TẠI SAO NGƯỜI TRẺ PHẢI NỖ LỰC KIẾM TIỀN?

TẠI SAO NGƯỜI TRẺ PHẢI NỖ LỰC KIẾM TIỀN?
“10 năm trước mọi người xung quanh nhìn vào thu nhập của bố mẹ bạn để đối xử với bạn. 10 năm sau mọi người xung quanh nhìn vào thu nhập của bạn để đối xử với bố mẹ bạn” – Sưu tầm
Động lực đầu tiên mà đồng tiền và khi độc lập tài chính/tự do tài chính mang lại có thể giúp bạn giải quyết ít nhất 90% vấn đề như tiền học, tiền ăn, tiền vào những trường hợp khẩn cấp,…
“Nhiều người cho rằng tôi không cần nhiều tiền cho đến khi những biến cố bất ngờ xảy đến”, vậy điều này có thật sự đúng?
Kiếm tiền – giữ tiền – nhân tiền – tiêu tiền là 4 phạm trù cơ bản khi nói về tiền nhưng chúng ta thường không được dạy từ giảng đường phổ thông, giảng đường đại học, mà thông qua cuộc sống, thông qua những hoàn cảnh – nghịch cảnh, chúng ta thấy rằng việc kiếm tiền, đặc biệt hơn là có lộ trình chinh phục những nấc thang về tài chính như:
– Có quỹ dự phòng khẩn cấp (3 – 6 tháng chi phí cơ bản)
– An toàn tài chính
– Đảm bảo tài chính
– Độc lập tài chính
– Tự do tài chính
Thì cũng là lúc chúng ta nên có những tư duy khác đi, hành động khác đi để có thể hướng đến việc tích lũy nhiều hơn, kinh doanh, đầu tư và chinh phục những cột mốc về tiền bạc.
3 bước cơ bản bạn có thể bắt đầu ngay khi bạn có những mục tiêu đầu tiên về tài chính:
– Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được
– Trích 10 – 30% trên tổng số tiền bạn kiếm được cho tiết kiệm – đầu tư
– Tránh mắc nợ (đặc biệt là vay nóng, vay tiêu dùng,… )
Trong cuốn sách 101 lời khuyên tài chính cá nhân từ Thai Pham của tôi bạn có thể kết hợp thêm với quyển Con đường đi đến sự giàu có của tác giả JL Collins để thấm nhuần những tư tưởng và bài học giúp bạn sớm đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai.
Tìm hiểu thêm thông tin về 2 cuốn sách thú vị này ?