triển trong trạng thái vui vẻ và tràn đầy cảm hứng. Hầu hết mọi người đều lựa chọn trường hợp đầu tiên. Nếu muốn chọn trường hợp thứ hai, chúng ta phải chấp nhận rằng sự thay đổi có thể sẽ kéo theo một chút khó chịu, một chút bất tiện, rằng chúng ta sẽ phải dừng lịch trình dễ đoán lại và bắt đầu thời kỳ không thể dự đoán trước.
 
Đa số mọi người đều đã quen với cảm giác khó chịu tạm thời mà việc không biết trước mang đến. Trước khi kỹ năng đọc trở thành bản năng thứ hai, chúng ta cũng vấp phải những trắc trở ban đầu. Hay vào những lần đầu tiên chúng ta tập đàn, cha mẹ thường chỉ mong có thể nhốt ta vào một căn phòng cách âm cho bớt ồn mà thôi.
 
Việc rời khỏi cuộc sống mà ta đã dần trở nên quen thuộc và bước vào một điều mới mẻ nào đó cũng giống như một con cá hồi bơi ngược dòng vậy, sẽ cần đến rất nhiều nỗ lực và hoàn toàn chẳng dễ chịu chút nào. Bạn sẽ có thể gặp những chướng ngại, sự chế giễu, tách biệt, chống đối và chê bai từ những người luôn bám vào những suy nghĩ quen thuộc luôn sẵn sàng cản bước chúng ta…
Việc bạn hấp thụ kiến thức (biết), sau đó áp dụng những kiến thức này cho đến khi kỹ năng ăn sâu vào trong bạn (biết cách) và tạo thành trải nghiệm thực tế, chính là cách giúp bạn đạt được đa số các khả năng – thứ đã tạo nên con người bạn hiện tại (sự hiểu biết).
 
Tương tự như vậy, để học cách thay đổi cuộc sống, bạn cũng cần học hỏi kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế. Và bộ sách SỨC MẠNH TÂM THỨC và 10 tờ kinh trong cuốn Bí mật của Phan Thiên Ân hứa hẹn sẽ là những người bạn đồng hành đắc lực trên hành trình “lội ngược dòng” – chủ động tìm đến hạnh phúc đích thực của bạn.
Chúc bạn luôn kiên trì trên hành trình phát triển của mình.

Tìm đọc Bộ sách Sức mạnh tâm thức

>> Và Bí mật của Phan Thiên Ân tại: https://tiki.vn/bi-mat-cua-phan-thien-an-p3608623.html